Vị trí huyện Yên phong trong nền kinh tế tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế huyện yên phong, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2006-2011 (Trang 75)

Trong xu thế hội nhập và phát triển cùng với quá trình CNH-HĐH, nền kinh tế huyện Yên Phong đang có sự thay đổi mạnh mẽ. Dưới sự tác động của khoa học kỹ thuật, cơ cấu các ngành kinh tế ngày càng hoàn chỉnh và hợp lý. Trong giai đoạn từ 2006 - 2011, các ngành kinh tế đang thay đổi mạnh mẽ cả về chất và lượng, đóng góp một phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế của huyện Yên Phong nói riêng cũng như của tỉnh Bắc Ninh và cả nước nói chung.

Năm 2011, giá trị sản xuất của huyện là 148.714,9 tỷ đồng, chiếm 53,8% giá trị sản xuất của tỉnh. Nhìn chung trên cả giai đoạn 2006 - 2011, quy mô giá trị sản xuất của huyện tăng nhanh, đặc biệt trong một vài năm trở lại đây. Với vai trò đầu tầu phát triển của huyện là do KCN Yên Phong 1 đã đi vào sản xuất, quy mô một số công ty không ngừng phát triển trong đó phải kể đến tập đoàn Samsung Electronics Việt Nam, công ty Orion....

Bảng 3.1: Quy mô GTSX và giá trị sản xuất/ngƣời của huyện giai đoạn 2006 - 2011

Nguồn : UBND huyện Yên Phong

Giai đoạn 2006 - 2011, quy mô giá trị sản xuất của huyện có nhiều biến động mạnh. Trong những năm đầu (2006 - 2007), giá trị sản xuất có xu hướng giảm năm 2007 là 3.270,0, giảm 6,4% so với năm 2006. Từ năm 2009 giá trị

Năm 2006 2007 2009 2010 2011 GTSX (tỷ đồng) Tỷ lệ so với tỉnh (%) 3.072,7 7,8 3.270,0 7,1 10.801,7 13,8 36.514,7 26,0 148.714,9 53,8 GTSX/người (triệu đồng) Tỷ lệ so với tỉnh (%) 21,1 93,4 26,1 62,5 85,1 111,6 282,7 208,9 1.109,0 425,7

sản xuất đã tăng liên tục và có xu hướng tăng nhanh. Năm 2011 đạt 148.714.9 tỷ đồng, gấp 48.4 lần so với năm 2006 và 13,7 lần so với năm 2009. Việc gia tăng đột biết giá trị sản xuất là hiệu quả tất yếu khi KCN Yên Phong 1 đi vào sản xuất năm 2009, với khả năng thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn đặc biệt phải kể điến tập đoàn Samsung Electronics Việt Nam, kéo theo nó là các công ty vệ tinh. Tập đoàn này không ngừng mở rộng thêm nhiều lĩnh vực sản xuất từ sản xuất điện thoại di động, máy tính bảng. Từ năm 2010 đến nay đã thêm 4 nhà máy Samsung nữa đi vào sản xuất với các mặt hàng điện tử, đồ gia dụng, nội thất văn phòng. Hiện tại tập đoàn này vẫn đang tiếp tục xây dựng nhà máy Samsung 6 và Trung tâm công nghệ cao, dự kiến đưa vào hoạt động cuối năm 2013.

Sự gia tăng về quy mô giá trị sản xuất trong thời gian vừa qua đã nâng cao chỉ số giá trị sản xuất/người của huyện. Năm 2009 giá trị sản xuất/người là 85,1 triệu đồng gấp 4 lần so với năm 2006, năm 2011 gấp 13 lần so với năm 2009. Tỷ lệ so với tỉnh Bắc Ninh cũng tăng nhanh từ 7,8% năm 2006 lên 53,8% năm 2011, điều đó thể hiện giá trị sản xuất của huyện phù hợp với hơn nhịp điệu tăng trưởng của tỉnh. Tuy nhiên mức sống, mức thu nhập của người dân trên địa bàn huyện Yên Phong vẫn còn ở mức trung bình so với mặt bằng chung của tỉnh. Đây cũng là bài toán khó trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đối với huyện Yên Phong riêng, tỉnh Bắc Ninh nói chung.

3.1.2. Quy mô và tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất

3.1.2.1. Tốc độ tăng trưởng

Trong giai đoạn vừa qua tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của huyện khá cao. Giai đoạn 2001 – 2005, tốc độ tăng trưởng trung bình là 15,5% thấp hơn tốc độ tăng trung bình của tỉnh, trong đó nổi bật nhất là tốc độ tăng

67

trưởng của công nghiệp – xây dựng là 29,5%, tốc độ tăng giá trị sản xuất của nông nghiệp thấp nhất và có xu hướng chậm lại.

