Mở rộng liên kết và hợp tác với các huyện, tỉnh lân cận

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế huyện yên phong, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2006-2011 (Trang 143)

Trong quá trình phát triển kinh tế của huyện, liên kết hợp tác cùng phát triển với các huyện thị và các tỉnh lân cận cho phép khai thác tối đa các lợi thế so sánh của địa phương; đồng thời tạo nên “dây truyền sản xuất” liên tục, thông suốt từ vùng nguyên liệu đến vùng sản xuất, từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng.

Tăng cường các chương trình hợp tác, phát triển kinh tế với các địa phương lân cận. Cần có chương trình, dự án liên kết, liên doanh phát triển nhằm lợi dụng tốt nhất tiềm năng của huyện, phục vụ phát triển chung và tạo ra các mối liên kết kinh tế, tăng trưởng giữa các huyện thị và các vùng lân cận.

Phối hợp lợi thế so sánh của các huyện để phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khuyến khích các doanh nghiệp trong huyện hợp tác đầu tư sản xuất, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

4.2.5. Khoa học công nghệ

Ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để phát triển góp phần khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên thiên nhiên và tiết kiệm lao động.

Đối với công nghiệp: Có chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào KCN Yên Phong I, Yên Phong II và các khu, cụm công nghiệp và và nhỏ của huyện. Có sự lựa chọn đầu tư tập trung lĩnh vực công nghệ cao như công nghiệp điện tử, chế tạo máy... Đối với các làng nghề truyền thống quy hoạch thành cụm công nghiệp làng nghề với quy mô sản xuất lớn, đổi mới và hoàn thiện công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm và hạn chế ô nhiễm môi trường.

Đối với dịch vụ: Từng bước hiện đại hoá hệ thống bưu chính viễn thông, áp dụng hệ thống truyền số liệu và mạng máy tính chuyên ngành, bảo đảm khai thác có hiệu quả mạng đa dịch vụ.

Đối với sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: Để chuyển nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá phải đưa nhanh giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất. Phổ cập các biện pháp về công tác thú y, bảo vệ thực vật và chuyển giao những tiến bộ sản xuất đến hộ nông dân; Từng bước ứng dụng những thành tựu công nghệ sinh học vào sản xuất và bảo quản, chế biến để tăng giá trị nông sản, thực phẩm.

Thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường, đặc biệt quan tâm đến khu vực đô thị, các cụm, khu công nghiệp và việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp.

Nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu khoa học xã hội và quản lý vào sản xuất và đời sống, từng bước tin học hoá công tác quản lý.

4.2.6. Mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm

Tập trung tăng mức đầu tư để từng bước hình thành các trung tâm thương mại - dịch vụ ở thị xã, thị trấn. Mở rộng mạng lưới chợ nông thôn để thuận lợi việc tiêu thụ nông sản và cung cấp dịch vụ nông nghiệp cho người dân. Mở rộng thị trường nông thôn, tăng quy mô thị trường nội địa theo hướng đa dạng hoá, sử dụng các biện pháp thích hợp để kích thích sức mua của dân nhất là ở vùng nông thôn như: cấp tín dụng để xây dựng nhà ở, mua trang thiết bị kỹ thuật; ứng trước, bán chịu hàng hoá cho nông dân.

Tiếp tục củng cố, mở rộng hệ thống thương nghiệp quốc doanh, đưa hệ thống này trở thành lực lượng đóng vai trò chủ đạo trong cung cấp vật tư sản xuất và hàng tiêu dùng. Thông qua thị trường ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ổn định cho khu vực kinh tế nông thôn.

Xúc tiến xây dựng các cơ sở, xí nghiệp thu mua và chế biến nông sản để nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp và thực hiện chương trình xuất khẩu của huyện.

