Nhu cầu vốn đầu tư trên toàn huyện rất lớn so với nguồn lực và khả năng của từng địa bàn và sự hỗ trợ của Trung ương. Vì vậy, việc huy động vốn đầu tư là việc làm rất cần thiết và phân thành từng giai đoạn, có sự sắp xếp hợp lí, lựa chọn các dự án ưu tiên và có cơ chế hợp lý để thu hút vốn đầu tư, nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Trong cơ cấu vốn đầu tư phân theo các ngành kinh tế, nông nghiệp cần ít vốn đầu tư nhất vào khoảng 300 – 500 nghìn tỷ đồng phục vụ cho phát triển xây dựng các vùng sản xuất lương thực - thực phẩm sản phẩm chất lượng cao, phương tiện kỹ thuật hiện đại, đặc biệt hoàn thiện hệ thống dịch vụ trong nông nghiệp. Đối với ngành công nghiệp - xây dựng cần có khoảng 2.500 tỷ đồng vốn đầu tư cho xây dựng các khu công nghiệp, đổi mới trang thiết bị,… Ngành dịch vụ cần khoảng 800 tỷ đồng vốn đầu tư. Như vậy, vốn đầu tư được phân bổ cho tất cả các ngành kinh tế, trong đó hai ngành trọng điểm chiếm phần lớn nguồn vốn đầu tư là công nghiệp và dịch vụ.
Các nguồn vốn đầu tư có thể huy động: Nguồn vốn địa phương:
Tăng cường phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm để tăng nguồn thu, bổ sung vốn phát triển sản xuất và cơ sở hạ tầng. Đây là giải pháp cần làm liên tục và lâu dài.
Mở rộng hình thức liên doanh, liên kết trong sản xuất, tăng cường các biện pháp để khai thác các hình thức vay vốn với lãi xuất ưu đãi để đầu tư cho nền kinh tế.
Vận động tranh thủ các dự án, chương trình đầu tư của nhà nước, của tỉnh và các tổ chức quốc tế. Đây là giải pháp mang ý nghĩa kinh tế quan trọng cần huy động mọi ngành cấp cùng thực hiện. Có chính sách thông thoáng trong việc cấp giáy phép đầu tư.
Huy động nguồn vốn tự có của nhân dân bằng nhiều hình thức. Nguồn vốn chủ yếu để kiến thức cơ sở hạ tầng như thủy lợi, giao thông, hệ thống điện, trường học, trạm y tế...
Phát triển hệ thống ngân hàng công thương, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, quỹ tín dụng tới tận các trung tâm cụm, xã.
Vốn đầu tư nước ngoài
Nguồn vốn này có thể thu hút từ nguồn vốn FDI, vốn ODA. Trong đó, vốn ODA có thể huy động trong xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống đường giao thông. Nguồn vốn FDI thu hút để xây dựng các khu công nghiệp, đổi mới trang thiết bị, hiện đại hoá công nghiệp, chuyển giao công nghệ,…
Việc phân bổ các nguồn vốn có thể được phân chia như sau: vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng chiếm khoảng 22 – 25%, vốn cho phát triển sản xuất chiếm khoảng 70 – 75%. Trong đó, vốn cho các ngành sản xuất chủ yếu phục vụ cho hoạt động công nghiệp. Việc thu hút vốn đầu tư phải gắn với sử dụng hợp lý, hiệu quả, tránh lãng phí nhằm đạt hiệu quả cao nhất cho phát triển kinh tế.
131
4.2.2. Đào tạo và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực
Hiện nay nguồn lao động dồi dào, giá rẻ không còn là một lợi thế thu hút vốn đầu tư. Do vậy, song song với việc nâng cao cơ sở hạ tầng, có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp một cách thông thoáng, đào tạo nguồn nhân lực cũng là một giải pháp thu hút nguồn vốn đầu tư vào địa phương, góp phần bền vững trong phát triển kinh tế.
Các giải pháp nâng cao trình độ cho người lao động:
Đẩy mạnh công tác đào tạo, dạy nghề trên địa bàn huyện. Phối hợp với các trường, cơ sở dạy nghề trong và ngoài tỉnh để đào tạo nghề cho lao động phục vụ cho các chương trình, dự án của huyện.
