Huyện Yên Phong có hệ thống giao thông vận tải khá hoàn chỉnh. Nhiều tuyến đường huyết mạch có ý nghĩa quan trọng với huyện và nhiều huyện thị xung quanh như quốc lộ 18, TL 295, TL 286. Đặc biệt, quốc lộ 18 là đường xương sống của vùng ĐBSH, nối liền hai cực phát triển Hà Nội – Quảng Ninh của tam giác kinh tế tăng trưởng phía Bắc. Giúp việc trao đổi hàng hóa và đi lại của nhân dân giữa các địa phương, các tỉnh trong vùng ĐBSH diễn ra dễ dàng.
Khối lượng vận chuyển, luân chuyển người và hàng hóa của huyện Yên Phong trong thời gian qua đã tăng lên nhanh chóng. Về vận tải hành khách, khối lượng vận chuyển hành khách năm 2011 tăng gấp 18 lần so với năm 2006, khối lượng luân chuyển tăng gấp 1,9 lần. Cùng thời gian đó, khối lượng vận chuyển hàng hóa tăng 1,3 lần, còn khối lượng luân chuyển tăng 3,1 lần.
Khối lượng vận chuyển, luân chuyển hành khách và hàng hóa tăng nhanh trong thời gian qua phản ánh năng lực vận tải của huyện có nhiều tiến bộ. Mặt khác, cũng thể hiện nhu cầu đi lại, trao đổi hàng hóa của người dân ngày càng tăng. Điều đó thể hiện sự phát triển về mọi mặt trong đời sống kinh tế - xã hội của huyện.
Bảng 3.15: Tình hình vận tải huyện Yên Phong giai đoạn 2006 – 2011
Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2009 2010 2011 1.Vận tải hành khách
Khối lượng vận chuyển Khối lượng luân chuyển
1000 người 1000 người. km 207 10.065 1.734 13.831 1.952 14.256 3.521 18.614 3743 18.961 2.Vận tải hàng hóa
Khối lượng vận chuyển Khối lượng luân chuyển
1000 tấn 1000 tấn. km 1.044 20.022 1.005 28.109 1.318 28.979 1.364 58.162 1.409 62.131
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Phong
3.4.3. Bƣu chính, viễn thông
Trong những năm gần đây mạng lưới dịch vụ bưu chính viễn thông đã được coi trọng đầu tư, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân và yêu cầu phát triển kinh tế của huyện trong giai đoạn công nghiệp hóa.
Mạng lưới bưu cục khá hoàn chỉnh gồm một bưu điện huyện và 14 điểm bưu điện văn hóa xã. Hệ thống bưu điện văn hóa xã được nâng cấp khang trang, các dịch vụ bưu chính hoạt động ổn định. Góp phần nâng cao đời sống của nhân dân.
Viễn thông, theo thống kê năm 2011 huyện có 21.299 thuê bao điện thoại cố định chiếm 2,6% số thuê bao của tỉnh, gấp khoảng 11 lần so với năm 2000. Mật độ điện thoại trung bình đạt 15máy/100 dân.
3.4.4. Du lịch
Tài nguyên du lịch nhân văn trên địa bàn huyện khá phong phú với 166 điểm di tích, di tích lịch sử (72 đình, 72 chùa, 17 từ đường, 4 miếu, 1 điểm) trong số đó, 37 di tích đã được cấp bằng công nhận cấp Quốc gia: có quần thể di tích lớn mang tầm cỡ quốc gia như di tích Phòng tuyến sông Như Nguyệt, được Nhà Lý xây dựng năm 1076 ở bờ Nam sông Như Nguyệt chống 30 vạn giặc Tống... ; ngoài ra theo điều tra khảo sát của Viện Hán Nôm, trên địa bàn còn có 303 tư liệu văn bia, 22 quả chuông, 241 câu đối, 317 bức hoành phi... .
101
Đặc biệt với sự kiện Quan họ Bắc Ninh được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể giới, Yên Phong là huyện có nhiều làng quan họ nhất vùng văn hóa Kinh Bắc (16/44 làng của tỉnh Bắc Ninh). Hằng năm mỗi độ xuân về Yên Phong còn là miền quê của lễ hội với 65 lễ hội hiện có trong đó có 64 lễ hội dân gian, 1 lễ hội lịch sử. Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển du lịch. Tuy nhiên du lịch huyện vẫn còn chậm phát triển, mặc dù các di tích lịch sử trên địa bàn đã được quan tâm đầu tư cải tạo, tu bổ nhưng số lượng khách đến tham quan vẫn còn hạn chế.