Đối với thị trường bên ngoài như thành phố Bắc Ninh, Từ Sơn, Hà Nội cần tranh thủ mở rộng bằng hàng nông sản có chất lượng cao như gạo nếp hoa

135

trắng, gạo Bắc Hương, gạo Tám, rau và thực phẩm sạch... Đây là những thị trường đông dân, khó tính nên phải có kế hoạch chú trọng khâu chất lượng để nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản.

4.2.7. Cải cách bộ máy hành chính nhà nƣớc, nâng cao hiệu lực quản lý, hỗ trợ mọi thành phần kinh tế phát triển

Tiếp tục thực hiện cải cách bộ máy hành chính huyện theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Tạo điều kiện thuận lợi cho từng cá nhân, hộ kinh doanh, HTX, doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.

Có chương trình, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng thường xuyên cán bộ, công chức, các doanh nhân. Thực hiện tốt chế độ tuyển dụng, nâng bậc, ngạch, chế độ tiền lương. Khuyến khích, tạo động lực cho công chức, viên chức nhà nước vươn lên hoàn thành mọi chức trách công vụ của mình.

4.2.8. Giải pháp về cơ chế - chính sách

Về chính sách đất đai: Tiếp tục đẩy mạnh vận động nhân dân chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp, thực hiện dồn điền đổi thửa từ ô nhỏ sang ô lớn. Quy hoạch các vùng cây chuyên canh, vùng nuôi cá xen lẫn cấy lúa, vùng đào ao thả cá nuôi trồng thủy sản. Làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đến năm 2020. Dành quỹ đất để phát triển các cụm công nghiệp, KCN, khu đô thị. Đền bù thoả đáng khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang các mục đích khác và có định hướng để người dân tiếp tục các hoạt động sản xuất khác. Tích cực chuyển đất chưa sử dụng thành đất được sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế. Tiến hành xây dựng các quy hoạch ngành và lĩnh vực trên địa bàn, trong đó ưu tiên cho việc xây dựng các hệ thống đô thị. Bên cạnh đó, cần thường xuyên giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định này nhằm đảm bảo mục tiêu, tiến độ đề ra.

Về đầu tư: mở cửa nền kinh tế, tạo môi trường đầu tư thuận lợi về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, xã hội, sinh thái, pháp luật; xây dựng các cơ chế linh hoạt

để nhanh chóng chuẩn bị mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng; làm tốt công tác quảng cáo và tiếp thị đầu tư; đơn giản thủ tục hành chính.

Về thuế và tín dụng: thực hiện miễn giảm thuế hoặc lợi tức cho cơ sở sản xuất mới thành lập, nghiên cứu miễn giảm thuế doanh thu với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm qua chế biến, đặc biệt là chế biến tinh. Đồng thời, tăng cường hoạt động của hệ thống ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng cho vay đối với người nghèo. Mở rộng mạng lưới tín dụng, tăng dần vốn vay trung hạn và dài hạn, đáp ứng yêu cầu nguồn vốn cho CNH nông thôn.

Các chính sách hỗ trợ nông nghiệp: Đẩy mạnh khuyến nông từ huyện đến cơ sở. Thông qua hệ thống khuyến nông, Nhà nước thực hiện chuyển giao kỹ thuật, công nghệ đến với nông dân. Mở rộng thí điểm các chương trình dự án “Nạc hóa đàn lợn”, “Sind hóa đàn bò”, ứng dụng các cây con giống mới... Thường xuyên phổ biến kỹ thuật sản xuất mới, điều tra dự báo tình hình sản xuất rau sạch IPM, chương trình chăn nuôi theo phương pháp sản xuất công nghiệp, VAC tổng hợp... Ban hành chính sách trợ giá thuế, chi phí tiêm phòng cho đàn gia súc, hỗ trợ 100% chi phí khảo nghiệm giống cây con mới, nhằm chọn lọc những giống tốt phù hợp với điều kiện của huyện.

4.3. Tiểu kết

So với những tiềm năng vốn có của mình, hiện nay hiện trạng phát triển kinh tế huyện Yên Phong còn chưa tương xứng. Do vậy, những định hướng và giải pháp phát triển kinh tế của huyện đến năm 2020 có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế của huyện.

