Các quan điểm, mục tiêu

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế huyện yên phong, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2006-2011 (Trang 126)

4.1.1.1. Các quan điểm

- Huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế, tháo gỡ mọi khó khăn cản trở, phát huy các lợi thế về vị trí địa lý, nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng để phát triển kinh tế huyện Yên Phong với tốc độ nhanh, bền vững, hiệu quả và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.

- Phát triển kinh tế của huyện Yên Phong trong sự hợp tác chặt chẽ với các địa phương trong tỉnh và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng ĐBSH, đặc biệt là thủ đô Hà Nội. Chủ động trong hội nhập kinh tế với tỉnh và khu vực.

- Đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá, xây dựng huyện Yên Phong trở thành huyện công nghiệp. Cơ cấu giá trị sản xuất chuyển dịch nhanh theo hướng hiện đại: tăng mạnh tỷ trọng khu vực II và khu vực III. Góp phần phân công lại lao động trong huyện, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, dịch vụ.

- Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát huy cao độ tiềm năng sẵn có để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, coi đó là động lực chính thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

- Sự phát triển kinh tế cần gắn kết được quá trình kế thừa những thành tựu đã đạt được với nhanh chóng tiếp thu công nghệ tiên tiến để hiện đại hóa.

- Khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, phát huy tối đa các nguồn lực phát triển kinh tế. Đối với sử dụng tài nguyên thiên nhiên phải gắn với bảo vệ và cải tạo môi trường. Với các nguồn lực kinh tế - xã hội

117

phải sử dụng triệt để nguồn nội lực đồng thời nâng cao hiệu quả hợp tác với các địa bàn lân cận.

- Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực đồng thời phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao trình độ đội ngũ lãnh đạo, quản lý, có chính sách thu hút và sử dụng hiệu quả nhân tài, công nhân kĩ thuật lành nghề. Coi trọng ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới. Phát huy truyền thống văn hoá, sáng tạo, cần cù của người dân trên địa bàn.

- Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ với an ninh quốc phòng, củng cố hệ thống chính trị và xây dựng nền hành chính vững mạnh, hiệu quả. 4.1.1.2. Các mục tiêu phát triển kinh tế

a. Mục tiêu chung:

Chủ động chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất theo hướng công nghiệp hoá tạo sức cạnh tranh, đảm bảo tăng trưởng nhanh. Trọng điểm của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện là: giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.

Đẩy mạnh trao đổi hàng hoá với bên ngoài, kết hợp đáp ứng thoả mãn nhu cầu hàng hoá của địa phương đồng thời tạo khả năng xuất khẩu tối đa. Khuyến khích hoạt động thương mại của tất cả các thành phần kinh tế.

Tạo sự thay đổi lớn trong bản thân ngành công nghiệp. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, dệt may, công nghiệp điện, điện tử và các ngành nghề truyền thống như: thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Phát triển hiệu quả hai khu công nghiệp tập trung nhằm tạo thế ổn định và tăng cường khả năng ảnh hưởng lan toả rộng trên địa bàn huyện.

Thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn tạo ra sự phân công lao động mới theo hướng công nghiệp hoá. Mặt khác, tạo điều kiện cho kinh tế nông nghiệp và nông thôn tăng trưởng ở tốc độ cao. Đảm bảo

sự cân đối cơ cấu hợp lý giữa hai ngành trồng trọt và chăn nuôi, cân đối giữa đô thị và nông thôn, dẫn đến phát triển ổn định.

Phát huy tiềm lực khoa học kỹ thuật, đổi mới căn bản tổ chức quản lý, phát triển đa dạng các hình thức sở hữu, kết hợp kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản tư nhân, cá thể cũng như các công ty nước ngoài trên địa bàn huyện.

Tiếp tục đầu tư và phát triển mạnh các khu công nghiệp tập trung Yên Phong I và Yên Phong II, đồng thời phát triển các cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề, các cụm công nghiệp nhỏ gắn với đô thị, công nghiệp nông thôn, phát huy tiềm năng làng nghề truyền thống.

