Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế huyện yên phong, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2006-2011 (Trang 43)

2.2.1. Địa hình

Huyện Yên Phong nằm trong vùng ĐBSH nên nhìn chung địa hình tương đối bằng phẳng, xen kẽ nhiều vùng thấp trũng nằm rải rác ở các xã trong huyện. Do ảnh hưởng của các vận động kiến tạo trong kỷ Neogen, nhiều vùng của miền Bắc được nâng lên tạo thành dạng địa hình đồi núi thấp. Yên Phong là địa bàn chuyển tiếp, nên địa hình có xu thế thấp dần từ dãy Thất Diệu Sơn (xã Yên Phụ) ở Tây Bắc xuống Đông Nam. Độ cao trung bình khoảng 4 - 5m so với mặt nước biển, nơi cao nhất là cánh đồng xã Yên Phụ cao 7m, nơi thấp nhất là cánh đồng Đại Chu cao 2,5m so với mực nước biển.

Xung quanh huyện có hệ thống sông ngòi bao bọc nên hàng năm vào mùa mưa nguy cơ ngập úng thường xuyên xảy ra nếu không có hệ thống bơm tiêu tốt.

Nhìn chung, địa hình của huyện khá thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới giao thông, thủy lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày… Nhiều vùng đất trũng có điều kiện tạo ra những vùng chuyên canh nuôi trồng thủy sản hoặc lúa kết hợp thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên cần phải có quy hoạch và kế hoạch đầu tư phù hợp để khai thác tiềm năng nhằm đạt hiệu quả sử dụng đất cao.

2.2.2. Đất đai

a. Các nhóm đất

Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng. Hiện nay với xu thế phát triển kinh tế theo hướng CNH, ưu tiên phát triển công nghiệp đã xuất hiện nhiều tác động tiêu cực tới phát triển nông nghiệp. Một phần không nhỏ diện tích đất nông nghiệp được chuyển sang các mục đích sử dụng khác như đất công nghiệp, đất chuyên dùng và đất ở. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng lương thực hàng năm, đe dọa an ninh lương thực đối với một vùng đông dân như địa bàn huyện. Vì vậy, việc nghiên cứu đầy đủ về quy mô, chất lượng, cơ cấu đất cũng như cơ cấu sử dụng đất có ý nghĩa to lớn cho việc xây dựng định hướng phát triển kinh tế huyện phù hợp.

Đất đai trên địa bàn huyện được hình thành chủ yếu từ quá trình bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, mà trực tiếp là 3 con sông: sông Cầu, sông Cà Lồ và sông Ngũ Huyện Khê. Phần rất ít còn lại được hình thành tại chỗ do sự phong hóa trực tiếp từ đá mẹ. Vì vậy quỹ đất của huyện được chia thành các nhóm chính như sau:

- Nhóm đất phù sa: Là nhóm đất chiếm phần lớn diện tích đất nông nghiệp và đất tự nhiên của huyện. Theo khảo sát năm 2010 nhóm đất này có 4.934,5 ha chiếm 50,9 % diện tích tự nhiên và 75,06 % tổng diện tích đất nông nghiệp, phân bố ở hầu hết các xã trong huyện. Trong đó chia thành các nhóm đất nhỏ sau:

+ Đất phù sa glây:

Đất phù sa glây xuất hiện ở các xã có địa hình thấp, trũng và thường bị ngập úng trong mùa mưa như các xã Yên Trung, Tam Đa, Thị Trấn Chờ, Tam Giang, Đông Yên. Hiện nay, loại đất này có khoảng 1.460,1 ha chiếm 22,21% diện tích đất nông nghiệp. Mục đích sử dụng chính vẫn là trồng lúa và cây công nghiệp ngắn ngày, nhưng hiệu suất sử dụng đất không cao. Hiện đang được quy hoạch để chuyển đổi thành vùng sản xuất lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản.

35

+ Đất phù sa có tầng biến đổi:

Hiện nay có khoảng 1.398,3 ha, chiếm 21,27% diện tích đất nông nghiệp. Phân bố chủ yếu ở các xã Văn Môn, Thị trấn Chờ, Đông Thọ, Yên Phụ và Long Châu là những nơi có địa hình chân ruộng vàn, nơi chuyển tiếp từ các vùng địa hình cao sang địa hình trũng.

+ Đất phù sa chua:

Đất phù sa chua có diện tích lớn nhất trong cơ cấu đất nông nghiệp, hiện có khoảng 1.850,39 ha, được phân bố hầu hết các xã trong huyện.

