Phát triển các thị trường xuất khẩu.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành Thương mại quốc tế XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU BITI’S (Trang 72)

- Đơn giản và dễ đọc: Tên gọi Biti’s là tổ hợp chữ được ghép từ 5 chữ cái đầu của Bình Tiên Shoes Tên gọi Biti’s là một cái tên đơn giản và dễ đọc Tính đơn

e. Phát triển các thị trường xuất khẩu.

Đối với Biti’s thị trường tiêu thụ chủ đạo vẫn là thị trường nội địa (chiếm đến 60% sản phẩm sản xuất ra). Tuy nhiên, Biti’s cũng rất chú trọng đến phát triển thương hiệu ở thị trường nước ngoài. Hiện nay, Biti’s đã xuất khẩu hơn 40 quốc gia trên thế giới. Với thị trường Trung Quốc, Biti’s đã thành công trong việc thâm nhập thị trường, đã đăng ký bảo hộ thương hiệu. Vì vậy, để khách hàng mục tiêu trong thị trường Trung Quốc biết đến sản phẩm Biti’s nhiều hơn thì Biti’s phải có chiến lược độc đáo trong hoạt động marketing để đưa sản phẩm cũng như hình ảnh thương hiệu Biti’s dần khắc sâu vào tâm trí người tiêu dùng. Ngoài ra, thông qua việc tham gia hội chợ lớn ở các nước để quảng bá hình ảnh thương hiệu Biti's và tìm kiếm đối tác từ đó mở rộng kênh phân phối phát triển hệ thống cửa hàng đại lý của mình.

3.3. Kiến nghị với nhà nước.

3.3.1. Nhà nước cần qui định rõ ràng việc xử phạt, chế tài xử phạt trongvấn đề hàng nhái, hàng giả. vấn đề hàng nhái, hàng giả.

Mặc dù đã có những quy định về bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ, nhưng những văn bản hướng dẫn thực thi và việc thực thi các quy định đó còn rất hạn chế. Mức hình phạt còn quá nhẹ chưa đủ răn đe các doanh nghiệp vi phạm so với khoản lợi nhuận mà họ kiếm được vì vậy tình trạng vi phạm vẫn tràn lan không thể kiểm soát được. Theo điều 12 Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21/09/2010 thì mức xử

phạt hành chính tuy có tăng nhiều so với trước đây nhưng cũng chỉ bị phạt khoảng 500 triệu đồng với các tổ chức cá nhân vi phạm. Đối với các doanh nghiệp này mức phạt không đủ răn đe, bởi vì khi họ lấy danh nghĩa của thương hiệu nổi tiếng để làm giả làm nhái hàng hóa thì khoản lợi nhuận họ kiếm được là một con số khổng lồ. Do vậy, nhà nước cần phải đưa ra những quy định rõ ràng, với mức hình phạt cao hơn, xử phạt nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp làm giả làm nhái để thu lợi nhuận. Không chỉ có xử phạt hành chính mà cần phải có cả quy định vừa xử phạt hành chính vừa xử phạt tù, tịch thu sản phẩm, đóng cửa sản xuất…đối với những trường hợp vi phạm trầm trọng ảnh hưởng đến lợi ích của thương hiệu. Với mỗi thương hiệu uy tín, nếu bị các doanh nghiệp lợi dụng vào danh tiếng để làm giả sản phẩm đó thì thương hiệu đó sẽ bị thiệt hại trầm trọng, thiệt hại không chỉ đối với doanh thu lợi nhuận mà còn cả đối với uy tín của thương hiệu và lòng trung thành của khách hàng.

Ngoài các quy định xử phạt của nhà nước, để làm triệt để hàng giả hàng nhái cần có sự phối hợp thống nhất giữa tòa án với các ban, các ngành như Cục Sở Hữu Trí Tuệ, Thanh tra khoa học công nghệ, Cục quản lý thị trường, Công an kinh tế, Hải quan và Bộ đội biên phòng. Có được sự phối hợp giữa các ban ngành cùng với tòa án thì sẽ nhanh chóng tìm ra được các tổ chức cá nhân gian lận và xử lý vi phạm, tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp đồng thời tạo động lực cho các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như có chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho mình.

