Ứng dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất là một yếu tố quyết định quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa của huyện. Đốí với công nghiệp, áp dụng khoa học công nghệ là việc sử dụng máy móc, dây truyền sản hiện đại trong sản xuất, tuy nhiên đây là một khâu còn yếu của huyện. Hầu hết tại các làng nghề sản xuất công nghiệp dây truyền sản xuất đều lạc hậu, riêng KCN Yên Phong I với nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhiều có thương hiệu mạnh chủ yếu đến từ Hàn Quốc đã và đang sản xuất kinh doanh thành công như: Công ty TNHH SamSung Electronics Việt Nam, Công ty TNHH thực phẩm Orion Vina, Công ty TNHH NYK Logistics Việt Nam, Công ty TNHH Emtech, Công ty TNHH Samyoung Technologies, Công ty TNHH Flexcom, Công ty TNHH Han Woll,... có khả năng ứng dụng tốt khoa học công nghệ hiện đại.
Đối với nông nghiệp việc áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại đã thay đổi lối sản xuất lạc hậu của người dân từ khâu sản xuất đến khâu thu hoạch. Trong sản xuất nhiều giống cây, con mới được thử nghiệm và trồng đại trà trên nhiều cánh đồng, áp dụng các biện pháp chăn nuôi theo công nghệ sinh học
61
hiện đại, thân thiện với môi trường. Số lượng máy móc phục vụ sản xuất của nhân dân lúc vào vụ như máy cày, máy cấy, máy gặt, máy tuốt lúa liên hoàn,... ngày càng tăng nhanh đáp ứng kịp thời nhu cầu thời vụ của người dân.
2.3.5. Đƣờng lối chính sách
Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước được coi là nhân tố định hướng quan trọng cho sự phát triển ở mọi lĩnh vực. Để hỗ trợ sự phát triển của huyện Yên Phong, tỉnh và Trung ương có nhiều chính sách định hướng phát triển phù hợp:
Đối với công nghiệp, Nhà nước có định hướng thành lập các KCN tập trung như Yên Phong I, Yên Phong II và nhiều khu, cụm công nghiệp làng nghề tạo nền tảng cho phát triển công nghiệp và kinh tế của địa phương.
Về nông nghiệp, thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa, hướng ra xuất khẩu. Huyện có nhiều hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, giống mới tới từng thôn thông qua chương trình khuyến nông.
Theo quy hoạch của Thủ đô Hà Nội, gần 1/2 diện tích huyện Yên Phong được quy hoạch nằm giữa đường vành đai 3 và vành đai 4 của thủ đô Hà Nội; Yên Phong được xác định là một trong 3 huyện trọng điểm về phát triển công nghiệp, đô thị và dịch vụ của tỉnh Bắc Ninh.
2.4. Đánh giá chung 2.4.1. Thuận lợi 2.4.1. Thuận lợi
Qua phân tích các nguồn lực tự nhiên và kinh tế xã hội, có thể kết luận huyện Yên Phong có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế theo hướng hiện đại:
Đầu tiên phải kể đến vị trí địa lý của huyện, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, trong tam giác kinh tế tăng trưởng Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, nên huyện rất thuận lợi phát triển kinh tế đặc biệt là thương mại và công nghiệp; Nằm không xa các đô thị nhỏ trong tỉnh (Từ Sơn, thành phố Bắc Ninh) và thủ đô Hà Nội đã trở thành lợi thế đặc biệt để huyện hội
nhập và phát triển kinh tế cũng như thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước, ngoài nước.
Điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Huyện có địa hình bằng phẳng, chủ yếu là đất phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, khí hậu có chế độ nhiệt ẩm phong phú, nguồn nước dồi dào, nên rất thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu cây trồng đa dạng. Đặc biệt, tính chất khí hậu lạnh trong mùa đông đã tạo khả năng tăng vụ rau mầu vụ đông, vừa tăng hiệu quả sử dụng đất (trên một diện tích có thể trồng 3 vụ: 2 vụ lúa, 1 vụ mầu) vừa tạo ra nhiều nông sản như: khoai tây, cà chua, khoai môn và nhiều loại rau khác.