Những định hướng và giải pháp trên đều dựa trên cơ sở các quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế chung của Đảng và Nhà nước và được phân tích, nghiên cứu gắn với lãnh thổ huyện. Các định hướng nhấn mạnh tới sự phát triển của từng ngành kinh tế, khai thác tối đa tiềm năng của vùng. Trong đó, công nghiệp và dịch vụ vẫn đang là những lĩnh vực được ưu tiên phát triển của huyện. Về công nghiệp, ngoài những ngành công nghiệp chủ đạo, huyện

137

chú ý thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp hiện đại như cơ khí lắp ráp, điện tử tin học,… Bên cạnh đó, chú ý vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp hợp lý tạo động lực phát triển chung cho tất cả các địa phương của huyện. Ngành nông nghiệp vẫn là một thế mạnh phát triển của huyện, trong thời gian tới đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, hướng ra xuất khẩu. Hình thành vùng nông nghiệp có quy mô vừa và nhỏ theo hướng chuyên môn hóa: vùng lúa hàng hóa, vùng lúa lai, vùng rau sạch, vùng chăn nuôi...

Tất cả các định hướng và giải pháp phát triển cần dựa trên quan điểm phát triển bền vững, phát triển kinh tế gắn với phát triển xã hội, nâng cao đời sống người dân và bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận phát triển kinh tế và nghiên cứu thực tiễn về tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế huyện Yên Phong, có thể rút ra một số kết luận sau:

1. Phát triển kinh tế đa ngành theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, hội nhập với sự phát triển chung của cả nước và các nước trên thế giới.

2. Huyện Yên Phong là địa bàn có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế theo hướng nông - công nghiệp hiện đại. Trước hết phải kể đến vị trí địa lý đặc biệt của huyện, gần các đô thị trong tỉnh như Từ Sơn, Bắc Ninh và cách không xa Hà Nội là một lợi thế so sánh nổi bật để hội nhập và phát triển kinh tế; Về mặt tự nhiên: địa hình bằng phẳng, đất phù sa mầu mỡ và tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, nguồn cung cấp nước dồi dào... là những thuận lợi để huyện xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa với nông sản đa dạng; Về mặt kinh tế - xã hội huyện có nguồn lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn vào loại khá, có nhiều làng nghề truyền thống, cơ sở hạ tầng đang được nâng cấp hoàn thiện là những điều kiện thuận lợi để huyện phát triển kinh tế.

Bên cạnh những thế mạnh huyện còn một số mặt hạn chế của nguồn lực ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế: nguồn lao động chuyên môn vẫn còn thiếu, nhất là lực lượng công nhân kỹ thuật để làm việc tại các khu công nghiệp; trình độ quản lý của các ban ngành còn hạn chế, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, hiện tượng ngập úng, hạn cục bộ vẫn xảy ra thường xuyên, nghèo tài nguyên khoáng sản...

3. Trong những năm qua kinh tế Yên Phong đã đạt được một số thành tự đáng kể, ví dụ: tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất khá nhanh, cơ cấu giá trị sản xuất hiện đại và đang có sự chuyển dịch theo hướng: giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ. Nhiều hình thức tổ chức

139

lãnh thổ xuất hiện như khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động; vùng chuyên canh cây nông nghiệp, vùng thủy sản, trang trại... đi vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hoạt động thương mại, dịch vụ được đẩy mạnh. Đời sống của nhân dân, nhất là dân nông thôn ngày càng được nâng cao cả về vật chất và tinh thần. Những kết quả đã đạt được trong thời gian qua đã chứng minh hướng đi đúng đắn trong chiến lược phát triển kinh tế của huyện.

Tuy nhiên, nền kinh tế của huyện bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém: quy mô giá trị sản xuất địa phương còn nhỏ, chủ yếu tăng trưởng theo chiều rộng; công nghệ, máy móc còn lạc hậu; cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ; chênh lệch phát triển giữa các tiểu vùng còn lớn....