Trên địa bàn huyện hầu như chưa có cơ sở có quy mô và chất lượng đạt tiêu chuẩn phục vụ khách cao cấp và khách quốc tế. Trong những năm qua ngành du lịch - dịch vụ khách sạn, nhà hàng của huyện phát triển ở mức độ còn khiêm tốn. Năm 2011 toàn huyện chỉ 35 cơ sở lưu trú chủ yếu là các nhà nghỉ kinh doanh theo hình thức hộ gia đình. Bên cạnh đó, ở khu vực dân cư gần khu công nghiệp như Yên Trung, Long Châu, Đông Phong, hoạt động dịch vụ cho thuê nhà trọ của các hộ dân có xu hướng phát triển mạnh trong những năm gần đây để đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho đối công nhân lao động và học sinh, sinh viên.
3.5. Sự phân hóa lãnh thổ huyện yên phong
Giai đoạn 2006 – 2011, nền kinh tế huyện Yên Phong từng bước phát triển theo hướng hiện đại, lấy công nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo và là mục tiêu phát triển đến năm 2015 của huyện. Vì vậy, cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành, theo lãnh thổ đều có sự chuyển biến tích cực. Đặc biệt về mặt lãnh thổ sản xuất đã và đang hình thành các cụm, các tiểu vùng kinh tế với những điểm đô thị làm trung tâm kinh tế, văn hóa của huyện.
Dựa vào các điều kiện về vị trí, sự phân hóa về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, lãnh thổ huyện Yên Phong được phân hóa thành 3 tiểu vùng như sau:
3.5.1. Tiểu vùng I
Tiểu vùng I nằm ở phía tây của huyện, tiếp giáp với hai huyện Sóc Sơn và Đông Anh (Hà Nội), bao gồm các xã: Văn Môn, Yên Phụ, Hoà Tiến và Tam Giang. Diện tích tự nhiên 2.469 ha, dân số 39.561 người, chiếm 25,49% về diện tích và 29,3% về dân số so với huyện. Đây là tiểu vùng có diện tích nhỏ nhất trong huyện nhưng có mật độ dân số cao nhất là 2.440 người/km2
. Về địa hình, đây là vùng đất cao nhất của huyện, khá bằng phẳng có nhô cao ở phía Tây Nam (vùng núi Thất Diệu Sơn - Yên Phụ). Đất đai chủ yếu ở đây là đất phù sa có tầng loang lổ của các sông (Pf) và đất phù sa glây. Đất phù sa có tầng loang lổ phân bố ở hầu hết các xã nhưng tập trung nhiều ở hai xã Yên Phụ và Hoà Tiến. Ở xã Tam Giang xuất hiện đất phù sa glây của hệ thống sông Hồng (Pg). Còn lại, đất phù sa glây của các sông khác nằm dải dác ở các xã nhưng nhiều nhất ở Yên Phụ và Hoà Tiến.
Tiểu vùng I có nhiều tuyến giao thông quan trọng chạy như TL286 và QL18 (qua địa phận Hòa Tiến, Tam Giang), không chỉ có ý nghĩa với việc phát triển kinh tế huyện mà với cả với cả các tỉnh trong vùng ĐBSH.
Kinh tế: Tiểu vùng đóng góp khoảng 9,2% giá trị sản xuất, Đây là vùng có giá trị sản xuất thấp nhất huyện. Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng, dịch vụ lần lượt là: 9,8% - 74,9% - 15,3%.
+ Nông - lâm - ngư
Sản xuất nông nghiệp tập trung ở hai xã Tam Giang và Hòa Tiến. Tổng diện tích gieo trồng chiếm 21,5% diện tích gieo trồng toàn huyện, trong đó cây lúa chiếm 25,7% diện tích lúa với năng suất 60,3 tạ/ha, sản lượng thu được là 15.127tấn chiếm 25,3% cả huyện. Phần lớn diện tích gieo trồng đều có hiệu số sử dụng đất cao, thường canh tác được hai vụ lúa và một vụ màu. Trong đó xã Tam Giang có diện tích và sản lượng lúa lớn nhất vùng. Ngoài cây lúa vùng còn có cây trồng thế mạnh khác như khoai lang, đậu tương, lạc,
103
khoai tây. Diện tích đậu tương của vùng khá lớn, chiếm 62,4% diện tích cả huyện. Cây lạc cũng chiếm 33,9% về diện tích và 34,3% về sản lượng so với cả huyện.
Hiện nay, đàn trâu của vùng chiếm 37,3% cả huyện tập trung chăn nuôi ở xã Tam Giang do có diện tích chăn thả lớn. Đàn bò có khoảng 1.602 con chiếm 19,9% cả huyện, chủ yếu là bò lai sind có chất lượng thịt và sữa tốt. Đàn gia cầm là 223 nghìn con (chiếm 25%) chủ yếu là chăn nuôi gà đẻ, lấy thịt theo mô hình trang trại hiện đại. Số lượng đàn gia cầm tập trung chủ yếu ở Yên Phụ, Tam Giang.
