Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện đã và đang tiếp tục được quy hoạch theo các khu vực tập trung, hạn chế việc phát triển các cơ sở sản xuất trong khu dân cư, tránh gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân. Các khu vực tập trung công nghiệp và khu công nghiệp tập trung, khu/cụm công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Yên Phong hiện nay bao gồm:
79
- Hộ sản xuấttiểu thủ công nghiệp
Hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp là đặc trưng của công nghiệp nông thôn. Sản xuất công nghiệp gắn liền với khu dân cư, có thể tận dụng lao động tại chỗ. Người lao động cần có kinh nghiệm sản xuất. Hiện nay, huyện Yên Phong hiện có 11.116 hộ tham gia sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã tạo việc làm cho 15.659 lao động trong nông thôn với mức lương bình quân 1.5-2.5 triệu đồng/tháng.
- Làng nghề công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ra đời do nhu cầu phát triển tất yếu của công nghiệp nông thôn. Những hộ sản xuất những ngành nghề giống nhau, tập trung theo đơn vị làng xã thì trở thành các làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Hiện nay huyện có 18 làng nghề, tập trung ở một số nhóm ngành: tơ tằm, đồ gỗ, cô đúc nhôm, chế biến lương thực thực phẩm và nấu rượu. Các làng nghề hoạt động tạo thương hiệu cho sản phẩm, đồng thời các hộ sản xuất trong làng có thể hỗ trợ công nghệ, lao động…Đặc trưng của làng nghề vừa sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp kết hợp với sản xuất nông nghiệp nên sản xuất mang tính thời vụ và gây ô nhiễm môi trường sống.
- Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp
Tính đến hết tháng 6 năm 2011 toàn huyện có 2 HTX tiểu thủ công nghiệp là Tam Giang và Văn Môn. Tuy nhiên các hợp tác xã sản xuất cầm chừng, không phát huy tiềm năng công nghiệp nên dần thay thế bằng các hình thức khác.
3.2.3.2. Điểm công nghiệp
Trên địa bàn huyện xuất hiện nhiều điểm công nghiệp, song điển hình nhất là nhà máy gạch Tanaka (Đông Tiến) và nhà máy Catalan (Đông Thọ), công ty may Đáp Cầu (Đông Tiến). Hạn chế lớn nhất của các điểm công nghiệp là sản xuất độc lập, thiếu mối liên hệ đa ngành. Mặt khác cần nhiều
vốn đầu tư cơ sở hạ tầng như kho hàng, đường giao thông… nên rất lãng phí. Song điểm công nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó chính là hạt nhân phát triển công nghiệp của vùng, từ đó hình thành các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp cao hơn.
3.2.3.3. Khu công nghiệp
Hiện nay, huyện Yên Phong có 2 khu công nghiệp có quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ là Yên Phong I và Yên Phong II (trong đó KCN Yên Phong II đang hoàn thiện khâu giải phóng mặt bằng).
KCN Yên Phong I, nằm trên địa bàn các xã Yên Trung, Long Châu do Tổng công ty Viglacera làm chủ đầu tư. Tổng diện tích của khu công nghiệp là 658,7ha (chiếm 10,9% tổng diện tích các KCN tỉnh Bắc Ninh), chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 là 344,8ha được khởi công từ năm 2005 và giai đoạn 2 mở rộng là 313,9ha.
KCN nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh với hệ thống giao thông vô cùng thuận lợi. Với vị trí nằm trên giao điểm giữa 2 tuyến giao thông hành lang Bắc – Nam là các Quốc lộ 1A, 1B nối Hà Nội với Lạng Sơn; hành lang Đông – Tây là Quốc lộ 18 mới nối Sân bay quốc tế Nội Bài (cách sân bay 22km) với cảng biển bước sâu Cái Lân (cách cảng 120km), Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh – Hải Dương – Hải Phòng (cách cảng Hải Phòng 110km). Ngoài ra KCN còn nằm gần các tuyến đường sắt: đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội – Lạng Sơn; đường sắt cao tốc Yên Viên – Bắc Ninh – Hạ Long. Đây là lợi thế so sánh lớn thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào KCN.
