Đánh giá tác động của đô thị hóa đến sự phát triển KT-XH ởTP Việt Trì,

Một phần của tài liệu nghiên cứu quá trình đô thị hóa ở thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 75)

7. Bố cục của luận văn

2.4. Đánh giá tác động của đô thị hóa đến sự phát triển KT-XH ởTP Việt Trì,

tỉnh Phú Thọ

trong thời gian qrong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự quan tâm, phối hợp của các Sở, Ban ngành, đoàn thể của tỉnh, sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của thành ủy, HĐND, UNBD thành phố và các phòng, ban, các đoàn thể của thành phố và cả hệ thống chính trị đến cấp cơ sở, đặc biệt là sự nổ lực phấn đấu vươn lên của các doanh nghiệp, của toàn dân và sự giúp đỡ của TW, sự hợp tác với bên ngoài, ... nên quá trình ĐTH đã có những tác động nhất định (tích cực và tiêu cực) tới sự phát triển KT-XH ở TP. Việt Trì nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng.

2.4.1. Tác động tích cực

- Chính trị xã hội ổn định, kinh tế-xã hội phát triển khá đồng đều, an ninh, quốc phòng được củng cố vững chắc, trật tự an tòan xã hội có chuyển biến tích cực;

- Nền kinh tế của thành phố tiếp tục tăng trưởng cao, đóng góp phần quan trọng quyết định vào sự tăng trưởng chung của cả tỉnh;

- Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố thể hiện nền kinh tế đang từng bước đi vào khai thác các lợi thế so sánh của trung tâm đô thị vùng ;

- Công nghiệp thành phố phát triển khá, đứng đầu các huyện, thị, đóng góp phần quyết định vào sự tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp của tỉnh, đồng thời đứng đầu các thành phố, thị xã trong vùng TĐB;

- Các ngành dịch vụ phát triển mạnh, đóng góp phần quyết định vào sự tăng trưởng giá trị gia tăng dịch vụ của tỉnh; đa dạng, từng bước khai thác được lợi thế, đáp ứng cơ bản nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Chất lượng dịch vụ được nâng lên một bước.

- Sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá, đã triển khai xây dựng một số chương trình, dự án có giá trị kinh tế cao, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp-nông thôn, tạo hệ sinh thái bền vững;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đã huy động các nguồn lực để phát triển KT-XH, nhất là huy động các nguồn lực xây dựng hạ tầng đô thị và hạ tầng KT-XH đạt kết quả khá. Công tác xây dựng và quản lý đô thị, phong trào xây dựng đô thị xanh-sạch- đẹp dần đi vào nề nếp, bộ mặt Thành phố có nhiều khởi sắc.

- Thành phố bước đầu đáp ứng yêu cầu là trung tâm một số ngành đào tạo, văn hóa, thể thao của vùng; Các hoạt động văn hoá-xã hội được thực hiện theo hướng xã hội hoá, đạt kết quả khá toàn diện. Chất lượng giáo dục-đào tạo được nâng lên. Hoạt động văn hoá-thông tin-thể thao, y tế, chăm sóc-bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em và thực hiện các chính sách xã hội được thực hiện kịp thời, góp phần quan trọng vào việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng nguồn nhân lực, ổn định xã hội và xây dựng nếp sống văn minh đô thị.

- Công tác quốc phòng-an ninh được thực hiện tốt, góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế-xã hội trên địa bàn đô thị trung tâm tỉnh và vùng phát triển.

Sau khi sáp nhập 5 xã mới thì những kết quả, xu thế phát triển vừa nêu trên vẫn tiếp tục được phát huy, tạo ra những cơ sở rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế-xã hội cho cả giai đoạn đến năm 2010 và 2020.

2.4.2. Thách thức, hạn chế

- Chất lượng tăng trưởng kinh tế thấp, hiệu quả chưa cao, sức cạnh tranh thấp. Nhiều doanh nghiệp công nghệ còn lạc hậu, trình độ tổ chức, quản lý yếu kém, khả năng hội nhập kém. Mặt hàng xuất khẩu có tăng, nhưng mặt hàng chủ lực có khối lượng lớn không nhiều, thị trường tiêu thụ không ổn định.

- Chuyển dịch cơ cấu chậm, chưa khai thác được triệt để tiềm năng, thế mạnh vào phát triển kinh tế - xã hội. Công nghiệp ngoài quốc doanh nhỏ lẻ chưa có mũi nhọn và chưa có quy mô lớn để tạo ra những sản phẩm có thương hiệu và sức cạnh tranh trên thị trường, chưa thể hiện được tiềm năng thế mạnh của một đô thị. Thương mại dịch vụ còn nặng về bán lẻ, chưa tạo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

được các trung tâm dịch vụ lớn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng của nền nông nghiệp cận đô thị, mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao chưa nhiều.