+ Công nghiệp – xây dựng
Năm 2011, giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 74,9% tổng giá trị sản xuất của vùng và 6,3% giá trị sản xuất công nghiệp của huyện. Vùng có khoảng 869 cơ sở sản xuất công nghiệp cá thể, thu hút khoảng 6.993 lao động, chiếm 32,5% lao động hoạt động công nghiệp của huyện.
Nhìn chung vùng có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Vùng có hai làng nghề công nghiệp phát triển từ lâu đời là Văn Môn và Tam Giang với trên 500 hộ sản xuất công nghiệp, và có 10/18 làng nghề của huyện tập trung các ngành cô đúc nhôm, thanh lọc phế liệu, chế biến lương thực, đồ gỗ. Ngoài ra còn phát triển ngành sản xuất mây tre đan xuất khẩu ở thôn Đông - Tam Giang nhưng số lượng lao động và đầu ra của sản phẩm không ổn định nên chưa phát triển mạnh.
Theo dự án phát triển khu công nghiệp của huyện tới năm 2015, vùng có 4/9 khu công nghiệp vừa và nhỏ là: Tam Giang (8ha); Văn Môn (25,5ha); Yên Phụ (20ha); Hòa Tiến (15ha). Việc quy hoạch các làng nghề truyền thống thành các khu công nghiệp vừa và nhỏ là hướng phát triển công nghiệp theo chiều sâu, có quy mô hơn, có điều kiện đầu tư dây truyền hiện đại, tạo nên thương hiệu và tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm. Mặt khác, quy hoạch các làng nghề tách khỏi khu dân cư sẽ giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi
trường, cải thiện môi trường sống của người dân. Đặc biệt, KCN Yên Phong II trên địa bàn sẽ hoàn thành khâu giải phóng mặt bằng sẽ tạo ra hướng phát triển công nghiệp hiện đại cho tiểu vùng.
+ Dịch vụ: Cùng với hoạt động công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp thì lĩnh vực dịch vụ ở đây khá phát triển, năm 2011 dịch vụ chiếm 15,3% giá trị sản xuất tiểu vùng. Số cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ cá thể là 1.083 cơ sở, chiếm 31,9% cơ sở dịch vụ toàn huyện, thu hút 3.859 lao động chiếm 23% lao động hoạt động trong lĩnh vực dịch của huyện.
Tóm lại, với lợi thế về vị trí địa lý và các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, tiểu vùng I được đánh giá là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp nhất huyện. Tuy nhiên, hạn chế của vùng là trình độ sản xuất công nghiệp còn thấp, dây truyền sản xuất lạc hậu, sản phẩm chưa có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường vì vậy để phát triển lợi thế của vùng cần đổi mới công nghệ sản xuất và từng bước nâng cao chất lượng nhân lực. Đối với sản xuất nông nghiệp, tập trung hướng vào sản xuất hàng hóa, với sản phẩm đặc sản có chất lượng cao. Trong tương lai tiểu vùng I được đánh giá là hạt nhân phát triển công nghiệp và kinh tế của huyện.
3.5.2. Tiểu vùng II
Tiểu vùng II nằm ở trung tâm huyện nên còn gọi là tiểu vùng trung tâm, bao gồm 6 xã, thị trấn là: Đông Thọ, thị trấn Chờ, Đông Tiến, Đông Phong, Long Châu và Trung Nghĩa. Diện tích của vùng là 3.975ha, dân số năm 2011 là 55.703 người chiếm 41.0% diện tích và 41,3% dân số của huyện. Tuy nhiên mật độ dân số của vùng thấp hơn tiểu vùng I, mật độ dân số năm 2011 là 1.401 người/km2.
Thị trấn Chờ là trung tâm hành chính của huyện vì vậy tiểu vùng trung tâm có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế. Các tuyến đường huyết mạch trên địa bàn như: QL18, TL286 và TL295 kết nối tiểu vùng với các thị xã Từ Sơn, thành phố Bắc Ninh và với các tỉnh, thành lân cận như Hà Nội, Hải Dương,
105
Quảng Ninh, là những địa phương có nền kinh tế phát triển. Tạo nên sự lan tỏa về kinh tế, văn hóa và là cầu nối phát triển đối với tiểu vùng.
Kinh tế: Hiện nay tiểu vùng trung tâm đóng góp 10,0% giá trị sản xuất của huyện. Trong những năm gần đây cơ cấu giá trị sản xuất của vùng đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng hiện đại với tỷ trọng các ngành ngành nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng, dịch vụ lần lượt là: 4,2% - 7,9% - 87,9%.