Hình thành các vùng cây, con chuyên môn hoá có giá trị thương mại như: vùng lúa hàng hóa, lúa đặc sản, rau sạch, trồng hoa, cây công nghiệp ngắn ngày; chăn nuôi bò, nuôi cá. Phục vụ nhu cầu của địa phương và các đô thị lân cận nội tỉnh và vùng ĐBSH. Đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính của nông nghiệp, phát triển đàn lợn siêu nạc, bò thịt, khai thác triệt để diện tích mặt nước phát triển thủy sản.

b. Mục tiêu cụ thể:

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân: 17,0 - 18,5%, trong đó: khu vực nông nghiệp tăng 3,5% ; công nghiệp – xây dựng tăng 20,1% (riêng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng 22,6%); dịch vụ tăng 19,6%.

Cơ cấu giá trị sản xuất năm 2020 là: Khu vực nông nghiệp 3,5%; khu vực công nghiệp – xây dựng 79,0%; khu vực dịch vụ 17,5%.

Tổng giá trị sản xuất huyện năm 2020 đạt khoảng gần 100.000 tỷ đồng (giá so sánh).

Tổng diện tích gieo trồng 11.080 ha/năm, năng suất 62 - 64 tạ/ha. Tổng sản lượng lương thực 70.220 tấn; lương thực bình quân đầu người 510 kg/năm.

119

Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp năm 2020 đạt: hơn 70.000tỷ đồng (giá so sánh).

Tỉ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) còn dưới 5,0% năm 2015 và dưới 3% vào năm 2020.

Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên dưới dưới 1,45% năm 2015 và dưới 1,25% vào năm 2020.

Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm còn 12,5% năm 2015 và dưới 9% năm 2020.

Tạo và giải quyết việc làm bình quân hàng năm cho 3.000 - 4.500 lao động.

Về cơ bản xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật khung đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của huyện.

Đảm bảo giữ vững an ninh quốc phòng trên toàn địa bàn huyện.

4.1.2. Định hƣớng phát triển kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất theo hướng hiện đại, tạo ra các sản phẩm mũi nhọn, gắn với thị trường và tăng khả năng cạnh tranh. Dự kiến đến năm 2020, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ đạt 96,5%, đến năm 2025 đạt khoảng 94%. Tỉ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp tăng, tăng số việc làm có năng suất cao và tiêu thụ ít năng lượng hơn, sử dụng đất đai có hiệu quả,… trên cơ sở phát triển các ngành công nghệ cao và sản xuất các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao.

4.1.2.1. Định hướng phát triển các ngành kinh tế

a. Công nghiệp

Đa dạng các ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp bổ trợ để nâng cao trình độ phát triển công nghiệp của huyện. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nguồn

nguyên liệu tại, sử dụng nhiều lao động như: công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt may, chế biến gỗ.

Các ngành công nghiệp

- Công nghiệp công nghệ cao: Thu hút đầu tư đối với lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao như: phần mềm, thiết bị tin học, tự động hoá (sản xuất các thiết bị tự động), vật liệu từ tính cao cấp, vật liệu kỹ thuật cao (cách nhiệt, chịu mài mòn), sứ polyme cách điện, polyme dẫn điện, vật liệu mới,.. tại hai KCN Yên Phong I, Yên Phong II.

- Công nghiệp cơ khí: Phát triển các nhà máy cơ khí để đáp ứng nhu cầu máy móc thiết bị, dụng cụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp và thủ công mỹ nghệ của địa phương và các vùng lân cận.

Coi trọng phát triển các ngành sản xuất phụ kiện cho ngành dệt may, giày da, các ngành cơ khí chế tạo thiết bị và phù tùng như các thiết bị cho sản xuất ô tô, xe máy, sản xuất thiết bị điện, linh kiện điện tử, sản xuất động cơ nổ, động cơ điện (nhất là động cơ điện công suất lớn), thiết bị chế biến nông, thuỷ sản...; thiết bị cho công nghiệp sản xuất vật liệu xi măng, cho sản xuất sản phẩm gốm sứ các loại, vật liệu nội thất và vật liệu lợp; thiết bị cho công nghiệp dược phẩm...