+ Đất phù sa ít chua:

Đất phù sa chua là loại đất hàng năm vẫn được bồi tụ phù sa, phân bố ở vùng ngoài đê sông Cầu và sông Cà Lồ. Tuy nhiên, loại đất này chiếm diện tích không đáng kể chỉ có khoảng 225,71ha, chiếm 3,4% cơ cấu đất nông nghiệp. Hiện nay vẫn được sử dụng để trồng dâu nuôi tằm .

Nhìn chung, trong cơ cấu đất nông nghiệp, đất phù sa có diện tích cao nhất. Loại đất này rất thích hợp để trồng lúa cũng như rau và hoa mầu. Nhưng do quá trình canh tác lâu dài, lại không được bồi đắp phù sa hàng năm nên đất đã bị bạc màu, nghèo dinh dưỡng. Vì vậy, cần tăng cường làm giàu cho đất, cải tạo vùng đất trũng để tăng khả năng sử dụng và nâng cao năng suất cây trồng.

- Nhóm đất glây: Hiện có 534,78ha, chiếm 4,78% tổng diện tích tự nhiên và 7,28% diện tích đất nông nghiệp. Loại đất này có ở những nơi địa hình thấp, bị đọng nước thường xuyên và có mực nước ngầm nông. Phân bố chủ yếu ở các xã Tam Đa, Yên Trung và rải rác ở Dũng Liệt, Long Châu, Hòa Tiến, Tam Giang. Loại đất này cũng nằm trong diện chuyển đổi hình thức canh tác kết hợp trồng lúa với nuôi trồng thủy sản.

- Nhóm đất loang lổ: có khoảng 468,67ha, phân bố chủ yếu ở khu vực địa hình cao và vàn cao ở các xã Dũng Liệt, Yên Trung, Yên Phụ, Tam Giang. Loại đất này rất thích hợp với các cây trồng ưa cạn.

- Nhóm đất xám: được hình thành trên nền phù sa cổ nhưng đã được khai thác từ lâu đời nên bị biến chất. Loại đất này nằm ở bậc thềm cao, tầng

đất mặt bị rửa trôi mạnh nên nhìn chung nghèo dĩnh dưỡng và chua. Tuy vậy loại đất này có diện tích khá lớn khoảng 82,27ha, xuất hiện ở một số xã như Yên Trung, Hòa Tiến, Đông Tiến, Tam Giang, Long Châu. Hiện tại phần lớn diện tích đất này đã trồng 2 vụ lúa hoặc 1 vụ lúa, 1 vụ màu và một số diện tích trồng 2 lúa 1 màu. Nếu đầu tư thâm canh tốt thì đây là loại đất có khả năng tăng vụ lớn nhất.

Tóm lại, đất đai của huyện Yên Phong thích hợp với nhiều loại cây trồng nhất là các cây trồng ngắn ngày. Trừ loại đất phù sa úng nước còn lại các loại đất khác đều thuận lợi cho việc thâm canh lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm và tăng diện tích cây vụ đông. Nếu có kế hoạch bồi dưỡng và cải tạo đất tốt, áp dụng chế độ canh tác hợp lý, kết hợp với biện pháp thuỷ lợi thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

b. Cơ cấu sử dụng đất

Hiện nay tổng diện tích tự nhiên huyện là 9.686,2 ha, chiếm 11,8% diện tích của tỉnh. Đất chưa sử dụng với diện tích nhỏ chỉ khoảng 34,31 ha (chiếm 0,4% diện tích tự nhiên), còn lại phần lớn là diện tích đất đã được sử dụng (99,6%).

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu sử dụng đất huyện Yên Phong năm 2011

0,4%

9,5% 7,1%

19,8% 63,2%

Đất nông nghiệp Đất chuyên dùng Đất ở Đất chưa sử dụng Đất khác

37

lớn nhất với 6.120,2 ha chiếm 63,2% diện tích đất tự nhiên và 14,7% diện tích đất nông nghiệp của tỉnh. Đất chuyên dùng chiếm 19,8%, đất ở chiếm 9,5% và cuối cùng là đất sử dụng vào các mục đích khác chiếm 7,1%. Như vậy, dễ dàng nhận thấy mục đích sử dụng đất lớn nhất là sản xuất nông nghiệp (63,2%), đất phi nông nghiệp là 3.531,6 ha chiếm 36,5% còn lại 0,4% là đất chưa sử dụng.