Nâng cao dân trí cho cộng đồng bằng các hình thức thông tin đại chúng để tiếp cận nhanh với các phương pháp làm ăn, kinh doanh có hiệu quả.
Đối với các chủ hộ trang trại hay hộ gia đình thường xuyên được đào
tạo và tập huấn về giống, kĩ thuật sản xuất,... để nâng cao trình độ của lao động nông nghiệp nhằm hướng tới mỗi chủ trang trại và chủ hộ gia đình là một tế bào kinh tế vững mạnh.
Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật, quản lý:
Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức quản lí Nhà nước mới
và kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức quản lý Nhà nước, ưu tiên cấp tỉnh và cấp cơ sở. Bồi dưỡng cán bộ cả ở trong nước và ở nước ngoài.
Tập trung bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ cán bộ ở xã, thôn, hợp tác xã để có đủ năng lực và trình độ lãnh đạo. Có kinh nghiệm để xây dựng các chính sách phát triển kinh tế phù hợp trong xã hội canh tranh.
Thường xuyên tổ chức trường lớp và cử cán bộ đi học đại học và trên
Có chính sách thu hút nhân lực đã qua đào tạo về công tác tại địa phương như ưu đãi về nhà ở, tiền lương; khuyến khích người lao động tự nâng cao trình độ bằng việc đài thọ tiền học phí, sinh hoạt,...
4.2.3. Hoàn thiện kết cấu hạ tầng
Tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi quan trọng như các trạm bơm: Phấn Động, Phù Cầm, Bát Đàn, Đông Thọ, Vọng Nguyệt. Nâng cấp, cải tạo và hoàn thiện các công trình hiện có, thường xuyên tu bổ hệ thống đê, kè, cống, hoàn thành kiên cố hoá kênh mương, trước mắt tập trung vào những tuyến kênh chính như kênh tiêu Đông Thọ, Hữu Chấp, Vọng Nguyệt.
- Về giao thông, lập quy hoạch chi tiết phát triển giao thông huyện đến năm 2020. Có kế hoạch nâng cấp, mở rộng các tuyến tỉnh lộ như TL 286, TL 277, tuyến huyện lộ khác, đường thôn xóm, đường giao thông nội đồng. Triển khai công tác bồi thường giải phóng mặt bằng Quốc lộ 3 (đoạn qua Hòa Tiến, Yên Phụ) tạo điều kiện thuận lợi nhất để hoàn thành công trình đúng thời hạn. Đầu tư nâng cấp cứng hóa bề mặt các tuyến đường trục chính của huyện như: Thực Phẩm - Đại Lâm, Cầu Tó - Đông Anh, Tam Đa - Đông Phong...
- Về đô thị, xây dựng: Từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị và phúc lợi công cộng. Hiện nay huyện đã quy hoạch 2 trung tâm đô thị (thị trấn Chờ mở rộng và Đông Phong) với tổng diện tích 300 ha. Trước mắt tập trung xây dựng xong các trụ sở cơ quan huyện, làm mới và nâng cấp hệ thống đường nội thị, điện chiếu sáng công cộng, hệ thống cây xanh, cấp nước sạch và thoát nước, xử lý rác thải ở thị trấn Chờ và các thôn xóm.
Thực hiện quy hoạch nông thôn mới theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đảm bảo khang trang, sạch đẹp, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững. Tăng cường hỗ trợ đầu tư đường giao thông, cấp điện, cấp nước sạch, trường học, trạm xá, chợ cho khu vực nông thôn. Đồng thời đầu tư xây dựng thêm nhiều nhà văn hóa, thư viện của thôn, xã, khu trung tâm luyện tập và thi
133
đấu thể thao.... Xây dựng mới và cải tạo nâng cấp mạng lưới điện hiện có, từng bước thực hiện điện khí hóa nông thôn.
4.2.4. Mở rộng liên kết và hợp tác với các huyện, tỉnh lân cận
Trong quá trình phát triển kinh tế của huyện, liên kết hợp tác cùng phát triển với các huyện thị và các tỉnh lân cận cho phép khai thác tối đa các lợi thế so sánh của địa phương; đồng thời tạo nên “dây truyền sản xuất” liên tục, thông suốt từ vùng nguyên liệu đến vùng sản xuất, từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng.
