Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế huyện yên phong, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2006-2011 (Trang 30)

1.1.3.1. Các chỉ tiêu cấp quốc gia và tỉnh

- Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product viết tắt là GDP): là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia ở một thời gian nhất định (thường là một năm tài chính).

GDP thường được sử dụng để phân tích cơ cấu kinh tế, mối quan hệ tỉ lệ giữa các ngành trong sản xuất, mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với phần huy động vào ngân sách. Chỉ tiêu này còn tính tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, nghiên cứu sự thay đổi về khối lượng hàng hóa, dịch vụ sản xuất. Ngoài ra còn dùng để đánh giá trình độ phát triển và mức sống của con người.

- Tổng thu nhập quốc gia (Gross National Income viết tắt là GNI): là tổng thu nhập sản phẩm từ vật chất và dịch vụ cuối cùng do công dân của một quốc gia tạo nên trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm tài chính).

GNI lớn hơn hay nhỏ hơn GDP tùy thuộc mối quan hệ kinh tế (đầu tư vốn, lao động,…) giữa một nước với nhiều nước khác. Những quốc gia có vốn đầu tư ra nước ngoài cao thì GNI lớn hơn GDP. Ngược lại, những nước đang tiếp nhận đầu tư nhiều hơn là đầu tư ra nước ngoài sẽ có GDP lớn hơn GNI.

- GNI và GDP bình quân đầu người: GNI/đầu người và GDP/đầu người được tính bằng GNI và GDP chia cho tổng số dân ở một thời điểm nhất

21

định. Chie số GNI/người và GDP/người phản ánh trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia và được coi là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng cuộc sống.

- Cơ cấu kinh tế: là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỉ trọng tương ứng của chúng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành. Cơ cấu kinh tế có vai trò quyết định tới sự phát triển và tăng trưởng kinh tế cũng như quyết định đến sự phát triển của xã hội. Để phân tích cơ cấu nền kinh tế, người ta chia nền kinh tế thành các góc độ sau:

+ Góc độ ngành: được chia thành các nhóm ngành: nông- lâm- ngư nghiệp (khu vực I); công nghiệp- xây dựng (khu vực II) và dịch vụ (khu vực III). Cơ cấu kinh tế theo ngành phản ánh số lượng, vị trí, tỷ trọng các ngành, lĩnh vực, bộ phận cấu thành nền kinh tế.

+ Góc độ lãnh thổ: cho thấy cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ, phản ánh khả năng kết hợp, khai thác tài nguyên, tiềm lực kinh tế- xã hội của các vùng phục vụ cho mục đích phát triển nền kinh tế. Mỗi cấp lãnh thổ đều có cơ cấu kinh tế lãnh thổ của nó. Nếu được tổ chức, các mối quan hệ giữa các cấp phân vị lãnh thổ sẽ tạo nên mối quan hệ ngang rất chặt chẽ đảm bảo cho toàn bộ các hoạt động trong mỗi lãnh thổ và giữa các lãnh thổ thống nhất, cân đối hài hòa để phát triển một cách nhịp nhàng, có hiệu quả.

+ Góc độ sở hữu: là tương quan tỉ lệ giữa các thành phần kinh tế tham gia vào các ngành, lĩnh vực hay các bộ phận hợp thành nền kinh tế. Phản ánh khả năng khai thác năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của một thành viên xã hội. Một nền kinh tế thường có nhiều hình thức sở hữu khác nhau, ở đó có loại hình kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế và từ đó thể hiện rõ quan điểm, xu hướng phát triển kinh tế. Trong điều kiện toàn cầu hóa việc phân định các loại hình kinh tế là rất quan trọng, có tác dụng thúc đẩy, mở rộng sự phát triển kinh tế chung.

1.1.3.2. Các chỉ tiêu cho cấp huyện

- Giá trị sản xuất: là kết quả hoạt động các ngành sản xuất tạo ra các sản phẩm vật chất trong thời gian nhất định. GTSX theo ngành kinh tế bao gồm: giá trị sản xuất nhóm ngành nông- lâm- thủy sản, công nghiệp- xây dựng và dịch vụ. GTSX trong nội bộ các ngành kinh tế và theo lãnh thổ.

- Tốc độ tăng trưởng GTSX: thể hiện mặt định lượng tăng trưởng kinh tế ở cấp huyện thường được tính theo giá so sánh (1994) một năm cố định gọi là năm mốc.

- Cơ cấu giá trị sản xuất: thể hiện qui mô và tỷ trọng các ngành, nội bộ từng ngành, thành phần kinh tế và lãnh thổ trong nền kinh tế cấp huyện.

- Năng suất lao động và mức tăng năng suất lao động: năng suất lao động được đo bằng GTSX trên tổng số lao động làm việc theo từng nhóm ngành.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế huyện yên phong, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2006-2011 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)