Với 6.120,2 ha quỹ đất nông nghiệp, huyện Yên Phong có bình quân đất nông nghiệp theo đầu người 0,45ha/người, tương đương với bình quân đất nông nghiệp của tỉnh (0,45ha/người). Trong đó, diện tích cây hàng năm chiếm ưu thế với 5.693,2 ha (chiếm 58,8% diện tích đất tự nhiên và 93,0% diện tích đất nông nghiệp). Cây lâu năm không phải là cây trồng chủ lực của địa phương nên diện tích canh tác không nhiều 27,7 ha, chiếm 0,45% diện tích đất nông nghiệp. Diện tích sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản là 399,25 ha, chiếm 6,5% diện tích đất nông nghiệp của huyện. Trong thời gian tới diện tích đất thủy sản sẽ được ổn định do hoàn tất dự án đầu tư khai thác vùng trũng để phát triển thủy sản, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

2.2.3. Khí hậu

Khí hậu không phải là yếu tố trực tiếp tạo ra sản phẩm vật chất nhưng tài nguyên này lại tác động không nhỏ tới hoạt động sản xuất của các ngành kinh tế và sinh hoạt của con người. Các đặc điểm khí hậu như nhiệt, gió, mưa, bão với tính chất thất thường đều tác động sâu sắc tới mọi mặt đời sống của nhân dân. Vì vậy nghiên cứu, dự báo khí hậu có ý nghĩa to lớn đối việc phát triển kinh tế của mỗi địa phương.

Đặc điểm chung: Tỉnh Bắc Ninh nằm hoàn toàn trong vùng đồng bằng sông Hồng, vì vậy khí hậu của tỉnh Bắc Ninh nói chung và khí hậu huyện Yên Phong nói riêng mang đầy đủ tính chất của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông lạnh thật sự.

mùa hạ. Mùa đông thường bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 3, tháng 4 năm sau, chịu ảnh hưởng chính của gió mùa đông bắc. Vào những đợt gió mùa đông bắc hoạt động với cường độ mạnh, các khối khí cực đới NPC thâm nhập sâu vào khu vực ĐBSH tạo ra nền nhiệt thấp, khô hanh cho cả vùng. Vì vậy, trung bình mỗi năm thường có 3 tháng nhiệt độ dưới 180C, tạo nên một mùa đông lạnh thật sự, cho phép trồng một số vụ cây ngắn ngày cận nhiệt và ôn đới. Mùa hạ kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 – 10. Nhìn chung có nền nhiệt cao thường trên 200C, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất trên 250C. Do chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ đem theo nhiều hơi ẩm từ biển nên mùa này thường có mưa nhiều. Lượng mưa mùa hạ chiếm gần 90% tổng lượng mưa năm. Vì lượng mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn nên mùa hạ thường xảy ra hiện tượng ngập úng gây khó khăn cho các hoạt động kinh tế, nhất là sản xuất nông nghiệp.

Bảng 2.2 : Một số yếu tố khí hậu của huyện Yên Phong (đơn vị : 0

C, mm)

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ (0C) 14.6 13.5 21 24.3 26.9 28.1 29.2 28.6 27.9 26.3 21 17.5

Lượng mưa

(mm) 29.4 22.2 44.4 32.8 90.6 286.5 280.7 295.8 241.5 204.3 281.5 16.6

Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Yên Phong Chế độ nhiệt: Nhiệt độ không khí trung bình năm dao động 230C – 250C. Tháng giêng lạnh nhất, nhiệt độ không khí thường dưới 160C (năm 2008 14,60C), tháng 7 là tháng nóng nhất, có nhiệt độ trung bình khoảng 290

C (năm 2008 29,20C). Biên độ nhiệt năm lớn khoảng 14,60C. Mỗi năm trung bình có trên 1.600 giờ nắng, riêng các tháng mùa hè (tháng 5- 10) nắng nhiều có khoảng 200 giờ nắng/tháng, vì vậy tổng nhiệt cả năm rất cao, khoảng 83000C- 87000C. Khí hậu 4 mùa rõ rệt, đặc biệt là mùa đông lạnh, tạo điều kiện trồng các cây cận nhiệt đới và ôn đới. Đó là điều kiện quyết định cho

39

phép xen canh, tăng vụ, đặc biệt là vụ đông tạo nên cơ cấu mùa vụ cũng như cây trồng đa dạng, phong phú.

Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình 1.600mm/năm (năm 2008 1.826,3mm), với số ngày mưa khoảng 130 ngày. Tuy nhiên, lượng mưa phân bố không đều trong năm, mùa mưa kéo dài 6 tháng từ tháng 5- 10, chiếm 84,8% tổng lượng mưa năm. Các tháng mùa đông mưa rất ít, chủ yếu là mưa phùn. Nhưng lại có vai trò rất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp vì lượng mưa đó đảm bảo tình trạng ẩm ướt thường xuyên trong những tháng khô hạn. Nhìn chung, chế độ mưa cung cấp đủ nước cho sản xuất nông nghiệp, nhưng phải chú ý vấn đề thủy lợi để tránh ngập úng cục bộ tại các vùng trũng trong mùa mưa.