Giai đoạn 1 của dự án KCN đã được đầu tư xây dựng, hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ đồng bộ và hiện đại, hiện nay đã thu hút gần 40 doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư xây dựng với diện tích lấp đầy gần 80%. Các án đầu tư chủ yếu sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực công
81
nghệ cao, công nghệ sạch, trong đó có nhiều nhà đầu tư nước ngoài có thương hiệu mạnh chủ yếu đến từ Hàn Quốc đã và đang sản xuất kinh doanh thành công như: công ty TNHH SamSung Electronics Việt Nam, công ty TNHH thực phẩm Orion Vina, công ty TNHH NYK Logistics Việt Nam, công ty TNHH Emtech, công ty TNHH Samyoung Tecnologies, công ty TNHH Flexcom, công ty TNHH Han Wool, công ty Vitop Chemicals (Sanfirst), … Khu công nghiệp Yên Phong được đánh giá là một trong 3 tâm điểm công nghiệp lớn của miền Bắc đã và đang hoạt động thành công là: KCN Bắc Thăng Long (Hà Nội), KCN Tiên Sơn và khu Đại Đồng - Hợp Lĩnh (Bắc Ninh). Tổng số lao động đang làm việc trong KCN là hơn 28.000 người, trong đó có hơn 5.000 là người Yên Phong.
Hiện nay, Tổng công ty Viglacera đã và đang tiếp tục đầu tư vào KCN tổ hợp dịch vụ nhà ở cho công nhân, dịch vụ đào tạo nguồn nhân lực cho KCN – Trường cao đẳng nghề Viglacera (đã đi vào hoạt động năm học 2011-2012).
Khu công nghiệp là một động lực quan trọng cho sự phát triển công nghiệp và nền kinh tế chung của huyện; đồng thời góp phần khai thác có hiệu quả các thế mạnh về vị trí địa lý, nguồn lao động, nguồn nguyên liệu nông nghiệp dồi dào... Mặt khác, các KCN đã và đang thu hút hàng chục nghìn lao động nông thôn, tạo ra thị trường sức lao động mới, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội của huyện.
3.2.3.3. Khu/cụm công nghiệp
Khu/cụm công nghiệp Đông Thọ với tổng diện tích 160ha ha nằm trên địa bàn xã Đông Thọ, tổng mức đầu tư 540 tỉ đồng. Đây là khu/cụm công nghiệp duy nhất trên địa bàn huyện hiện nay. Giai đoạn I của khu công nghiệp Đông Thọ đã hoàn thành với quy mô diện tích 50ha và đã thu hút hơn 30 nhà đầu tư đăng ký thuê đất – trong đó có 5 nhà đầu tư đăng ký xây dựng chiếm tỉ lệ 65% diện tích lấp đầy. Giai đoạn II của khu công nghiệp này với quy mô
khoảng 110 ha đang được chủ đầu tư là Ban Quản lý Dự án huyện triển khai thực hiện.
3.3. Ngành nông – lâm – ngƣ nhiệp 3.3.1. Khái quát chung
Trong nền kinh tế huyện Yên Phong, khu vực nông - lâm - ngư nghiệp vẫn có vai trò quan trọng. Năm 2011, nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 1,8% giá trị sản xuất toàn huyện và thu hút khoảng 49.219 lao động (51% lao động có việc làm của huyện). Đây là ngành kinh tế có truyền thống từ lâu đời, cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của người dân đều gắn liền với đồng ruộng, cây lúa. Nhân dân có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, hiện nay từng bước tiếp thu và vận dụng nhiều tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất.
Bảng 3.6: Cơ cấu GTSX nông - lâm - ngƣ nghiệp huyện Yên Phong, giai đoạn 2006 – 2011 Năm Đơn vị 2006 2009 2011 Toàn huyện Tỉ lệ % so với cả tỉnh Nông nghiệp Lâm nghiệp Ngư nghiệp Tỷ đồng % % % % 1.477,9 28,5 95,5 0,1 4,8 1.026,2 29,5 94,2 0,1 5,7 2.676,9 20,7 92,3 0,2 7,5
Nguồn: UBND huyện Yên Phong
Mặc dù ngành chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế nhưng tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm, từ 48,1% năm 2006 đã giảm xuống còn 1,8% năm 2011. Giá trị sản xuất nông nghiệp không ổn định và có xu hướng tăng. Năm 2006 đạt 1.477,9tỷ đồng năm 2011 tăng lên 2.676,9 tỷ đồng. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2011 chiếm 27,4% giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh, điều này thể hiện ngành nông nghiệp Yên Phong (nghĩa rộng) không chỉ có vai trò quan trọng đối với kinh tế huyện, mà còn đóng góp một phần không
83
nhỏ cho giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của tỉnh. Tuy nhiên điều đó phần nào cũng phản ánh ngành nông nghiệp của huyện vẫn còn lạc hậu.
Về cơ cấu, sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế, tuy có xu hướng giảm nhưng rất chậm, giai đoạn 2006 – 2011 nông nghiệp giảm từ 95,5% xuống còn 92,3%. Hoạt động thủy sản đã được chú trọng phát triển nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ, hiện chiếm 7,5%. Do đặc điểm không có rừng nên hoạt động lâm nghiệp của huyện có tỷ trọng không đáng kể.
