CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
3.3. Kiến nghị với nhà nước
3.3.1. Nhà nước cần qui định rõ ràng việc xử phạt, chế tài xử phạt trong vấn đề hàng nhái, hàng giả.
Mặc dù đã có những quy định về bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ, nhưng những văn bản hướng dẫn thực thi và việc thực thi các quy định đó còn rất hạn chế.
Mức hình phạt còn quá nhẹ chưa đủ răn đe các doanh nghiệp vi phạm so với khoản lợi nhuận mà họ kiếm được vì vậy tình trạng vi phạm vẫn tràn lan không thể kiểm soát được. Theo điều 12 Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21/09/2010 thì mức xử
phạt hành chính tuy có tăng nhiều so với trước đây nhưng cũng chỉ bị phạt khoảng 500 triệu đồng với các tổ chức cá nhân vi phạm. Đối với các doanh nghiệp này mức phạt không đủ răn đe, bởi vì khi họ lấy danh nghĩa của thương hiệu nổi tiếng để làm giả làm nhái hàng hóa thì khoản lợi nhuận họ kiếm được là một con số khổng lồ. Do vậy, nhà nước cần phải đưa ra những quy định rừ ràng, với mức hỡnh phạt cao hơn, xử phạt nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp làm giả làm nhái để thu lợi nhuận.
Không chỉ có xử phạt hành chính mà cần phải có cả quy định vừa xử phạt hành chính vừa xử phạt tù, tịch thu sản phẩm, đóng cửa sản xuất…đối với những trường hợp vi phạm trầm trọng ảnh hưởng đến lợi ích của thương hiệu. Với mỗi thương hiệu uy tín, nếu bị các doanh nghiệp lợi dụng vào danh tiếng để làm giả sản phẩm đó thì thương hiệu đó sẽ bị thiệt hại trầm trọng, thiệt hại không chỉ đối với doanh thu lợi nhuận mà còn cả đối với uy tín của thương hiệu và lòng trung thành của khách hàng.
Ngoài các quy định xử phạt của nhà nước, để làm triệt để hàng giả hàng nhái cần có sự phối hợp thống nhất giữa tòa án với các ban, các ngành như Cục Sở Hữu Trí Tuệ, Thanh tra khoa học công nghệ, Cục quản lý thị trường, Công an kinh tế, Hải quan và Bộ đội biên phòng. Có được sự phối hợp giữa các ban ngành cùng với tòa án thì sẽ nhanh chóng tìm ra được các tổ chức cá nhân gian lận và xử lý vi phạm, tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp đồng thời tạo động lực cho các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như có chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho mình.
3.3.2. Đơn giản hóa các thủ tục và giảm thời gian đăng ký thương hiệu.
Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu hiện nay bao gồm nhiều thủ tục phức tạp và mất nhiều thời gian, ví dụ như: trong quá trình thực hiện đăng ký sở hữu trí tuệ, các công ty vẫn còn gặp phải một số khó khăn nhất định do thời gian cấp giấy chứng nhận bảo hộ kiểu dáng công nghiệp của Cục sở hữu trí tuệ khá lâu nên đã gây khó khăn cho doanh nghiệp khi muốn thực hiện quyền sở hữu trí tuệ về kiểu dáng công nghiệp, nhất là đối với sản phẩm thời trang chu kỳ sống thường ngắn nên dễ bị cũ và lỗi mốt. Do vậy, nhà nước cần nghiên cứu đưa công nghệ thông tin vào trong
quá trình đăng ký giúp giảm thiểu chi phí về giấy tờ, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp.
3.3.3. Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp.
Không một doanh nghiệp nào có đầy đủ tiềm lực để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất đấy là vốn.
Không có vốn doanh nghiệp không thể đầu tư vào máy móc trang thiết bị hiện đại, không thể sản xuất ra những sản phẩm chất lượng tốt cũng như không thể đầu tư xây dựng thương hiệu cho mình. Dù doanh nghiệp lớn hay nhỏ cũng cần vay vốn, và nguồn cung ứng tài chính cho doanh nghiệp chủ yếu là ngân hàng. Nhưng ngân hàng cũng chỉ cho doanh nghiệp vay một hạn mức nhất định khoảng 70% tài sản mà doanh nghiệp thế chấp, với mức lãi suất thì cao khoảng trên 24%. Với việc hạn chế về tài chính đã khiến cho các doanh nghiệp không thể thực hiện việc xây dựng và phát triển thương hiệu của mình.
Cuộc sống của mọi người càng dư giả thì nhu cầu vui chơi giải trí làm đẹp ngày càng tăng cao. Để đáp ứng được những nhu cầu đó thì sản phẩm của doanh nghiệp phải luôn đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng. Với tiềm lực tài chính có hạn, doanh nghiệp làm sao có thể sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Không đáp ứng được những nhu cầu đó thì doanh nghiệp sẽ không còn tồn tại. Mà nếu có đáp ứng được thì doanh nghiệp cũng không thể chú trọng vào việc xây dựng và phát triển thương hiệu được.
Do đó, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thì Nhà nước nên có chính sách cho vay ưu đãi dài hạn cho các doanh nghiệp đang trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu. Tuy nhiên việc cho vay cũng kèm theo các điều kiện để doanh nghiệp tránh sử dụng lãng phí vốn đồng thời Nhà nước phải có hỗ trợ về phía tư vấn cho doanh nghiệp trong việc lên kế hoạch, xây dựng thương hiệu và đăng ký thương hiệu như thế nào. Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu. Vì vậy, ngoài việc hỗ trợ về tài chính thì Nhà nước cũng nên có các buổi hội thảo và tư vấn cho các doanh nghiệp để doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của chúng cũng như đưa ra các kế hoạch đúng đắn để nâng cao vị thế của mình lên.