Tăng cường các chương trình hợp tác, phát triển kinh tế với các địa phương lân cận. Cần có chương trình, dự án liên kết, liên doanh phát triển nhằm lợi dụng tốt nhất tiềm năng của huyện, phục vụ phát triển chung và tạo ra các mối liên kết kinh tế, tăng trưởng giữa các huyện thị và các vùng lân cận.
Phối hợp lợi thế so sánh của các huyện để phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khuyến khích các doanh nghiệp trong huyện hợp tác đầu tư sản xuất, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
4.2.5. Khoa học công nghệ
Ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để phát triển góp phần khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên thiên nhiên và tiết kiệm lao động.
Đối với công nghiệp: Có chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào KCN Yên Phong I, Yên Phong II và các khu, cụm công nghiệp và và nhỏ của huyện. Có sự lựa chọn đầu tư tập trung lĩnh vực công nghệ cao như công nghiệp điện tử, chế tạo máy... Đối với các làng nghề truyền thống quy hoạch thành cụm công nghiệp làng nghề với quy mô sản xuất lớn, đổi mới và hoàn thiện công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm và hạn chế ô nhiễm môi trường.
Đối với dịch vụ: Từng bước hiện đại hoá hệ thống bưu chính viễn thông, áp dụng hệ thống truyền số liệu và mạng máy tính chuyên ngành, bảo đảm khai thác có hiệu quả mạng đa dịch vụ.
Đối với sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: Để chuyển nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá phải đưa nhanh giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất. Phổ cập các biện pháp về công tác thú y, bảo vệ thực vật và chuyển giao những tiến bộ sản xuất đến hộ nông dân; Từng bước ứng dụng những thành tựu công nghệ sinh học vào sản xuất và bảo quản, chế biến để tăng giá trị nông sản, thực phẩm.
Thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường, đặc biệt quan tâm đến khu vực đô thị, các cụm, khu công nghiệp và việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp.
Nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu khoa học xã hội và quản lý vào sản xuất và đời sống, từng bước tin học hoá công tác quản lý.
4.2.6. Mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm
Tập trung tăng mức đầu tư để từng bước hình thành các trung tâm thương mại - dịch vụ ở thị xã, thị trấn. Mở rộng mạng lưới chợ nông thôn để thuận lợi việc tiêu thụ nông sản và cung cấp dịch vụ nông nghiệp cho người dân. Mở rộng thị trường nông thôn, tăng quy mô thị trường nội địa theo hướng đa dạng hoá, sử dụng các biện pháp thích hợp để kích thích sức mua của dân nhất là ở vùng nông thôn như: cấp tín dụng để xây dựng nhà ở, mua trang thiết bị kỹ thuật; ứng trước, bán chịu hàng hoá cho nông dân.
Tiếp tục củng cố, mở rộng hệ thống thương nghiệp quốc doanh, đưa hệ thống này trở thành lực lượng đóng vai trò chủ đạo trong cung cấp vật tư sản xuất và hàng tiêu dùng. Thông qua thị trường ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ổn định cho khu vực kinh tế nông thôn.
Xúc tiến xây dựng các cơ sở, xí nghiệp thu mua và chế biến nông sản để nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp và thực hiện chương trình xuất khẩu của huyện.
Đối với thị trường bên ngoài như thành phố Bắc Ninh, Từ Sơn, Hà Nội cần tranh thủ mở rộng bằng hàng nông sản có chất lượng cao như gạo nếp hoa
135
trắng, gạo Bắc Hương, gạo Tám, rau và thực phẩm sạch... Đây là những thị trường đông dân, khó tính nên phải có kế hoạch chú trọng khâu chất lượng để nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản.
4.2.7. Cải cách bộ máy hành chính nhà nƣớc, nâng cao hiệu lực quản lý, hỗ trợ mọi thành phần kinh tế phát triển
Tiếp tục thực hiện cải cách bộ máy hành chính huyện theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Tạo điều kiện thuận lợi cho từng cá nhân, hộ kinh doanh, HTX, doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.
