Tiểu vùng III

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế huyện yên phong, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2006-2011 (Trang 118)

Tiểu vùng III bao gồm bốn xã Dũng Liệt, Tam Đa, Yên Trung, Thụy Hòa nằm ở phía Đông của huyện, tiếp giáp với thị xã Bắc Ninh, hai huyện Hiệp Hòa, Việt Yên (Bắc Giang) và tiểu vùng II. Tiểu vùng III có diện tích là 3.243 ha, chiếm 33,48% diện tích tự nhiên của huyện. Dân số năm 2011 là 38.836 người chiếm 28,79% dân số của huyện.

Về địa hình, theo chiều nghiêng dần từ Tây sang Đông đây là vùng thấp nhất huyện. Địa hình có nhiều vùng trũng, bị úng ngập nước thường xuyên vì vậy có nhiều khó khăn cho sản xuất kinh tế và đời sống của người dân. Kế hoạch phát triển vùng trũng thành vùng thủy sản là một hướng đi mới khắc phục khó khăn và từng bước xóa đói giảm nghèo cho nhân dân trong vùng.

109

Đặc điểm thổ nhưỡng, ở đây hội tụ hầu hết các loại đất của huyện như đất phù sa bồi tụ hàng năm (ngoài đê sông Cầu), đất phù sa glây, đất phù sa có tầng loang lổ… Nhưng loại đất chiếm phần lớn diện tích là đất phù sa glây phân bố ở tất cả các xã, trong đó Dũng Liệt có diện tích lớn nhất. Ngoài ra, ở các xã Tam Đa, Thụy Hoà còn xuất hiện đất phù sa có tầng loang lổ (Pf ). Nhìn chung đất đai của vùng kém mầu mỡ, bị úng nước thường xuyên nên sản xuất nông nghiệp phải kết hợp với cải tạo đất. Diện tích không ngập nước có thể trồng hai vụ lúa và một vụ mầu. Đối với diện tích ngập nước cần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi thành vùng nuôi trồng thủy sản và bán thủy sản.

Sông Cầu là con sông lớn bao bọc phía Bắc, Tây và một phần phía Đông của vùng. Khúc sông chảy qua vùng bắt đầu từ xã Yên Trung đến hết xã Tam Đa, là ranh giới tự nhiên giữa vùng và tỉnh Bắc Giang. Đây là nguồn cung cấp nước dồi dào cho sản xuất nông nghiệp của vùng. Vào mùa mưa nước sông dâng cao nếu hệ thống đê, kè không bảo đảm thì nó là hiểm họa với sản xuất và sinh hoạt của người dân. Mặt khác, dòng sông là tuyến giao thông thủy hữu ích cho phát triển kinh tế của vùng.

Hệ thống giao thông của tiểu vùng III đã và đang được nâng cấp, các tuyến giao thông liên xã, liên thôn đã được bê tông hóa. Với việc quy dự án KCN Yên Phong 1 mở rộng, cầu Đông Tiến, cảng nội địa Đông Phong, Bến Gầm (Dũng Liệt)…đã và đang mang lại nhiều điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế tiểu vùng, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện.

Kinh tế

Hiện nay tiểu vùng đóng góp 80,8% giá trị sản xuất của huyện. Trong những năm gần đây cơ cấu giá trị sản xuất của vùng đã có sự chuyển dịch tích cực với tỷ trọng các ngành ngành nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng, dịch vụ lần lượt là: 1,0% - 98,8% - 0,2%.

Với việc quy hoạch KCN Yên Phong 1 trong tiểu vùng, giá trị sản xuất công nghiệp không ngừng tăng đặc biệt từ năm 2009 đến nay. Năm 2011, giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 98,8% tổng giá trị sản xuất của vùng và 82,1% giá trị sản xuất công nghiệp của huyện. KCN Yên Phong 1 với 40 nhà máy đang sản xuất, 3 dự án đang thi công. Trong số đó đặc biệt là tập đoàn Samsung Electronics và hàng trục nhà máy vệ tinh đã và đang là đầu tầu tăng trưởng cũng như thu hút nhiều dự án lớn cho KCN này. Ngoài ra vùng có khoảng hơn 200 cơ sở sản xuất công nghiệp cá thể, thu hút hàng nghìn lao động.