3.3.2. Đơn giản hóa các thủ tục và giảm thời gian đăng ký thương hiệu.

Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu hiện nay bao gồm nhiều thủ tục phức tạp và mất nhiều thời gian, ví dụ như: trong quá trình thực hiện đăng ký sở hữu trí tuệ, các công ty vẫn còn gặp phải một số khó khăn nhất định do thời gian cấp giấy chứng nhận bảo hộ kiểu dáng công nghiệp của Cục sở hữu trí tuệ khá lâu nên đã gây khó khăn cho doanh nghiệp khi muốn thực hiện quyền sở hữu trí tuệ về kiểu dáng công nghiệp, nhất là đối với sản phẩm thời trang chu kỳ sống thường ngắn nên dễ bị cũ và lỗi mốt. Do vậy, nhà nước cần nghiên cứu đưa công nghệ thông tin vào trong

quá trình đăng ký giúp giảm thiểu chi phí về giấy tờ, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp.

3.3.3. Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp.

Không một doanh nghiệp nào có đầy đủ tiềm lực để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất đấy là vốn. Không có vốn doanh nghiệp không thể đầu tư vào máy móc trang thiết bị hiện đại, không thể sản xuất ra những sản phẩm chất lượng tốt cũng như không thể đầu tư xây dựng thương hiệu cho mình. Dù doanh nghiệp lớn hay nhỏ cũng cần vay vốn, và nguồn cung ứng tài chính cho doanh nghiệp chủ yếu là ngân hàng. Nhưng ngân hàng cũng chỉ cho doanh nghiệp vay một hạn mức nhất định khoảng 70% tài sản mà doanh nghiệp thế chấp, với mức lãi suất thì cao khoảng trên 24%. Với việc hạn chế về tài chính đã khiến cho các doanh nghiệp không thể thực hiện việc xây dựng và phát triển thương hiệu của mình.

Cuộc sống của mọi người càng dư giả thì nhu cầu vui chơi giải trí làm đẹp ngày càng tăng cao. Để đáp ứng được những nhu cầu đó thì sản phẩm của doanh nghiệp phải luôn đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng. Với tiềm lực tài chính có hạn, doanh nghiệp làm sao có thể sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Không đáp ứng được những nhu cầu đó thì doanh nghiệp sẽ không còn tồn tại. Mà nếu có đáp ứng được thì doanh nghiệp cũng không thể chú trọng vào việc xây dựng và phát triển thương hiệu được.

Do đó, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thì Nhà nước nên có chính sách cho vay ưu đãi dài hạn cho các doanh nghiệp đang trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu. Tuy nhiên việc cho vay cũng kèm theo các điều kiện để doanh nghiệp tránh sử dụng lãng phí vốn đồng thời Nhà nước phải có hỗ trợ về phía tư vấn cho doanh nghiệp trong việc lên kế hoạch, xây dựng thương hiệu và đăng ký thương hiệu như thế nào. Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu. Vì vậy, ngoài việc hỗ trợ về tài chính thì Nhà nước cũng nên có các buổi hội thảo và tư vấn cho các doanh nghiệp để doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của chúng cũng như đưa ra các kế hoạch đúng đắn để nâng cao vị thế của mình lên.

KẾT LUẬN

Công ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên (Biti’s) là một công ty lớn trong ngành sản xuất giày dép Việt Nam. Sau 29 năm nỗ lực phấn đấu công ty đã dành được vị thế nhất định trên thị trường không chỉ trong nước mà còn trên thế giới. Nhắc đến thương hiệu Biti’s ai cũng biết đó là một trong các thương hiệu giày dép hàng đầu tại Việt Nam được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Để đạt được điều này, ngoài việc tập trung vào chiến lược kinh doanh để sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thì công ty còn chú trọng đến vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu Biti's. Với sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường giày dép, Biti’s đã đề ra và thực hiện chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu của mình và coi đó như là một công cụ hàng đầu để nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty.