Hiện nay, huyện Yên Phong đang thực hiện đổi mới trong hoạt động nông nghiệp (theo nghĩa rộng, bao gồm nông - lâm - ngư): nền sản xuất hàng hóa gắn với thị trường, gắn với phát triển nông thôn, thực hiện dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, phát triển chăn nuôi, ngư nghiệp…
3.3.2. Ngành nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành kinh tế truyền thống không chỉ cung cấp lượng thực, thực phẩm phục vụ cho nhu cầu trực tiếp của nhân dân trong vùng mà còn là nguồn nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp và xuất khẩu. Dựa trên những lợi thế về đất trồng, khí hậu, nguồn nước, nguồn lao động dồi dào có nhiều kinh nghiệm sản xuất ngành nông nghiệp từng bước phát triển theo chiều sâu, tiến tới một nền nông nghiệp hàng hóa cho giá trị cao hơn.
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Phong năm 2011 là 6.170,38ha, chiếm 63,7% diện tích đất tự nhiên cả huyện và 12,3% diện tích đất nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh. Về cơ bản diện tích đất này đã được giao ổn định tới từng hộ dân, tuy nhiên ngày càng bị thu hẹp do nhường chỗ cho phát triển công nghiệp, giao thông, đô thị.
Mặc dù tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm nhanh trong cơ cấu giá trị sản xuất nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp có xu hướng tăng và có vai trò quan trọng trong các hoạt động sản xuất của huyện. Năm 2006 giá trị sản xuất nông nghiệp là 1.411,4 tỷ đồng tăng lên 2470,8 tỷ đồng năm 2011. Ngành nông
75,7% 21,9% 2,4% 39,1% 57,8% 3,1% Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp
nghiệp huyện có vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp của tỉnh Bắc Ninh, giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện chiếm 27,4% giá trị sản xuất nông nghiệp cả tỉnh (năm 2011).
Biểu đồ 3.4: Cơ cấu GTSX nông nghiệp huyện Yên Phong
Bảng 3.7: Giá trị và cơ cấu GTSX nông nghiệp huyện Yên Phong, giai đoạn 2006-2011 Năm Đơn vị 2006 2009 2011 Giá trị sản xuất Tỷ lệ % so với tỉnh Tỷ đồng % 1.411,4 26,2 966,7 16,4 2.470,8 27,4
Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp
Trồng trọt % 57,8 48,4 21,9
Chăn nuôi % 39,1 48,1 75,7
Dịch vụ nông nghiệp
% 3,1 3,5 2,4
Nguồn: UBND huyện Yên Phong, Niên giám thống kê huyện Yên Phong
Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp có sự chuyển dịch tích cực. Ngành trồng trọt có xu hướng giảm mạnh, năm 2006 chiếm 57,8% đã giảm xuống
85
21,9% năm 2011. Chăn nuôi được chú trọng phát triển nên tăng nhanh về tỷ trọng từ 39,1% năm 2006 lên 75,7% năm 2011. Dịch vụ nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ, 2,4% năm 2011.
3.3.2.1. Ngành trồng trọt
Do những thuận lợi về đất trồng và khí hậu mà huyện Yên Phong có cơ cấu cây trồng khá đa dạng, bao gồm cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, trong đó cây lương thực có vai trò quan trọng nhất. Năm 2011 tổng diện tích gieo trồng cả huyện là 11.456ha (chiếm 12,5% diện tích gieo trồng tỉnh Bắc Ninh) trong đó diện tích cây lương thực có hạt là 10.354 ha chiếm 90,3% diện tích gieo trồng của huyện và 13,5% diện tích của tỉnh.
- Cây lương thực
Các cây lương thực chủ yếu ở huyện là lúa và cây hoa màu lương thực như ngô, khoai lang, khoai tây… Việc đưa các giống mới vào sản xuất, thay đổi cơ cấu mùa vụ, áp dụng các biện pháp thâm canh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đã góp phần nâng cao năng suất và sản lượng cây lương thực.
* Cây lúa:
Trong cơ cấu cây lượng thực cây lúa là cây trồng giữ vị trí quan trọng nhất. Diện tích và sản lượng lúa chiếm tỷ lệ trên 95% diện tích và sản lượng cây lương thực có hạt, năm 2011 cây lúa chiếm 98,3% diện tích và 99,8% sản lượng lương thực có hạt.