Về điều kiện kinh tế - xã hội, đáng kể nhất là nguồn lao động và chất lượng lao động của huyện. Người dân Yên Phong có trình độ dân trí cao, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp nên dễ dàng tiếp thu và ứng dụng các công nghệ kỹ thuật mới vào sản xuất. Mặt khác, nguồn lao động qua đào tạo ngày càng tăng nhanh cung cấp lao động lành nghề cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề và khu công nghiệp Yên Phong I. Ngoài ra, các chính sách của huyện có nhiều thông thoáng, tinh gọn tạo thuận lợi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia phát triển kinh tế huyện, nhất là công nghiệp. Bên cạnh đó huyện rất chú trọng phát triển nông nghiệp thông qua nhiều dự án như “Đầu tư khai thác vùng trũng để phát triển thủy sản”, nhiều chương trình khuyến nông khuyến khích các hộ nông dân làm giàu, làm kinh tế giỏi ra đời để hỗ trợ phát triển nông nghiệp. Hệ thống cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật huyện đang được cải tạo, nâng cấp kịp thời đáp ứng với nhu cầu phát triển kinh tế của huyện.
2.4.2. Khó khăn
Song song với những thuận lợi phát triển kinh tế, điều kiện tự nhiên huyện có một số khó khăn sau: địa hình có nhiều vùng trũng, lãnh thổ được bao quanh bởi 3 con sông (sông Cầu, sông cà Lồ và sông Ngũ Huyện Khê),
63
lượng mưa phân bố theo mùa (mùa mưa chiếm 90% lượng nước cả năm) nên tình trạng ngập úng cục bộ trong mùa mưa vẫn xảy ra thường xuyên. Trong lịch sử không ít lần vỡ đê dẫn đến lụt lội, đe dọa tính mạng và tài sản của nhân dân. Nhưng vào mùa khô, tình trạng thiếu nước sản xuất lại xảy ra, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất và giá trị sản xuất nông nghiệp.
Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn là hạn chế lớn để huyện phát triển nền công nghiệp hoàn thiện. Những ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chủ chốt của huyện đều gắn liền với sản xuất nông nghiệp như ươm tơ, chế biến gỗ, chế biến lương thực thực phẩm...
Nguồn lao động đã qua đào tạo tăng nhanh cả về số và chất lượng nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển kinh tế của huyện. Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ cũng là một hạn chế cần khắc phục trong quá trình phát triển.
Nhìn chung, qua kết quả nghiên cứu các nguồn lực có thể thấy huyện Yên Phong có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Tuy nhiên, song song với quá trình phát triển kinh tế phải chú ý đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản lý của lãnh đạo phù hợp với thời kỳ đổi mới của huyện.
65
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN YÊN PHONG
3.1. Khái quát chung
3.1.1. Vị trí huyện Yên phong trong nền kinh tế tỉnh Bắc Ninh
Trong xu thế hội nhập và phát triển cùng với quá trình CNH-HĐH, nền kinh tế huyện Yên Phong đang có sự thay đổi mạnh mẽ. Dưới sự tác động của khoa học kỹ thuật, cơ cấu các ngành kinh tế ngày càng hoàn chỉnh và hợp lý. Trong giai đoạn từ 2006 - 2011, các ngành kinh tế đang thay đổi mạnh mẽ cả về chất và lượng, đóng góp một phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế của huyện Yên Phong nói riêng cũng như của tỉnh Bắc Ninh và cả nước nói chung.
Năm 2011, giá trị sản xuất của huyện là 148.714,9 tỷ đồng, chiếm 53,8% giá trị sản xuất của tỉnh. Nhìn chung trên cả giai đoạn 2006 - 2011, quy mô giá trị sản xuất của huyện tăng nhanh, đặc biệt trong một vài năm trở lại đây. Với vai trò đầu tầu phát triển của huyện là do KCN Yên Phong 1 đã đi vào sản xuất, quy mô một số công ty không ngừng phát triển trong đó phải kể đến tập đoàn Samsung Electronics Việt Nam, công ty Orion....