- Công nghiệp dệt - may mặc: Tập trung phát triển để khai thác nguồn lao động dồi dào của huyện. Dự án nhà máy may Hà Thành, Việt Hà sẽ được xây dựng tại thị trấn Chờ, Đông Tiến (Tiểu vùng II).

- Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm: được đẩy mạnh vì đây là nhóm ngành truyền thống, khai thác được thế mạnh của vùng sản xuất lương thực, thực phẩm.

Trong thời gian tới cần xây dựng các nhà máy chế biến với dây truyền hiện đại ở phía Đông huyện (Yên Trung, Dũng Liệt) và phía Tây Bắc (Tam Giang) để tiêu thụ nông sản tại chỗ như ngô, khoai, khoai tây, dưa chuột, cà chua… chế biến thành sản phẩm cao cấp, phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng

121

trong nước. Dự kiến hoàn thành 3 nhà máy với tổng công suất 15.000 - 25.000 tấn/năm. Hình thành các cơ sở chế biến sản phẩm nông sản tập trung tại KCN Yên Phong I mở rộng để chế biến thịt lợn đông lạnh, thịt lợn siêu nạc, gạo chất lượng cao, và các thực phẩm rau quả khác để phục vụ xuất khẩu và đời sống nhân dân.

- Phát triển công nghiệp nông thôn: Phát triển các làng nghề truyền thống như chế biến gỗ, sản xuất nhôm, ươm tơ dệt lụa, trên cơ sở đó quy hoạch các khu công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề ở nông thôn. Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng tại các cụm công nghiệp làng nghề.

+ Chế biến lương thực, thực phẩm: tập trung phát triển công nghiệp xay xát ở các thôn xóm để đáp ứng nhu cầu của người dân. Ngoài ra, còn phát triển các ngành như sản xuất đậu phụ, nấu rượu, sản xuất bánh đa nem,… tại các xã Tam Giang, Yên Phụ, Quan Đình (Văn Môn) để cung cấp cho thị trường nội địa và các địa phương lân cận.

+ Sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ: tiếp tục được phát triển trên cơ sở hoàn thiện, phát triển các làng nghề truyền thống ở các xã Đông Thọ, Trung Nghĩa, Sắt Thượng, thị trấn Chờ. Tiến tới xây dựng cụm công nghiệp làng nghề Đông Thọ để phát triển ngành tập trung, có quy mô và tạo ra thương hiệu cho sản phẩm. Sản phẩm chủ yếu là bàn ghế, tủ và nhiều sản phẩm mỹ nghệ cao cấp được tiêu thụ rộng trên thị trường trong và ngoài nước.

+ Sản xuất các sản phẩm kim loại: Vẫn được phát triển rộng ở xã Văn Môn, cung cấp các sản phẩm từ nhôm và đúc nhôm cho sinh hoạt và nhiều ngành công nghiệp khác. Định hướng phát triển của ngành là đổi mới dây truyền sản xuất theo công nghệ hiện đại, đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề cao để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Khu công nghiệp tập trung

KCN Yên Phong I: thực hiện chiến lược thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực công nghệ hiện đại. Nâng tỷ lệ lấp đầy diện tích ở KCN Yên Phong là 95%.

KCN Yên Phong II: được định hướng phát triển theo từng giai đoạn, giai đoạn 2010 – 2015 sẽ thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, giai đoạn 2015 – 2025 phát triển công nghiệp theo chiều sâu, ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp hiện đại.

+ Giai đoạn 2010 – 2015 sẽ thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.

+ Giai đoạn 2015 – 2025 phát triển công nghiệp theo chiều sâu, ưu tiên phát triển những ngành mũi nhọn, ngành công nghệ hiện đại.

Cụm công nghiệp làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ:

Quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề gỗ Đông Thọ (60 ha).

Quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề cô đúc nhôm và thanh lọc phế liệu Văn Môn rộng 25,5 ha.

Quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề tơ tằm Tam Giang rộng 15 ha Ngoài ra theo dự kiến quy hoạch và phát triển cụm công nghiệp nhỏ của huyện, đến năm 2020 trên địa bàn huyện sẽ có thêm một số KCN vừa và nhỏ như: KCN Thị trấn Chờ, KCN Yên Phụ, KCN Đông Phong và KCN Hòa Tiến.

b. Thương mại và dịch vụ

- Ngành thương mại nội địa

+ Xây dựng thương mại nội địa, phát triển đa dạng từng bước văn minh hiện đại dựa trên các hệ thống và kênh phân phối hợp lí với sự tham gia của các loại hình tổ chức và các thành phần kinh tế. Đẩy mạnh phát triển sản xuất để tạo nguồn hàng phong phú, dồi dào cho xuất khẩu. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại mở rộng thị trường.

123

+ Khuyến khích phát triển thương mại nhiều thành phần gồm cả liên doanh, liên kết theo hướng hiện đại, đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hoá đồng thời ổn định thị trường các mặt hàng thiết yếu để phục vụ tốt sản xuất và đời sống nhân dân.

+ Phát triển thị trấn Chờ thành trung tâm thương mại sôi động, xây dựng mạng lưới thị trấn, thị tứ đồng bộ để đẩy mạnh hoạt động của ngành ở toàn bộ các xã. Phát triển các HTX thương mại – dịch vụ ở các xã nhằm đảm bảo cung cấp dịch vụ kỹ thuật, vật tư nông nghiệp và tổ chức tiêu thụ nông sản cho nông dân.

- Tích cực đẩy mạnh công tác xuất khẩu, thực hiện tốt dự án “những mặt hàng xuất khẩu chủ lực” của huyện. Chủ động nguồn hàng, nắm bắt thông tin diễn biến thị trường để có kế hoạch phù hợp mở rộng thị trường xuất khẩu.

- Các loại dịch vụ khác:

+ Tài chính ngân hàng: Mở rộng các hình thức và nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng kinh doanh tiền tệ, hoạt động trao đổi ngoại tệ. Mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng và phạm vi hoạt động của ngân hàng về địa bàn xã, tăng số lượng chi nhánh điểm giao dịch tại nông thôn. Phải tạo được thị trường vốn, mở rộng hình thức thu hút vốn còn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư, tổ chức kinh tế, tăng thêm các điểm giao dịch thu hút vốn và cho vay vốn, thu đổi ngoại tệ. Mở rộng hình thức bảo hiểm và giảm các thủ tục phiền hà không cần thiết, thu hút được nhiều người tiết kiệm.

+ Dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông:

Đa dạng hoá các hình thức và thành phần kinh tế tham gia lĩnh vực vận tải, nhất là vận tải hành khách như: xe khách liên huyện, liên tỉnh, xây dựng

mạng lưới xe buýt. Vận tải hàng hóa với nhiều xe trọng tải lớn phục vụ nhu cầu vận tải tại khu công nghiệp.

Nâng cấp và hiện đại hoá mạng lưới thông tin liên lạc bao gồm cả thông tin nội huyện, nội tỉnh, thông tin liên tỉnh và quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu về thông tin bưu điện cho nhân dân và các nhà doanh nghiệp trong nước và ngoài nước.

c. Nông, lâm, ngư nghiệp:

Định hướng phát triển chung: phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, tập trung hình thành vùng chuyên canh với diện tích lớn, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất đại trà. Tăng cường vai trò của chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh phát triển thủy sản nhất là thủy đặc sản phục vụ cho các đô thị và xuất khẩu.

Định hướng phát triển đối với các ngành nông nghiệp, thủy sản:

Ngành trồng trọt:

Tích cực chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Thực hiện luân canh tăng vụ, mở rộng diện tích cây màu vụ đông và cây có năng suất, chất lượng cao, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

- Cây lương thực (chủ yếu cây lúa):

Đẩy mạnh trồng lúa theo hướng thâm canh và cải tạo giống lúa, đưa

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế huyện yên phong, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2006-2011 (Trang 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)