Sau khi thu thập tài liệu, số liệu, tiến hành việc phân tích đánh giá thực trạng em đã nêu lên thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu Biti's. Trong quá trình triển khai chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu Biti’s, bên cạnh những thành quả đáng ghi nhận, thì cũng có những hạn chế nhất định. Từ thực trạng đó, em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để khắc phục những tồn tại trong tiến trình xây dựng và phát triển thương hiệu Biti's đồng thời phát huy hơn vị thế của thương hiệu trên thị trường.

Em hi vọng đề tài tuy không mới nhưng sẽ đóng góp một chút vào ứng dụng trong thực tiễn góp phần vào quá trình phát triển thương hiệu của công ty nói riêng và sự nghiệp phát triển của toàn thể công ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên (Biti’s) nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢOTiếng việt: Tiếng việt:

1. Bộ Kế Hoạch Đầu Tư, 2003, Doanh nghiệp Việt Nam với vấn đề xây dựng

thương hiệu, NXB Thống Kê.

2. Cục SHTT, 2005, Cẩm nang sở hữu trí tuệ.

3. Hội sở hữu công nghiệp, 2004) Nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ.

4. Lê Nết, 2006 ,Quyền sở hữu trí tuệ, NXB ĐH Quốc gia Tp HCM.

5. Lê Xuân Tùng, NXB Lao Động Xã Hội, 2005, Xây dựng và phát triển

thương hiệu.

6. Lý Quý Trung, 2007, Xây dựng thương hiệu, NXB Trẻ.

7. Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21/09/2010.

8. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang, 2007, Nguyên lý Marketing, NXB ĐHQG TPHCM.

9. Nguyễn Trần Hiệp, 2006, Thương hiệu và sự phát triển của doanh nghiệp, NXB Lao Động - Xã Hội.

10.Nguyễn Quốc Thịnh, Nguyễn Thành Trung, 2009, Thương hiệu với nhà

quản lý, NXB Lao Động - Xã Hội.

11.NXB Lao Động Xã Hội, 2003, Tạo dựng và quản trị thương hiệu.

12.Trần Minh Đạo, 2008, Giáo trình Marketing căn bản, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

13.Vũ Chí Lộc, Lê Thị Thu Hà, 2007, Xây dựng và phát triển thương hiệu, Nhà xuất bản Lao Động- Xã Hội.

Tiếng anh:

1. Bennett P.D, Dictionary of Marketing Terms - American Marketing Association (2000).

Website:

Báo Điện tử Công Thương: http://www.baocongthuong.com.vn

(http://www.baocongthuong.com.vn/p0c272s188n10148/nganh-da-giay- phat-trien-deu-ca-2-chan.htm)

Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất hàng tiêu dùng Bình tiên:

(http://www.Bitis.com.vn/default.aspx?mod=info&id=66) Diễn đàn Doanh nghiệp: http://www.dddn.com.vn

(http://dddn.com.vn/2cat70/nang-tam-thuong-hieu.htm) Thời báo kinh tế Việt Nam: http://www.Vneconomy.vn

(http://vneconomy.vn/20081215100150463P0C5/di-tim-goc-cua-thương mại hieu.htm) http://muakhuyenmai.vn/giay-dep-biti-s-khuyen-mai-mung-xuan-moi-sang- don-ngan-qua-tang--2399.html. http://www.thietkethuonghieu.net/thuong-hieu/kien-thuc-thuong-hieu/246- phan-biet-1-so-loai-thuong-hieu.html http://www.dongnai.gov.vn/cong-dan/tin_khoahoc- congnghe/20110422.457/mlobject_print_view http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/08/080522.html.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành Thương mại quốc tế XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU BITI’S (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w