Bảng 3.1: Quy mô GTSX và giá trị sản xuất/ngƣời của huyện giai đoạn 2006 - 2011
Nguồn : UBND huyện Yên Phong
Giai đoạn 2006 - 2011, quy mô giá trị sản xuất của huyện có nhiều biến động mạnh. Trong những năm đầu (2006 - 2007), giá trị sản xuất có xu hướng giảm năm 2007 là 3.270,0, giảm 6,4% so với năm 2006. Từ năm 2009 giá trị
Năm 2006 2007 2009 2010 2011 GTSX (tỷ đồng) Tỷ lệ so với tỉnh (%) 3.072,7 7,8 3.270,0 7,1 10.801,7 13,8 36.514,7 26,0 148.714,9 53,8 GTSX/người (triệu đồng) Tỷ lệ so với tỉnh (%) 21,1 93,4 26,1 62,5 85,1 111,6 282,7 208,9 1.109,0 425,7
sản xuất đã tăng liên tục và có xu hướng tăng nhanh. Năm 2011 đạt 148.714.9 tỷ đồng, gấp 48.4 lần so với năm 2006 và 13,7 lần so với năm 2009. Việc gia tăng đột biết giá trị sản xuất là hiệu quả tất yếu khi KCN Yên Phong 1 đi vào sản xuất năm 2009, với khả năng thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn đặc biệt phải kể điến tập đoàn Samsung Electronics Việt Nam, kéo theo nó là các công ty vệ tinh. Tập đoàn này không ngừng mở rộng thêm nhiều lĩnh vực sản xuất từ sản xuất điện thoại di động, máy tính bảng. Từ năm 2010 đến nay đã thêm 4 nhà máy Samsung nữa đi vào sản xuất với các mặt hàng điện tử, đồ gia dụng, nội thất văn phòng. Hiện tại tập đoàn này vẫn đang tiếp tục xây dựng nhà máy Samsung 6 và Trung tâm công nghệ cao, dự kiến đưa vào hoạt động cuối năm 2013.
Sự gia tăng về quy mô giá trị sản xuất trong thời gian vừa qua đã nâng cao chỉ số giá trị sản xuất/người của huyện. Năm 2009 giá trị sản xuất/người là 85,1 triệu đồng gấp 4 lần so với năm 2006, năm 2011 gấp 13 lần so với năm 2009. Tỷ lệ so với tỉnh Bắc Ninh cũng tăng nhanh từ 7,8% năm 2006 lên 53,8% năm 2011, điều đó thể hiện giá trị sản xuất của huyện phù hợp với hơn nhịp điệu tăng trưởng của tỉnh. Tuy nhiên mức sống, mức thu nhập của người dân trên địa bàn huyện Yên Phong vẫn còn ở mức trung bình so với mặt bằng chung của tỉnh. Đây cũng là bài toán khó trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đối với huyện Yên Phong riêng, tỉnh Bắc Ninh nói chung.
3.1.2. Quy mô và tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất
3.1.2.1. Tốc độ tăng trưởng
Trong giai đoạn vừa qua tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của huyện khá cao. Giai đoạn 2001 – 2005, tốc độ tăng trưởng trung bình là 15,5% thấp hơn tốc độ tăng trung bình của tỉnh, trong đó nổi bật nhất là tốc độ tăng
67
trưởng của công nghiệp – xây dựng là 29,5%, tốc độ tăng giá trị sản xuất của nông nghiệp thấp nhất và có xu hướng chậm lại.
Bảng 3.2 : Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân và theo ngành huyện Yên Phong giai đoạn 2000 – 2011, đơn vị:%
Giai đoạn 2001 - 2005 Giai đoạn 2006 - 2011
TĐTT bình quân 15,5 22,5
Trong đó
Nông – lâm - ngư nghiệp 5,7 4,7
Công nghiệp - xây dựng 29,5 38,3
Dịch vụ 15,2 19.5
Nguồn : UBND huyện Yên Phong
Giai đoạn 2006 - 2011, huyện Yên Phong tốc độ tăng trưởng nhanh, trên cả giai đoạn là 22,5%. Việc tăng trưởng này là hệ quả của tất yếu khi KCN Yên Phong 1 đi vào sản xuất năm 2009; công nghiệp có tốc độ tăng giá trị sản xuất đột biến 38,3%, sau đó đến dịch vụ 19,5% và cuối cùng là nông nghiệp 4,7%. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2000 – 2011 đã phản ánh rõ xu thế phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa của huyện. Khu vực nông - lâm - ngư nghiệp có mức tăng trung bình thấp, tốc độ giảm dần, ngược lại khu vực kinh tế phi nông nghiệp có tốc độ tăng nhanh và ổn định.