Giai đoạn 2006 – 2011 mặc dù diện tích cây lương thực nói chung và cây lúa giảm, diện tích trồng lúa giảm 822ha, nhưng sản lượng lúa giảm lại có xu hướng tăng 4.745tấn. Nguyên nhân chính do quy hoạch điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Ngoài ra, diện tích trồng lúa cũng có xu hướng giảm để thay thế bằng cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Cơ cấu giống lúa, hiện nay trên toàn huyện có xu hướng chyển dịch theo hướng mở rộng diện tích lúa lai, lúa chất lượng cao, giảm diện tích các giống lúa thuần năng suất thấp. Các giống lúa lai trồng đại trà trên địa bàn là
Bắc ưu 903 và Việt lai 24. Hiện nay huyện đã đưa thêm các giống lúa mới nhập khẩu từ Trung Quốc như lúa lai Q.Ưu1 và D.Ưu6511vào trồng đại trà. Đây là những giống lúa có nhiều ưu điểm: năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, lúa cứng cây, không đổ và cho chất lượng gạo tốt. Các giống lúa nếp trồng đại trà là Nếp PD2, Nếp 9603... Các giống lúa thuần như Khang Dân, C70.
Bảng 3.8: Một số tiêu chí sản xuất lƣơng thực huyện Yên Phong, giai đoạn 2006- 2011
Tiêu chí Đơn vị Năm 2006 Năm 2009 Năm 2011
1. Diện tích cây LT có hạt
Tỷ lệ (%) so với tỉnh
Diện tích trồng lúa cả năm
Tỷ lệ % diện tích cây LT có hạt Tỷ lệ % so với diện tích lúa cả
tỉnh Ha % Ha % % 11.286 16,1 11.148 96,4 16,8 10.628 14,0 10.602 98,3 14,2 10.354 13,5 10.326 99,7 13,9 2. Sản lƣợng LT có hạt Tỷ lệ (%) so với tỉnh Sản lượng lúa cả năm Tỷ lệ % sản lượng LT có hạt Tỷ lệ % sản lượng lúa tỉnh Tấn % Tấn % % 60.082 18,5 59.627 98,2 18,4 62.262 14,2 62.161 99,8 14,5 64.455 13,4 64.372 99,8 14,6
3. Năng suất lúa cả năm
Tỷ lệ % so với cả tỉnh Tạ/ha % 53,3 110,9 58,6 103,5 62,3 98,0 4. Bình quân LT có hạt/ngƣời Tỷ lệ % so với tỉnh Kg/người % 485,9 124,9 490,6 114,3 480,7 106,1
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh
Năm 2011 diện tích lúa hàng hóa 3.687ha đạt 35,7%, lúa lai 3.084ha đạt 30,0% tổng diện tích gieo trồng. Hình thành vùng các vùng sản xuất lúa lai như Đông Xá (Đông Phong), Vọng Nguyệt (Tam Giang), Phấn Động (Tam
87
Đa)… và các vùng lúa hàng hóa như xã Yên Trung, Dũng Liệt, Đông Yên (Đông Phong), Ngô Nội (Trung Nghĩa).
Nhìn chung, bình quân lương thực có hạt trên người vẫn cao mặc dù, do nhiều nguyên nhân diện tích có giảm, nhưng sản lượng lúa vẫn tăng liên tục. Năm 2011, chỉ số bình quân lương thực có hạt/người của huyện là 480,7kg/người, chiếm 106,1% so với tỉnh Bắc Ninh.
Về cơ cấu mùa vụ, một năm canh tác hai vụ lúa chính là vụ đông xuân và vụ mùa. Diện tích hai vụ lúa này tuy không chênh lệch đáng kể nhưng do năng suất vụ đông xuân cao hơn vụ mùa nên sản lượng lúa đông xuân thường gấp khoảng 1,2 lần so với vụ mùa. Ngoài ra trong vụ mùa có thể trồng hai vụ là trà mùa trung và trà mùa muộn, rất thích hợp với các giống lúa ngắn ngày, cho phép canh tác 3 vụ lúa trên nhiều diện tích.
Bảng 3.9: Diện tích, năng suất, sản lƣợng lúa theo vụ huyện Yên Phong năm 2011
Chỉ tiêu Vụ Đông xuân Vụ mùa Cả năm
1. Diện tích (ha) Tỷ lệ % so với tỉnh (%) 5.193 14,1 5.133 14,1 10.326 14,18 2. Năng suất (tạ/ha)
Tỷ lệ % so với tỉnh (%) 69,1 98,1 55,5 99,6 62,3 98,1 3. Sản lượng (tấn) Tỷ lệ % so với tỉnh (%) 34.613,5 13,8 29.758,5 13.7 64.372 13,7
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Phong * Cây hoa mầu lương thực:
Điều kiện tự nhiên của huyện khá thích hợp với nhiều loại cây hoa mầu