Nhìn chung vùng có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Hiện nay vùng có hai làng nghề công nghiệp mới phát triển là Sắt Thượng và Ô Cách với trên 100 hộ sản xuất công nghiệp đồ gỗ nội thất, văn phòng. Ngoài ra còn phát triển ngành sản xuất mây tre đan xuất khẩu ở thôn Dũng Liệt nhưng số lượng lao động và đầu ra của sản phẩm không ổn định nên chưa phát triển mạnh.

Theo quy hoạch phát triển khu công nghiệp của huyện tới năm 2015, KCN Yên Phong 1 tiếp tục được mở rộng trên phần đất của 3 xã Dũng Liệt, Yên Trung và Thụy Hòa, 2 nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm ở Dũng Liệt, Yên Trung. Đây là cơ hội để vùng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Tuy nhiên trong quá trình phát triển cần chú ý giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh xã hội.

+ Nông – lâm – ngư nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp của vùng là 1.430 ha chiếm 25% diện tích đất nông nghiệp của huyện và 44,1% diện tích tự nhiên của vùng. Mặc dù tỉ trọng của ngành giảm mạnh nhưng đây vẫn là ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của vùng, năm 2011 chiếm 0,2% giá trị sản xuất tiểu và thu hút khoảng 52% lao động. Ngành nông nghiệp của tiểu vùng III còn là

111

một bộ phận quan trọng của nền nông nghiệp huyện, năm 2011 giá trị sản xuất chiếm 44,3% giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp toàn huyện.

Ngành trồng trọt, hiện nay ngành chiếm 48% giá trị sản xuất nông nghiệp của vùng. Cơ cấu cây trồng đa dạng với thế mạnh là cây lúa, các loại rau mầu và cây công nghiệp hàng năm.

Cây lúa: diện tích gieo trồng lúa (cả năm) năm 2011 là 3.888 ha chiếm 37,7% diện tích gieo trồng lúa cả huyện. Trong đó, xã Yên Trung có diện tích trồng lúa lớn nhất 1.172ha (chiếm 30,1% diện tích lúa vùng). Năng suất lúa đạt 62,5 tạ/ha, đạt sản lượng trung bình 19.107tấn, chiếm 29,3% sản lượng lúa cả huyện. Tiểu vùng đã hình thành vùng sản xuất lúa hàng hóa tại các xã Tam Đa, Thụy Hòa với các giống lúa lai có năng suất cao, diện tích giống lúa thuần như Khang Dân, C70 đang dần thu hẹp do năng suất thấp; vùng sản xuất lúa đặc sản với giống lúa Bắc Hương, Tẻ thơm, Nếp hoa trắng... phục vụ cho xuất khẩu ở xã Yên Trung. Hiện nay, diện tích lúa đặc sản, lúa lai đang có xu hướng tăng diện tích và đây là những giống lúa có năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, có khả năng kháng sâu bệnh và cho chất lượng gạo tốt. Diện tích trồng lúa thuần đang bị thu hẹp do thời gian sinh trưởng khá dài, năng suất và các đặc tính khác thấp hơn so với giống lúa lai.

Cây khoai lang: Năm 2011 diện tích khoai lang của vùng là 27,4ha, sản lượng 1.781tấn chiếm 46,1% về diện tích và 46,1% về sản lượng của huyện.

Cây thực phẩm chủ yếu của vùng gồm rau và các loại đậu, trong đó rau chiếm tỷ lệ lớn hơn cả. Năm 2011 diện tích rau các loại của vùng là 531,9ha chiếm 42% diện tích trồng rau cả huyện, năng suất 195tạ/ha đạt sản lượng 10.321tấn (chiếm 40% sản lượng rau của huyện). Rau đã được sản xuất theo hướng rau an toàn, chất lượng cao hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Cơ cấu rau cũng có sự thay đổi theo thị hiếu của thị trường: giảm diện tích rau ăn lá, tăng cường diện tích rau ăn quả, củ như bí xanh, dưa

chuột, cà chua, cà rốt, của cải...Vùng rau sạch, rau an toàn đã được hình thành ở xã Yên Trung, Dũng Liệt.

Ngành chăn nuôi: Trong những năm vừa qua, ngành chăn nuôi phát triển nhanh, số lượng đàn gia súc, gia cầm tăng rõ rệt nhằm đáp ứng nhu cầu

thực phẩm trong và ngoài huyện. Hiện nay ngành này chiếm 45% cơ cấu

nông nghiệp của vùng. Xu hướng chăn nuôi đã mang tính sản xuất hàng hóa như bò thịt, bò sữa, lợn siêu nạc, gà đẻ, gà thịt...