Bảng 3.2 : Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân và theo ngành huyện Yên Phong giai đoạn 2000 – 2011, đơn vị:%

Giai đoạn 2001 - 2005 Giai đoạn 2006 - 2011

TĐTT bình quân 15,5 22,5

Trong đó

Nông – lâm - ngư nghiệp 5,7 4,7

Công nghiệp - xây dựng 29,5 38,3

Dịch vụ 15,2 19.5

Nguồn : UBND huyện Yên Phong

Giai đoạn 2006 - 2011, huyện Yên Phong tốc độ tăng trưởng nhanh, trên cả giai đoạn là 22,5%. Việc tăng trưởng này là hệ quả của tất yếu khi KCN Yên Phong 1 đi vào sản xuất năm 2009; công nghiệp có tốc độ tăng giá trị sản xuất đột biến 38,3%, sau đó đến dịch vụ 19,5% và cuối cùng là nông nghiệp 4,7%. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2000 – 2011 đã phản ánh rõ xu thế phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa của huyện. Khu vực nông - lâm - ngư nghiệp có mức tăng trung bình thấp, tốc độ giảm dần, ngược lại khu vực kinh tế phi nông nghiệp có tốc độ tăng nhanh và ổn định.

3.1.2.2. Quy mô giá trị sản xuất

Giai đoạn 2006-2011, đặc biệt là từ năm 2009 đến nay huyện Yên Phong có giá trị sản xuất và chỉ số giá trị sản xuất/người tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng còn cao hơn cả một số huyện thị có nền kinh tế phát triển trong tỉnh như TP Bắc Ninh, Từ Sơn, Tiên Du.... Năm 2011, giá trị sản xuất/người của Yên Phong là 1.109,0 triệu đồng gấp 44 lần huyện thấp nhất (Gia Bình) 25,1 triệu đồng và gấp 5,7 lần huyện có giá trị đứng thứ 2 (Từ Sơn) 192,0 triệu đồng.

Biểu đồ 3.1: Quy mô giá trị sản xuất/ngƣời của một số huyện năm 2011, đơn vị: triệu đồng 156 192 102,2 1109 25,1 0 200 400 600 800 1000 1200

Bắc Ninh Từ Sơn Tiên Du Yên Phong Gia Bình

3.1.3. Cơ cấu giá trị sản xuất

3.1.3.1. Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành

Trong những năm vừa qua, cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành kinh tế của huyện Yên Phong đã thay đổi theo hướng hiện đại. Năm 2011 công nghiệp có tỷ trọng cao: 96,1%, khu vực nông nghiêp, dịch vụ có tỷ trọng rất thấp lần lợt là 1,8% và 2,1%giá trị sản xuất. Công nghiệp từ chỗ là ngành có tỷ trọng thấp đã trở thành ngành có tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất vào năm 2011, và trở thành ngành kinh tế then chốt có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế chung của huyện.

Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành có xu hướng chuyển dịch rất tích cực. Giai đoạn 2006 - 2011: với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp, ngành nông, lâm, ngư nghiệp và ngành dịch vụ đã giảm mạnh về tỷ trọng giá trị sản xuất. Ngành nông – lâm – ngư nghiệp giảm từ 48,1% năm 2006 đã giảm xuống chỉ còn 1,8% năm 2011, ngành dịch vụ giảm từ 20,6% năm 2006 xuống còn 2,1% năm 2011. Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng đã có bước phát triển ngoạn mục, tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh đã đưa công nghiệp thành ngành kinh tế then chốt từng bước thay thế nông nghiệp.

69

Biểu đồ 3.2: Chuyển dịch cơ cấu GTSX theo ngành của huyện Yên Phong, giai đoạn 2006 -2011

48,1 30,9 30,6 9,5 3 1,8 31,3 49,7 51,2 84,3 92,7 96,1 20,6 19,4 18,2 6,2 4,3 2,1 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Nông nghiệp Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ

Nhìn chung, cơ cấu giá trị sản xuất và sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất trong giai đoạn 2006 - 2011 đã phản ánh được vị trí và vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế. Và có thể khẳng định, công nghiệp là khu vực kinh tế đầu tầu, có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế của huyện. Tuy nhiên, trong cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành kinh tế ngành dịch vụ, nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỷ trọng còn thấp, chưa tương xứng với thế mạnh về vị trí, tiềm năng của huyện. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện là phù hợp với hướng phát triển của tỉnh nhưng còn chậm. Để xây dựng Yên Phong thành huyện công nghiệp vào năm 2015 cần phải đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhất là xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí, phát huy những lợi thế và tiềm năng của huyện về vị trí, nguồn lao động, thị trường; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.

