Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Một phần của tài liệu nghiên cứu quá trình đô thị hóa ở thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 42)

7. Bố cục của luận văn

2.1.1.Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

TP. Việt Trì - “Thành phố ngã ba sông” là tỉnh lỵ và nằm ở phía đông của tỉnh Phú Thọ, phía bờ tả ngạn sông Hồng, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 70 km về phía tây bắc, cách thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc là 25 km về phía tây. Việt Trì cũng là đỉnh tam giác vùng đồng bằng sông Hồng của các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ.

Ngày 10/11/2006, Chính phủ đã ra Nghị định số 133/2006/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính 3 xã: Hy Cương, Chu Hoá, Thanh Đình thuộc huyện Lâm Thao và 2 xã: Kim Đức và Hùng Lô thuộc huyện Phù Ninh về TP. Việt Trì. Từ 01/01/2007, TP. Việt Trì được chính thức mở rộng với quy mô 10.636,94 ha diện tích tự nhiên, có 22 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 10 phường: Bạch Hạc, Thanh Miếu, Thọ Sơn, Tiên Cát, Nông Trang, Vân Cơ, Bến Gót, Gia Cẩm, Tân Dân, Dữu Lâu và 12 xã: Thuỵ Vân, Minh Nông, Minh Phương,Vân Phú, Phượng Lâu, Sông Lô, Trưng Vương, Hy Cương, Chu Hoá, Thanh Đình, Hùng Lô, Kim Đức.

Địa giới TP. Việt Trì:

+ Phía Đông giáp huyện Lập Thạch, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc; + Phía Tây giáp thị trấn Lâm Thao, thị trấn Hùng Sơn, xã Tiên Kiên, xã Thạch Sơn huyện Lâm Thao;

+ Phía Nam giáp xã Cao Xá, xã Sơn Vi huyện Lâm Thao và huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây;

+ Phía Bắc giáp xã Phù Ninh, xã An Đạo, xã Tử Đà, xã Vĩnh Phú huyện Phù Ninh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TP. Việt Trì có VTĐL và kinh tế quan trọng, khí hậu ôn hoà, là cửa ngõ của các tỉnh Tây Bắc với thủ đô Hà Nội, có đường quốc lộ 2 và đường sắt Hà Nội - Lào Cai nối liền với đường xuyên Á, có 2 nhà ga đường sắt, cảng sông công suất 1,2 triệu tấn, bến xe ô tô, ... cho phép Việt Trì giao lưu thuận lợi với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Tây Bắc, các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, quốc tế để xây dựng và phát triển thành phố.

Với VTĐL trên, TP. Việt Trì có yếu tố đầu mối, rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển KT-XH, nhất là trong các lĩnh vực dịch vụ, lễ hội về cội nguồn, công nghiệp, ... và trở thành một đô thị trung tâm của khu vực phía Tây Đông Bắc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Nguồn: Tác giả biên vẽ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Tiềm lực kinh tế so với các đô thị trong vùng:

TP. Việt Trì được hình thành sớm nhất so với các đô thị lớn khác trong vùng. TP. Việt Trì được công nhận là đô thị loại II năm 2004. Ngày 04/05/2012, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận TP. Việt Trì là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Phú Thọ.

Về dân số, diện tích cũng như quy mô của nền kinh tế, thành phố Việt Trì đều vượt trội so với các đô thị lớn khác trong vùng Tây Đông Bắc.

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu chủ yếu của TP. Việt Trì năm 2010

Chỉ tiêu Đơn vị TP Việt Trì

TP. Việt trì so với các đô thị khác trong vùng

Loại đô thị II TP. Việt Trì đứng đầu vì các đô thị khác chỉ được xếp loại III-V

Dân số trung bình Nghìn

người 196,2

TP Việt Trì đứng đầu vì các đô thị khác có quy mô dân số nhỏ hơn

Mật độ dân số người/km2

2.237 TP Việt trì đứng đầu vì các đô thị khác có quy mô nhỏ hơn

GDP giá hiện hành Tỷ đồng 4.140 TP Việt trì đứng đầu vì các đô thị khác có quy mô nhỏ hơn

GDP/người Triệu đồng 26,7 TP Việt trì đứng đầu vì các đô thị khác có quy mô nhỏ hơn

Nguồn: [7]

Một phần của tài liệu nghiên cứu quá trình đô thị hóa ở thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 42)