4. Để phát huy tối đa các tiềm năng, khắc phục các hạn chế, tranh thủ cơ hội phát triển, vượt qua khó khăn huyện Yên Phong cần có định hướng và giải pháp phát triển kinh tế phù hợp. Các định hướng phát triển được cụ thể tới từng ngành và từng tiểu vùng nhằm khai thác tối đa những tiềm năng, thế mạnh của các tất cả các nguồn lực. Để thực hiện đúng định hướng đó, các giải pháp phát triển cần tập trung vào các khía cạnh như: huy động vốn đầu tư, công nghệ khoa học, đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực, đa dạng thị trường tiêu thụ, tăng cường liên kết với các địa phương trong tỉnh và trong vùng...

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Thanh Bình - Kinh tế Mỹ Đức trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa - Luận văn thạc sĩ, năm 2004.

2. Đỗ Thị Minh Đức - Giáo trình địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam tập 2 - NXB Đại học Sư phạm, năm 2008.

3. Ngô Đình Giao - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân tập1, tập 2 - NXB Chính trị Quốc gia, năm 1994.

4. Lê Văn Hương - Làng nghề Bắc Ninh trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa - Luận văn thạc sĩ, năm 2002.

5. Nguyễn Mạnh Hà - Địa lí vùng đông bằng sông Hồng - Luận văn thạc sĩ, năm 2008.

6. Nguyễn Thị Thu Hiền - Nghiên cứu chất lượng môi trường không khí và nước tại một số làng nghề huyện Yên Phong - Luận văn thạc sĩ, năm 2003. 7. Đặng Văn Phan - Tổ chức lãnh thổ Việt Nam - NXB Giáo dục, năm 2000. 8. Vũ Ngọc Phùng (chủ biên) - Giáo trình kinh tế phát triển - NXB Lao động

- xã hội, năm 2005.

9. Lê Thông (chủ biên) - Địa lí ba vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam – NXB Giáo dục, năm2006.

10. Lê Thông (chủ biên) - Địa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam - NXB Giáo dục, năm 2009.

11. Lê Thông (chủ biên) - Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam - NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 2004.

12. Lê Thông (chủ biên) - Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Việt Nam – NXB Giáo dục, năm 2000.

13. Trần Bình Trọng - Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế - NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân, năm 2008.

141

14. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) - Địa lí các vùng kinh tế Việt Nam - NXB Giáo Dục Việt Nam, năm 2009.

15. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) - Địa lí kinh tế - xã hội đại cương - NXB Đại học Sư phạm, năm 2005.

16. Hoàng Thị Thắm - Phát triển kinh tế huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2010, Luận văn thạc sỹ, năm 2012.

17. Ngô Doãn Vịnh - Bàn về phát triển kinh tế – NXB Chính trị quốc gia, năm 2005.

18. Átlát địa lí Việt Nam – Nhà xuất bản giáo dục – Công ty bản đồ và tranh ảnh giáo khoa, năm 2009.

19. Ban quản lý dự án huyện Yên Phong - Báo cáo kết quả thực hiện chính

sách xây dựng và phát triển khu, cụm công nghiệp huyện Yên Phong giai đoạn 2006 - 2010, năm 2010.

20. Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh - Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh năm 2008

- NXB Thống Kê, năm 2009.

21. Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh - Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh năm 2009

- NXB Thống Kê, năm 2010.

22. Đản bộ huyện Yên Phong - Báo cáo chính trị của ban chấp hành Đảng bộ huyện khóa XX năm 2010.

23. Đản bộ huyện Yên Phong - Địa chí Yên Phong - NXB Thanh Niên, năm

2002.

24. NXB Chính trị Quốc gia - Bắc Ninh thế và lực trong thế kỷ XXI, năm 2002.

25. Phòng nông nghiệp huyện Yên Phong - Dự án đầu tư khai thác vùng

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế huyện yên phong, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2006-2011 (Trang 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)