Bên cạnh sự chuyển dịch tích cực của cơ cấu ngành kinh tế, trong giai đoạn 2006 - 2011, quan hệ sản xuất trên địa bàn huyện Yên Phong luôn được quan tâm, các thành phần kinh tế phát triển và hoạt động bình đẳng trước pháp luật.

Doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn huyện được sắp xếp, củng cố, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Doanh nghiệp ngoài nhà nước tiếp tục phát triển mạnh, tănh nhanh về số lượng, đa dạng hoá về ngành nghề. Hiện nay trên địa bàn toàn huyện có khoảng 265 doanh nghiệp ngoài nhà nước đăng ký hoạt động, trong đó có 33 công ty cổ phần, 176 công ty TNHH, 56 doanh nghiệp tư nhân.

Kinh tế tập thể được củng cố, các hợp tác xã được chuyển đổi. Hiện trên địa bàn huyện có 84 HTX dịch vụ nông nghiệp, 2 HTX phi nông nghiệp, 6 Quỹ tín dụng nhân dân. Nhiều mô hình hợp tác xã đang hoạt động có hiệu quả, đóng góp nhất định đối với sự phát triển kinh tế trên địa bàn huyện.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện có trên 8.900 hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Trong đó có nhiều hộ sản xuất kinh doanh có quy mô khá lớn tại các làng nghề thủ công truyền thống ở Văn Môn, Yên Trung, Đông Thọ...

Để tạo nên tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hoạt động đầu tư phát triển, nhất là chi đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách có vai trò quan trọng, mang tính dẫn dắt. Trong 5 năm 2006 - 2010, tổng thu ngân sách của huyện Yên Phong đạt 975,5 tỷ đồng, tăng trung bình 13,2%/năm; tổng chi ngân sách trong 5 năm là 952,4tỷ đồng, tăng 13%/năm, trong đó chi cho đầu tư phát triển tăng 15%/năm. Công tác chi đầu tư phát triển từ ngân sách ngày càng có trọng tâm, trọng điểm, đạt hiệu quả cao.

71

3.1.3.2. Cơ cấu giá trị sản xuất theo lãnh thổ

Bảng 3.3: Cơ cấu GTSX theo lãnh thổ năm 2011, đơn vị %

Tiểu vùng I Tiểu vùng II Tiểu vùng III GTSX theo vùng (tỷ đồng) Tỷ lệ so với huyện (%) 13.645,3 9,2 14.853,7 10,0 120.215,9 80,8 Trong đó:

Nông, lâm, ngư nghiệp (%) 9,8 4,2 1,0

Công nghiệp - xây dựng (%) 74,9 87,9 98,8

Dịch vụ (%) 15,3 7,9 0,2

Nguồn : Niên giám thống kê huyện Yên Phong

Kinh tế huyện Yên Phong có sự phân hóa theo lãnh thổ rất rõ. Khu vực phía Tây với tiểu vùng I và tiểu vùng II tập trung 96.053 người (71,2% dân số của huyện) và chiếm 66,5% diện tích, đã sản xuất được 28.498,9 tỷ đồng năm 2011 (chiếm 19,2% giá trị sản xuất của huyện). Trước năm 2009, đây là khu vực phát triển công nghiệp - dịch vụ sôi động nhất huyện, tập trung nhiều làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp truyền thống cùng hoạt động dịch vụ sầm uất ở thị trấn Chờ. Tuy nhiên hiện nay với việc quy hoạch KCN trọng điểm tại xã Yên Trung, tiểu vùng III trở thành vùng kinh tế trọng điểm công nghiệp của huyện. Tiểu vùng III nằm ở phía Đông chiếm 1/3 về diện tích và 80,8% về giá trị sản xuất, năm 2011 đạt 120.216,5 tỷ đồng. Đây còn là khu vực khá phát triển về nông nghiệp, cung cấp lương thực, thực phẩm có chất lượng tốt như lúa gạo, dưa chuột, su hào, bí xanh, lạc, khoai tây, bò thịt,... cho nhu cầu trong và ngoài huyện.

Việc phát triển kinh tế huyện theo lãnh thổ với hướng chuyên môn hóa khác nhau góp phần khai thác tối đa lợi thế của các tiểu vùng. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế, chú ý hạn chế sự chênh lệch quá lớn về phát triển kinh tế giữa tiểu vùng I, II và tiểu vùng III.