- Huy động các nguồn lực tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng (còn có thể huy động thêm hơn nữa cả nội lực và ngoại lực để đầu tư phát triển kinh tế-xã hội của thành phố).

- Kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và hạ tầng xã hội còn yếu kém, lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu của một trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học của vùng.

- Một số lĩnh vực về văn hóa, xã hội còn bức xúc; một số tệ nạn xã hội chưa được đẩy lùi; Trên địa bàn vẫn tiềm ẩn một số yếu tố tạo điểm nổi cộm về an ninh cơ sở.

- Quản lý đô thị còn yếu, sự chỉ đạo triển khai các dự án trọng điểm chậm, giải phóng mặt bằng một số công trình trọng điểm chưa đảm bảo tiến độ, quản lý điều hành chưa thông suốt, quản lý trật tự xây dựng, trật tự đô thị còn nhiều hạn chế, nếp sống văn minh đô thị yếu;

- Quy hoạch, nhất là quy hoạch chi tiết ở các phường, xã chậm và chưa đồng bộ;

- Cải cách hành chính bước đầu có chuyển biến, nhưng một số thủ tục chất lượng phục vụ công chưa cao.

- Những mặt trái của cả một thời kỳ dài xây dựng và phát triển thành phố đầu tiên của thời kỳ bao cấp, trình độ quản lý còn lạc hậu, hậu quả của chiến tranh,...

- Thành phố không nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, do đó hạn chế trong thu hút đầu tư, phát triển các dịch vụ thương mại, vận tải...

- Thành phố chưa có ngành sản xuất và sản phẩm mũi nhọn quy môn lớn, sức cạnh trạnh của các doanh nghiệp và các sản phẩm của thành phố còn thấp.

- Kết cấu hạ tầng của thành phố bước đầu đã được nâng cấp nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thành phố trong giai đoạn tới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Không gian hiện tại của thành phố còn bất cập so với yêu cầu phát triển đô thị.

- Công cuộc cải cách hành chính ở thành phố làm còn chậm, sự phân cấp cho thành phố là đô thị loại II chưa nhiều và đồng bộ, làm cho sức thu hút đầu tư nước ngoài và khu vực tư nhân còn thấp.

- Một số vấn đề xã hội, việc làm, tăng thu nhập,...là những áp lực lớn đối với thành phố, đòi hỏi có những chính sách, biện pháp cụ thể để giải quyết trong giai đoạn tới.

-Thành phố Việt Trì chỉ cách thủ đô Hà Nội có 80 km, việc phát triển một số dịch vụ chất lượng cao như tài chính - ngân hàng, y tế, đào tạo, dịch vụ công nghệ... gặp khó khăn do phải cạnh tranh với thành phố Hà Nội là nơi các dịch vụ trên đã tương đối phát triển, ...

Tiểu kết

TP. Việt Trì là cố đô Văn Lang, có lịch sử phát triển lâu đời, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, KHKT của tỉnh Phú Thọ, có vị trí, vai trò số một trong vùng kinh tế động lực của tỉnh để đưa Phú Thọ ra khỏi tỉnh nghèo vào năm 2010 và cơ bản trở thành tỉnh CNH vào năm 2020. Thủ tướng chính đã quyết định (tại Quyết định số 277/QĐ-TTg) xây dựng Việt Trì thành thành phố thành phố lễ hội về cội nguồn của dân tộc Việt Nam (là một trong hai thành phố lễ hội của cả nước); Việt Trì còn là một trong mười một trung tâm vùng của cả nước theo QĐ số 10/1998QĐ-TTg ngày 23/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020.

Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố thể hiện nền kinh tế từng bước đi vào khai thác lợi thế so sánh của đô thị, một trung tâm kinh tế lớn của vùng.

Sự phát triển của thành phố Việt Trì sẽ có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ, là hạt nhân thúc đẩy nhanh quá trình đô thị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, thực hiện tốt chức năng đô thị trung tâm vùng, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng thành công đề án xây dựng thành phố Việt Trì trở thành thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam.

Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình ĐTH ở TP. Việt Trì làm cơ sở khoa học tương xứng với vị trí nêu trên là một yêu cầu bức thiết, là nhiệm vụ chiến lược, góp phần thúc đẩy sự phát triển KT-XH không những của cả tỉnh Phú Thọ, mà còn là của cả Vùng trung du miền núi Bắc Bộ (TDMNBB), Vùng Tây Đông Bắc (VTĐB) gồm các tỉnh: Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang và Lai Châu và các vùng xung quanh khác của cả Bắc Bộ và cả nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TP. VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2020

3.1. Các căn cứ để xác định mục tiêu và định hƣớng phát triển đô thị ở TP. Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ

3.1.1. Quan điểm phát triển KT -XH Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 2030

Mục tiêu phát triển kinh tế đến năm 2020 về cơ bản, Việt Nam sẽ trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

* Bảo đảm hài hòa giữ tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả và PTBV: Phát huy nội lực và thu hút mạnh mẽ ngoại lực nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh về VTĐL, tài nguyên và nguồn nhân lực để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu theo hướng CNH, HĐH. Phát triển có trọng tâm, trọng điểm, đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn, tập trung phát triển một số sản phẩm chủ lực mang tính đột phá.