Chế độ ẩm: Nhìn chung độ ẩm của huyện khá cao so với các địa bàn trong vùng ĐBSH (trung bình 80- 82%), độ ẩm không khí 84% và có sự khác nhau theo mùa. Hai tháng mùa Xuân (3- 4) là thời kỳ ẩm ướt nhất độ ẩm trung bình lên tới 87% (cao nhất tới 98%). Các tháng mùa đông (tháng 11, 12) là thời kì khô hanh nhất, độ ẩm trung bình xuống dưới 81%, thậm trí có những thời điểm xuống dưới 64%.

Nhìn chung, yếu tố khí hậu có ảnh hưởng rất sâu sắc tới mọi mặt của sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Vì vậy đây là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển kinh tế của huyện, đăc biệt là nông nghiệp.

Khí hậu có nhiều thuận lợi đối với sản xuất nông nghiệp: với chế độ nhiệt, ẩm phong phú, khí hậu phân mùa rõ rệt đã tạo điều kiện hình thành cơ cấu cây trồng khá đa dạng trên địa bàn, từ cây lương thực như lúa, ngô, khoai, cây rau mầu cho tới cây công nghiệp ngắn ngày. Đặc biệt, sự góp mặt của các cây rau mầu vụ đông như cà chua, bắp cải, xà lách, bí, dưa chuột... đã tạo nên “băng chuyền địa lý” theo mùa. Mặt khác, yếu tố khí hậu còn tạo thuận lợi để luân canh, xen canh, tăng vụ. Nhiều cánh đồng có khả năng canh tác hai vụ cho đến bốn vụ trên một năm. Trong bối cảnh diện tích đất nông nghiệp ngày

cảnh giảm thì phương thức sản xuất thâm canh là hướng đi tích cực và có hiệu quả kinh tế cao nhất.

Bên cạnh những thuận lợi, yếu tố khí hậu cũng đem đến nhiều khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Cụ thể như trong mùa khô hiện tượng thiếu nước xảy ra thường xuyên trên hầu hết các xã, nhất là vào thời điểm bước vào vụ đông xuân nên ảnh hưởng tới thời gian canh tác. Ngược lại vào mùa mưa tình trạng nhập úng cục bộ lại đe dọa mất mùa trên những cánh đồng trũng ở các xã Dũng Liệt, Trung Nghĩa, Tam Đa. Hiện tượng thời tiết cực đoan như giá rét, mưa, bão cũng ảnh hưởng lớn tới quá trình sản xuất và thu hoạch của nhân dân.

2.2.4. Tài nguyên nƣớc

Mặc dù tài nguyên nước không trực tiếp tạo ra sản phẩm, song đó là tài nguyên không thể thiếu được trong sản xuất và sinh hoạt. Ðể phục vụ cho hoạt động nông nghiệp và các hoạt động kinh tế khác, nguồn nước là yếu tố được chú trọng đầu tiên khi tiến hành quy hoạch lãnh thổ.

Ðịa phương có lượng mưa hàng năm cao và nguồn cung cấp nước chính cho hệ thống nước mặt. Hệ thống mạng lưới thủy văn gồm có nguồn nước mặt (sông, ao hồ) và nước ngầm.

a. Nước mặt

Huyện Yên Phong có tài nguyên nước mặt khá phong phú. Đó là hệ thống sông ngòi bao bọc xung quanh huyện như: sông Cầu, sông Ngũ Huyện Khê, sông Cà Lồ và các hồ ao phân bố đều trong các xã.

Sông cầu:

Sông Cầu nằm ở phía Bắc huyện, là ranh giới tự nhiên giữa huyện Yên Phong và tỉnh Bắc Giang. Nó là con sông lớn của tỉnh Bắc Ninh, tổng chiều dài là 69 km, đoạn qua địa bàn huyện có chiều dài 29 km chảy từ xã Tam Giang đến xã Đông Phong. Sông Cầu nhận nước của hai chi lưu : chi lưu sông Cà Lồ và chi lưu sông Ngũ Huyện Khê.

41

Nước lũ sông Cầu xuất hiện hàng năm từ tháng 4 đến tháng 9. Tháng 4 gọi là nước tiểu mãn thường có lụt nhỏ, từ tháng 6 trở đi sông Cầu thường có lụt lớn. Về mùa lũ mặt nước sông Cầu rộng, nước chảy xiết. Ở đoạn Ngã Ba Xà khi đỉnh lũ cao trên 9m thì mặt sông rộng tới 3000m. Trong lịch sử có nhiều lần lũ lớn gây vỡ đê thiệt hại lớn đến tài sản và tính mạng người dân. Vì vậy, đê sông Cầu luôn được được các thế hệ nhân dân huyện bồi tụ, tu sửa để chống đỡ với các con lũ hung dữ từ thượng nguồn đổ về. Ngược lại, vào mùa

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế huyện yên phong, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2006-2011 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)