Có chương trình, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng thường xuyên cán bộ, công chức, các doanh nhân. Thực hiện tốt chế độ tuyển dụng, nâng bậc, ngạch, chế độ tiền lương. Khuyến khích, tạo động lực cho công chức, viên chức nhà nước vươn lên hoàn thành mọi chức trách công vụ của mình.
4.2.8. Giải pháp về cơ chế - chính sách
Về chính sách đất đai: Tiếp tục đẩy mạnh vận động nhân dân chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp, thực hiện dồn điền đổi thửa từ ô nhỏ sang ô lớn. Quy hoạch các vùng cây chuyên canh, vùng nuôi cá xen lẫn cấy lúa, vùng đào ao thả cá nuôi trồng thủy sản. Làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đến năm 2020. Dành quỹ đất để phát triển các cụm công nghiệp, KCN, khu đô thị. Đền bù thoả đáng khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang các mục đích khác và có định hướng để người dân tiếp tục các hoạt động sản xuất khác. Tích cực chuyển đất chưa sử dụng thành đất được sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế. Tiến hành xây dựng các quy hoạch ngành và lĩnh vực trên địa bàn, trong đó ưu tiên cho việc xây dựng các hệ thống đô thị. Bên cạnh đó, cần thường xuyên giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định này nhằm đảm bảo mục tiêu, tiến độ đề ra.
Về đầu tư: mở cửa nền kinh tế, tạo môi trường đầu tư thuận lợi về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, xã hội, sinh thái, pháp luật; xây dựng các cơ chế linh hoạt
để nhanh chóng chuẩn bị mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng; làm tốt công tác quảng cáo và tiếp thị đầu tư; đơn giản thủ tục hành chính.
Về thuế và tín dụng: thực hiện miễn giảm thuế hoặc lợi tức cho cơ sở sản xuất mới thành lập, nghiên cứu miễn giảm thuế doanh thu với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm qua chế biến, đặc biệt là chế biến tinh. Đồng thời, tăng cường hoạt động của hệ thống ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng cho vay đối với người nghèo. Mở rộng mạng lưới tín dụng, tăng dần vốn vay trung hạn và dài hạn, đáp ứng yêu cầu nguồn vốn cho CNH nông thôn.
Các chính sách hỗ trợ nông nghiệp: Đẩy mạnh khuyến nông từ huyện đến cơ sở. Thông qua hệ thống khuyến nông, Nhà nước thực hiện chuyển giao kỹ thuật, công nghệ đến với nông dân. Mở rộng thí điểm các chương trình dự án “Nạc hóa đàn lợn”, “Sind hóa đàn bò”, ứng dụng các cây con giống mới... Thường xuyên phổ biến kỹ thuật sản xuất mới, điều tra dự báo tình hình sản xuất rau sạch IPM, chương trình chăn nuôi theo phương pháp sản xuất công nghiệp, VAC tổng hợp... Ban hành chính sách trợ giá thuế, chi phí tiêm phòng cho đàn gia súc, hỗ trợ 100% chi phí khảo nghiệm giống cây con mới, nhằm chọn lọc những giống tốt phù hợp với điều kiện của huyện.
4.3. Tiểu kết
So với những tiềm năng vốn có của mình, hiện nay hiện trạng phát triển kinh tế huyện Yên Phong còn chưa tương xứng. Do vậy, những định hướng và giải pháp phát triển kinh tế của huyện đến năm 2020 có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế của huyện.
Những định hướng và giải pháp trên đều dựa trên cơ sở các quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế chung của Đảng và Nhà nước và được phân tích, nghiên cứu gắn với lãnh thổ huyện. Các định hướng nhấn mạnh tới sự phát triển của từng ngành kinh tế, khai thác tối đa tiềm năng của vùng. Trong đó, công nghiệp và dịch vụ vẫn đang là những lĩnh vực được ưu tiên phát triển của huyện. Về công nghiệp, ngoài những ngành công nghiệp chủ đạo, huyện
137
chú ý thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp hiện đại như cơ khí lắp ráp, điện tử tin học,… Bên cạnh đó, chú ý vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp hợp lý tạo động lực phát triển chung cho tất cả các địa phương của