Đẩy mạnh phát triển thương mại, xuất nhập khẩu và du lịch, dịch vụ vận tải, kho bãi, bưu chính viễn thông, ngân hàng, tài chính tín dụng, bảo hiểm, bất động sản. Tập trung đầu tư cho nông nghiệp để ổn định nông thôn và xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, gắn sản xuất với công nghiệp chế biến và thị trường; nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản xuất/đơn vị canh tác. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỉ trọng lao động nông nghiệp và tăng tỉ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Gắn phát triển kinh tế với ổn định và công bằng xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, quan tâm xây dựng và phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng, an ninh

* Đảm bảo chất lượng tăng trưởng và gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội: Điều này được thể hiện không chỉ ở chỗ năng suất lao động tăng, môi trường được bảo vệ mà còn ở sự tiến bộ xã hội; sự công bằng giữa các tầng lớp dân cư, giữa thành thị và nông thôn cũng như giữa vùng trung du miền núi và vùng đồng bằng; thế hiện ở sự đảm bảo có được tốc độ phát triển KT-XH nhanh trong thời gian dài

* Gắn bó chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với giữ gìn trật tự xã hội, an ninh quốc phòng.

3.1.2. Định hướng phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2050 nhìn 2050

3.1.2.1. Quan điểm phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam phục vụ mục tiêu xây dựng thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.Việc hình thành và phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 phải đảm bảo.

Phù hợp với sự phân bố và trình độ phát triển lực lượng sản xuất, với yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá- hiện đậi hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Phát triển và phân bố hợp lý trên địa bàn cả nước tạo ra sự phát triển cân đối giữa các vùng. Coi trọng mối liên hệ đô thị- nông thôn đảm bảo chiến lược an ninh lương thực quốc gia; nâng cao chất lượng đô thị, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống phù hợp với tổng giai đoạn phát triển chung của cả nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phát triển ổn định, bền vững, trên cơ sở tổ chức không gian phù hợp, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai, tiết kiệm năng lượng; bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái.

Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng cơ sở kĩ thuật với cấp độ thích hợp hoặc hiện đại, theo yêu cầu khai thác, sử dụng và chiến lược quản lý đô thị.

Kết hợp chặt chẽ với việc đảm bảo an ninh, quốc phòng và an toàn xã hội. Đối với các đô thị ven biển, hải đảo và dọc hành lang biên giới phải đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, bảo vệ và giữ vững chủ quyền quốc gia.

3.1.2.2. Mục tiêu phát triển

Từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị Việt Nam phát triển theo mô hình mạng lưới đô thị; có cơ sở hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội phù hợp, đồng bộ, hiện đại; có môi truờng và chất lượng cuộc sống đô thị tốt; có nền kiến trúc đô thị tiên tiến, giàu bản sắc; có vị thế xứng đáng, có tính cạnh tranh cao trong phát triển kinh tế xã hội qốc gia, khu vực và quốc tế, góp phần thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc.

3.1.2.3. Các chỉ tiêu phát triển đô thị a) Mức tăng trưởng dân số đô thị

Năm 2015, dự báo dân số đô thị của cả nước khoảng 35 triệu người, chiếm 38 % dân số đô thị cả nước; năm 2020, dân số đô thị khoảng 44 triệu người, chiếm 45% dân số đô thị cả nước; đến năm 2025, dân số đô thị hkoảng 52 triệu người, chiếm 50% dân số đô thị cả nước.

b) Phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị

- Năm 2015, tổng số đô thị cả nước đạt 870 đô thị, trong đó có hai đô thị đặc biệt ( Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), chín đô thị loại I ( Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng, Vinh, Huế, Nha Trang, Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Quy Nhơn), 23 đô thị loại II, 65 đô thị loại III, 79 đô thị loại IV và 68 đô thị loại V. ( hiên nay

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Năm 2025, tổng số đô thị cả nước khoảng 1000 dô thị, trong đố đô thị từ loại I đến đô thị loại đặc biệt là 17 đô thị, đô thị loại II là 20 đô thị, đô thị loại III là 81 đô thị; đô thị loại IV là 122 đô thị, còn lại là các đô thị loại V.

c) Nhu cầu sử dụng đất đô thị:

Một phần của tài liệu nghiên cứu quá trình đô thị hóa ở thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)