Vùng có đàn gia súc lớn nhất huyện. Đàn bò có số lượng 3.895 con, chiếm 48,5% đàn bò của huyện chủ yếu là bò lai sind theo hướng lấy thịt. Do nhu cầu tiêu thụ thịt bò ngày càng tăng nên số lượng bò tiếp tục tăng trong thời gian tới. Đàn bò được chăn nuôi nhiều ở xã Yên Trung, hiện chiếm 37,0% đàn bò của vùng.

Trong thời gian qua, đàn trâu có xu hướng giảm mạnh từ 880 con năm 2006 còn 483 con năm 2011, chiếm 43,2% đàn trâu của huyện. Số lượng đàn trâu giảm nhanh là do nhu cầu sức kéo trong sản xuất đã giảm. Trong thời gian tới đàn trâu tiếp tục giảm do các hộ chăn nuôi chuyển sang các loại gia súc khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Chăn nuôi lợn là thế mạnh của vùng, hiện nay toàn vùng có 21.135 con lợn, chiếm 35,1% tổng đàn lợn của huyện. Vùng sử dụng nhiều giống lợn siêu nạc cho năng suất cao và đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Ngành thủy sản: Từ chỗ là một yếu điểm trong phát triển nông nghiệp, hiện nay diện tích vùng trũng, ngập úng trong mùa mưa đã được chuyển đổi thành vùng nuôi trồng thủy sản. Năm 2011, diện tích mặt nước phát triển thủy sản của tiểu vùng là 379,08ha chiếm 48,6% diện tích thủy sản cả huyện. Trong đó có 157ha thủy sản tự nhiên và 222,08ha diện tích chuyển đổi. Tiểu vùng có 1 trại cá giống ở xã Dũng Liệt rộng 5,7ha, chuyên cung cấp cá giống các loại cho cả huyện. Diện tích còn lại chủ yếu nuôi cá thịt thương phẩm theo hình thức thâm canh cho năng suất cao 48 tấn/ha, đạt sản lượng cá khoảng 1.792,2tấn (năm 2011).

113

+ Thương mại – dịch vụ: Hoạt động thương mại của vùng mới phát triển ở trình độ thấp, dưới hình thức các hộ bán lẻ và các chợ nông thôn. Vùng có 634 hộ kinh doanh bán lẻ các loại hàng hóa như lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng… tập trung dọc các tuyến đường huyết mạch của vùng. Mạng lưới chợ thưa thớt, gồm chợ Chóa và chợ Lạc Trung (Dũng Liệt). Đây là hai chợ cấp 3 có tổng diện tích là 4.681m2

và 150 hộ kinh doanh cố định. Trong tương lai, vùng sẽ xây dựng thêm chợ Ấp Đồn (Yên Trung). Ngoài ra, còn hàng chợ tạm tại các thôn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ của người dân.

Tóm lại, thế mạnh kinh tế của tiểu vùng III là phát triển công nghiệp. Ngành nông nghiệp đang từng bước phát triển theo hướng hàng hóa, với các sản phẩm chuyên môn hóa như lúa, bò, lợn, cá. Trong tương lai, tiểu vùng III vẫn được đánh giá là “vựa lúa” cung cấp lương thực, thực phẩm chính của cả huyện.

3.6. Tiểu kết

Với tiềm năng phát triển kinh tế khá đa dạng về cả tự nhiên và kinh tế - xã hội, trong thời gian qua kinh tế huyện Yên Phong phát triển nhanh và bền vững theo hướng hiện đại. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nhanh, trong đó khu vực công nghiệp có tốc độ tăng nhanh nhất. Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành khá hiện đại và có sự chuyển dịch theo hướng giảm mạnh tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.

Với nhiều lợi thế phát triển nông nghiệp, thời gian qua giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn tăng nhanh mặc dù tỷ trọng đang giảm mạnh; sản lượng lương thực có hạt và lương thực có hạt bình quân đầu người tăng nhanh. Đó là kết quả của việc áp dụng nhiều công nghệ kỹ thuật hiện đại vào sản xuất từ khâu giống, kỹ thuật canh tác, kỹ thuật chăn nuôi cho đến khâu thu hoạch. Từng bước hình thành nền nông nghiệp hiện đại, có tính chuyên môn hóa cao với nhiều vùng chuyên canh nông nghiệp như vùng chuyên canh lúa, vùng chuyên canh rau mầu.