+ Công nghiệp – xây dựng
Với vị trí ở trung tâm huyện, có nhiều tuyến giao thông quan trọng như quốc lộ 18, TL 295, TL 286 thì vị trí địa lý trở thành lợi thế so sánh thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy sự phát triển công nghiệp của tiểu vùng. Giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 90,8% giá trị sản xuất vùng và 8,5% giá trị sản xuất công nghiệp của huyện (năm 2011). Trong thời gian qua giá trị sản xuất và tỷ trọng công nghiệp tăng liên tục từ 291,3 tỷ đồng năm 2006 lên 718,6 tỷ đồng năm 2011 (giá so sánh). Tiểu vùng có 2.107 cơ sở sản xuất công nghiệp tư nhân, chiếm 50,9% cơ sở công nghiệp cả huyện, rải rác ở tất cả các xã nhưng nhiều nhất là Trung nghĩa (409), thị trấn Chờ (395). Lĩnh vực công nghiệp thu hút 13.915 lao động, chiếm 40,7% lao động của vùng và 45,6% lao động công nghiệp huyện.
Tiểu vùng II có 4/18 làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện là: Tiên Trà (Trung Nghĩa) sản xuất đồ gỗ; Đông Xuất (Đông Thọ) sản xuất đồ gỗ; Đông Yên sản xuất nón lá, Phong Xá thu mua phế liệu (Đông Phong). Các làng nghề tiểu thủ công nghiệp một mặt tạo ra nhiều việc làm giải quyết tình trạng thiếu việc lúc nông nhàn, mặt khác lại tăng nguồn thu nhập cho người dân. Sự phát triển làng nghề là hạt nhân phát triển công nghiệp của tiểu vùng.
Cơ cấu ngành công nghiệp của tiểu vùng khá đa dạng bao gồm: sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực phẩm, chế biến gỗ, dệt may.
Trong tiểu vùng có một số điểm công nghiệp nổi bật như nhà máy gach Tuynel Tahaka (Đông Tiến) và nhà máy gạch Cremic Catalan (Đông Thọ), nhà máy may Đáp Cầu (Đông Tiến). Ngành công nghiệp chế biến gỗ năm
2011 sản xuất được 15.345m3
gỗ xẻ và khoảng 7.500 chiếc tủ, giường, bàn ghế. Giá trị sản xuất hơn 400 tỷ đồng, sản phẩm chủ yếu xuất khẩu cho thị trường Trung Quốc.
Ngoài các ngành công nghiệp chính, tiểu vùng còn phát triển ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm như sản xuất đậu, tập trung ở thị trấn Chờ; ngành xay sát gạo có mặt ở tất cả thôn xóm đáp ứng nhu cầu của người dân.
Tiến tới năm 2015 huyện Yên Phong trở thành huyện công nghiệp, trên địa bàn tiểu vùng đã quy hoạch, phát triển 3/7 khu công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp của huyện là: Khu công nghiệp thị trấn Chờ (150ha); khu công nghiệp Đông Phong (50ha); cụm công nghiệp làng nghề Đông Thọ (20ha).
+ Thương mại- Dịch vụ:
Tiểu vùng trung tâm gắn với thị trấn Chờ (trung tâm huyện), kinh tế khá phát triển, đông dân cư nên hoạt động thương mại – dịch vụ diễn ra rất sôi động. Hiện nay, ngành đóng góp 4,9% giá trị sản xuất của vùng và 57,6 giá trị sản xuất của huyện và thu hút khoảng 5.443 lao động, chiếm 65,2% lao động dịch vụ của huyện.
Trên địa bàn có mạng lưới chợ dầy đặc bao gồm các chợ chính và nhiều chợ nhỏ phân bố ở hầu hết các thôn xóm . Tiểu vùng có 3 chợ chính, đều nằm ở trung tâm các xã và gần tuyến đường giao thông là chợ Chờ (thị trấn Chờ),
chợ Bến (Đông Tiến), chợ Chục (Đông Phong) với tổng diện tích 12.359m2
và 790 hộ kinh doanh cố định. Trong đó chợ Chờ có vị trí thuận lợi và tiềm lực hơn cả để phát triển thành trung tâm thương mại sầm uất. Chợ nằm cạnh TL 286, có quy mô diện tích 4.900m2, 350 hộ kinh doanh cố định và hàng
107
trăm hộ kinh doanh nông sản theo mùa. Các mặt hàng buôn bán rất đa dạng, cung cấp lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và các nông sản… hiện chợ Chờ đã trở thành đầu mối quan trọng cung cấp – tiêu thụ các loại hàng hóa nội huyện và liên huyện. Chính vì vậy trong thời gian qua chợ Chờ đã được đầu tư 1.256 triệu đồng để cải tạo mới hiện đại, phù hợp với nhu cầu mua sắm của nhân dân.
Ngoài ra, do nằm gần tuyến đường huyết mạch 295, 286 nối trung tâm