3.2. Ngành công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp 3.2.1. Khái quát chung 3.2.1. Khái quát chung

Trong lịch sử phát triển kinh tế, người dân Yên Phong sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước, song ở mỗi làng quê người dân cũng tạo ra những những sản phẩm tiểu thủ công nghiệp đặc trưng. Các sản phẩm này đều gắn liền với ngành trồng lúa nước như làm cầy bừa, đan rổ, thúng, nong…; gắn với đời sống sinh hoạt của nhân dân như dệt vải, dệt lụa, may mặc, đóng gạch, nghề mộc để làm nhà… Cùng với thời gian và sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp trung trên địa bàn, nhiều làng nghề đã mai một và cũng xuất hiện các làng nghề mới, song tiểu thủ công nghiệp vẫn giữ được vai trò nhất định cho sự phát triển công nghiệp của huyện.

Hiện nay, công nghiệp được đánh giá là ngành kinh tế then chốt, đẩy nhanh sự phát triển kinh tế của huyện. Năm 2011 giá trị sản xuất công nghiệp là 144.612,8 tỷ đồng, chiếm 97,2 giá trị sản xuất của huyện và 59,9% giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Bắc Ninh. Nhìn chung giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh vượt bậc, đặc biệt là trong năm 2010 và 2011, trên cả giai đoạn 2006 - 2011 tăng 143.611,1 tỷ đồng, năm 2011 gấp 144,3 lần so với năm 2006. Điều này đang dần khẳng định vai trò trụ cột của ngành công nghiệp trong nền kinh tế huyện, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Bảng 3.4: GTSX công nghiệp huyện giai đoạn 2006 – 2011

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Giá trị sản xuất (tỷ đồng) 1.001,7 1.625,5 2.135,7 9.105,0 34.635,3 144.612,8 Tỷ lệ so với tỉnh Bắc Ninh (%) 5.1 5.3 4,8 16,4 31,3 59,9

73

Biểu đồ 3.3: Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế huyện Yên Phong, giai đoạn 2006 - 2011

31,4 32,3 36 8,1 3,3 1,5 68,2 67,3 59,7 23,3 9,5 3,7 0,4 0,4 4,3 68,7 87,2 94,8 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Nhà nước Ngoài nhà nước Đầu tư nước ngoài

Cơ cấu theo thành phần kinh tế, khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn. Khu vực kinh tế Nhà nước, ngoài Nhà nước có xu hướng giảm nhanh. Ngược lại, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ trọng tăng nhanh vượt bậc, đặc biệt từ năm 2009 đến nay. Năm 2008 chỉ chiếm 4,3% đã tăng lên 94,8% năm 2011. Khu vực kinh tế này tiếp tục có xu hướng tăng nhanh về tỷ trọng và giá trị sản xuất cùng sự phát triển của KCN Yên Phong I, KCN Đông Thọ. Song song với sự gia tăng của khu vực kinh tế này thì khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng, tác phong lao động, trình độ công nghiệp... của huyện được cải thiện đáng kể. Mặt khác, tốc độ phát triển các lĩnh vực kinh tế khác như nông nghiệp, giao thông và nhiều dịch vụ khác cũng nhanh hơn.

Công nghiệp có mặt ở tất cả các xã trong huyện, tập trung hơn cả xã Yên Trung (tiểu vùng III), thị trấn Chờ, Trung Nghĩa, Đông Thọ (tiểu vùng II).

3.2.2. Các ngành công nghiệp chủ yếu

Nhìn chung ngành công nghiệp đã có nhiều thay đổi về cả quy mô sản xuất và chất lượng sản phẩm. Bên cạnh những ngành công nghiệp truyền

thống, trên địa bàn đã xuất hiện những ngành công nghiệp mới góp phần thay đổi diện mạo kinh tế của huyện. Các ngành công nghiệp chủ yếu của huyện là công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp điện tử, chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm kim loại.

3.2.2.1. Ngành công nghiệp điện tử

Ngành công nghiệp điện tử là một ngành công nghiệp hiện đại và non trẻ so với các ngành truyền thống, nhưng được chú trọng phát triển tại khu công nghiệp Yên Phong trên cơ sở liên doanh với nước ngoài. Ngành này bao gồm công nghiệp sản xuất linh kiện và lắp ráp điện tử mà điển hình là tập đoàn Samsung Electronics Việt Nam (SEV). Nhà máy này đã đi vào hoạt động vào tháng 4/2009 với diện tích mặt bằng 50 ha, dây truyền sản xuất hiện đại, hiện nay thu hút 23.000 lao động. Samsung 1 là nhà máy sản xuất điện thoại hoàn chỉnh và duy nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm này. Với sản

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế huyện yên phong, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2006-2011 (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)