3.1.2.2. Quy mô giá trị sản xuất
Giai đoạn 2006-2011, đặc biệt là từ năm 2009 đến nay huyện Yên Phong có giá trị sản xuất và chỉ số giá trị sản xuất/người tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng còn cao hơn cả một số huyện thị có nền kinh tế phát triển trong tỉnh như TP Bắc Ninh, Từ Sơn, Tiên Du.... Năm 2011, giá trị sản xuất/người của Yên Phong là 1.109,0 triệu đồng gấp 44 lần huyện thấp nhất (Gia Bình) 25,1 triệu đồng và gấp 5,7 lần huyện có giá trị đứng thứ 2 (Từ Sơn) 192,0 triệu đồng.
Biểu đồ 3.1: Quy mô giá trị sản xuất/ngƣời của một số huyện năm 2011, đơn vị: triệu đồng 156 192 102,2 1109 25,1 0 200 400 600 800 1000 1200
Bắc Ninh Từ Sơn Tiên Du Yên Phong Gia Bình
3.1.3. Cơ cấu giá trị sản xuất
3.1.3.1. Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành
Trong những năm vừa qua, cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành kinh tế của huyện Yên Phong đã thay đổi theo hướng hiện đại. Năm 2011 công nghiệp có tỷ trọng cao: 96,1%, khu vực nông nghiêp, dịch vụ có tỷ trọng rất thấp lần lợt là 1,8% và 2,1%giá trị sản xuất. Công nghiệp từ chỗ là ngành có tỷ trọng thấp đã trở thành ngành có tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất vào năm 2011, và trở thành ngành kinh tế then chốt có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế chung của huyện.
Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành có xu hướng chuyển dịch rất tích cực. Giai đoạn 2006 - 2011: với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp, ngành nông, lâm, ngư nghiệp và ngành dịch vụ đã giảm mạnh về tỷ trọng giá trị sản xuất. Ngành nông – lâm – ngư nghiệp giảm từ 48,1% năm 2006 đã giảm xuống chỉ còn 1,8% năm 2011, ngành dịch vụ giảm từ 20,6% năm 2006 xuống còn 2,1% năm 2011. Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng đã có bước phát triển ngoạn mục, tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh đã đưa công nghiệp thành ngành kinh tế then chốt từng bước thay thế nông nghiệp.
69
Biểu đồ 3.2: Chuyển dịch cơ cấu GTSX theo ngành của huyện Yên Phong, giai đoạn 2006 -2011
48,1 30,9 30,6 9,5 3 1,8 31,3 49,7 51,2 84,3 92,7 96,1 20,6 19,4 18,2 6,2 4,3 2,1 0% 20% 40% 60% 80% 100%
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Nông nghiệp Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ
Nhìn chung, cơ cấu giá trị sản xuất và sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất trong giai đoạn 2006 - 2011 đã phản ánh được vị trí và vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế. Và có thể khẳng định, công nghiệp là khu vực kinh tế đầu tầu, có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế của huyện. Tuy nhiên, trong cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành kinh tế ngành dịch vụ, nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỷ trọng còn thấp, chưa tương xứng với thế mạnh về vị trí, tiềm năng của huyện. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện là phù hợp với hướng phát triển của tỉnh nhưng còn chậm. Để xây dựng Yên Phong thành huyện công nghiệp vào năm 2015 cần phải đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhất là xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí, phát huy những lợi thế và tiềm năng của huyện về vị trí, nguồn lao động, thị trường; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
Bên cạnh sự chuyển dịch tích cực của cơ cấu ngành kinh tế, trong giai đoạn 2006 - 2011, quan hệ sản xuất trên địa bàn huyện Yên Phong luôn được quan tâm, các thành phần kinh tế phát triển và hoạt động bình đẳng trước pháp luật.
Doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn huyện được sắp xếp, củng cố, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Doanh nghiệp ngoài nhà nước tiếp tục phát triển mạnh, tănh nhanh về số lượng, đa dạng hoá về ngành nghề. Hiện nay trên địa bàn toàn huyện có khoảng 265 doanh nghiệp ngoài nhà nước đăng ký hoạt động, trong đó có 33 công ty cổ phần, 176 công ty TNHH, 56 doanh nghiệp tư nhân.
Kinh tế tập thể được củng cố, các hợp tác xã được chuyển đổi. Hiện trên địa bàn huyện có 84 HTX dịch vụ nông nghiệp, 2 HTX phi nông nghiệp, 6 Quỹ tín dụng nhân dân. Nhiều mô hình hợp tác xã đang hoạt động có hiệu quả, đóng góp nhất định đối với sự phát triển kinh tế trên địa bàn huyện.