Trong thời gian qua, ngành công nghiệp huyện đã có bước tiến vượt bậc cả về chất và lượng. Tốc độ tăng trưởng và giá trị sản xuất công nghiệp tăng vọt và trở thành ngành chính trong nền kinh tế. Giai đoạn 2006 - 2011, công nghiệp đã thay thế nông nghiệp trở thành ngành kinh tế có tỷ trọng cao nhất trong trong cơ cấu giá trị sản xuất. Trên địa bàn hình thành nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp hiện đại như khu công nghiệp tập trung và quy hoạch nhiều khu công nghiệp vừa và nhỏ của địa phương và các cụm công nghiệp làng nghề.

Khu vực dịch vụ phát triển chậm không tương xứng với tiềm năng của huyện.Tuy nhiên, mạng lưới dịch vụ - thương mại ở thị trấn, thị tứ được hình thành là động lực thúc đẩy sự phát triển dịch vụ của huyện.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được nền kinh tế huyện Yên Phong cũng bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới.

Một là, nguồn lao động đã qua đào tạo trên địa bàn mặc dù cao so với tỉnh và khu vực nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ cho nền kinh tế trong tình hình mới.

Hai là, ngành nông nghiệp của huyện đã được đẩy mạnh hướng sản xuất hàng hóa theo chiều sâu nhưng các vùng chuyên canh vẫn chưa hình thành rõ. Khâu sản xuất chưa đồng bộ về giống, kỹ thuật canh tác và sử dụng thuốc bảo về thực vật vì vậy năng suất chưa cao thậm chí mất mùa ngay trước vụ thu hoạch do sâu bệnh.

Ba là, việc quy hoạch tại các cụm công nghiệp làng nghề cũng như các KCN vừa và nhỏ ở địa phương còn chậm nên ảnh hưởng tới sản xuất và tiếp tục gây tổn hại môi trường. Trong cơ cấu ngành công nghiệp có sự trênh lệch lớn giữa giá trị sản xuất KCN và ngành công nghiệp địa phương. Công nghiệp địa phương chủ yếu là các ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp dệt may, công nghiệp chế biến gỗ, vật liệu xây dựng... những ngành công nghiệp hiện đại vẫn thiếu.

115

Chƣơng 4

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN YÊN PHONG ĐẾN NĂM 2020

4.1. Định hƣớng

4.1.1. Các quan điểm, mục tiêu

4.1.1.1. Các quan điểm

- Huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế, tháo gỡ mọi khó khăn cản trở, phát huy các lợi thế về vị trí địa lý, nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng để phát triển kinh tế huyện Yên Phong với tốc độ nhanh, bền vững, hiệu quả và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.

- Phát triển kinh tế của huyện Yên Phong trong sự hợp tác chặt chẽ với các địa phương trong tỉnh và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng ĐBSH, đặc biệt là thủ đô Hà Nội. Chủ động trong hội nhập kinh tế với tỉnh và khu vực.

- Đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá, xây dựng huyện Yên Phong trở thành huyện công nghiệp. Cơ cấu giá trị sản xuất chuyển dịch nhanh theo hướng hiện đại: tăng mạnh tỷ trọng khu vực II và khu vực III. Góp phần phân công lại lao động trong huyện, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, dịch vụ.

- Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát huy cao độ tiềm năng sẵn có để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, coi đó là động lực chính thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

- Sự phát triển kinh tế cần gắn kết được quá trình kế thừa những thành tựu đã đạt được với nhanh chóng tiếp thu công nghệ tiên tiến để hiện đại hóa.

- Khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, phát huy tối đa các nguồn lực phát triển kinh tế. Đối với sử dụng tài nguyên thiên nhiên phải gắn với bảo vệ và cải tạo môi trường. Với các nguồn lực kinh tế - xã hội

117

phải sử dụng triệt để nguồn nội lực đồng thời nâng cao hiệu quả hợp tác với các địa bàn lân cận.

- Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực đồng thời phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao trình độ đội ngũ lãnh đạo, quản lý, có chính sách thu hút và sử dụng hiệu quả nhân tài, công nhân kĩ thuật lành nghề. Coi trọng ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới. Phát huy truyền thống văn hoá, sáng tạo, cần cù của người dân trên địa bàn.

- Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ với an ninh quốc phòng, củng

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế huyện yên phong, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2006-2011 (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)