Chương trình phát triển đô thị

Một phần của tài liệu nghiên cứu quá trình đô thị hóa ở thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 92)

7. Bố cục của luận văn

3.2.2. Chương trình phát triển đô thị

Giai đoạn từ 2004 – 2010 thành phố đã đầu tư khoảng 4500 – 5000 tỷ đồng để xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng lỹ thuật và hạ tầng xã hội cho thành phố.

Trong giai đoạn 2012 -2020, xác định mục tiêu phát triên đô thị thành phố theo hướng hoàn thiện các chỉ tiêu của đô thị loại I (Đánh giá tại đề án đề nghị công nhận thành phố Việt Trì là đô thị loại I đã được thủ tướng Chính Phủ phê duyệt và ra quyết định công nhận là đô thị loại I tại quyết định số 528/QĐ-TTg ngày 4/5/2012 ).

Theo từng giai đoạn nhất định các định hướng như sau:

Giai đoạn 2012-2015: đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị Việt Trì theo hướng hoàn thiện các chỉ tiêu chưa đạt điểm và các chỉ tiêu đã đạt điểm nhưng chưa đạt điểm tối đa, theo tiêu chuẩn quy định của đô thị loại I. Những nhiệm vụ đặt ra:

- Về quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng:

+ Hoàn thành đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Việt Trì. Lập, phê duyệt, ban hành quy chế quản lý kiến trúc, cảnh quan cho tổng thể đô thị. Quản lý xây dựng đô thị theo quy chế đã phê duyệt.

+ Về phát triển các đô thị trực thuộc: triển khai đầu tư xây dựng và nâng cấp 3 xã lên phường gồm: Trưng Vương, Hùng Lô, Phượng Lâu năm 2013.

+ Lập và phê duyệt chương trình phát triển đô thị Việt Trì (năm 2013). + Triển khai đầu tư xây dựng hiệu quả theo chương trình phát triển đô thị đã được duyệt.

+ Thực hiện các dự án về nhà ở và tiến hành xây dựng các khu đô thị mới theo ranh mục các dự án đầu tư: khu đô thị Phía Tây Nam, khu đô thị phía đông Nam, khu đô thị phía Bắc, khu đô thị mới phía Nam thành phố.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Về cơ sở hạ tầng xã hội:

+ Nhà ở: Tăng cường cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị và các cơ sở sản xuất kinh tế, đẩy mạnh thực hiện các chương trình phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp, nhà ở cho sinh viên, nhà ở cho công nhân tại các khu - cụm công nghiệp, tạo điều kiện thu hút nguồn lực đầu tư phát triển nhà ở theo dự án, hình thành các khu ở , khu đô thị mới, khu đô thị mới đồng bộ về kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật.

+ Y tế: tiếp tục triển khai dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cụm các bệnh viện ( bệnh viện đa khoa thực hành vùng, bệnh viện nhi, bệnh viện phụ sản, bệnh viện mắt) tỉnh Phú Thọ thành bệnh viện chuyên khoa cấp vừng và bệnh viện điều dưỡng cấp vùng, đầu tư xây dựng và nâng cấp các trung tâm y tế dự phòng đạt tiêu chuân theo quy định của Bộ y tế, riêng trung tâm y tế dự phòng tỉnh đạt tiêu chuẩn cấp vùng.

+ Giáo dục: Cải cách nâng cấp các cơ sở giáo dục hiện có, tập trung đầu tư và xây dựng cơ sở vật chất, trường học các cấp, mở rộng quy mô dạy nghề và trung học chuyên nghiệp và tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng gắn đào tạo với sử dụng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý. Tập trung đầu tư xây dựng và từng bước hiện đại hóa thiết bị dạy học trường đại học Hùng Vương đạt tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế. Tiếp tục thực hiện nâng cấp một số trường cao đẳng thành trường đại học như: trường cao đẳng nghề Phú Thọ nâng cấp lên thành trường đại học công nghệ Phú Thọ, trường cao đẳng Dược nâng cấp thành đại học Dược, trường cao đẳng y Phú Thọ khi chuyển vê thành phố sẽ naag cấp thành trường địa học Điều Dưỡng.

+ Văn hóa – TDTT:

Hoàn thành thực hiện thực hiện đầu tư xây dựng quảng trường Hùng Vương, hoàn thành và đưa vào sử dụng di tích lịch sử đền Hùng và tu bổ, tôn các di tichs hiện có trên địa bàn thành phố; xây dựng hệ thống hạ tầng cho khu thấp Hùng Vương và làng văn ghóa các dân tộc Hùng Vương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tôn tạo các cụm di tích đình, đền: Tịnh Điền ở Minh Nông, đền thờ thầy giáo dạy Tiên Dung và Ngọc Hoa ở Trưng Vương, di chỉ làng cả, di chỉ khảo cổ Gò De ở Thanh Đìn, di tích Hùng Lô và chùa Hoa Long ở Việt Trì.

Hoàn chỉnh khu trung tâm lễ hội bao gồm trục hành lê, quảng trường trung tâm, khu du lịch ngã năm Đền Giếng, chợ quê ở Hy Cương, hội chợ Hùng Vương, đề thờ Lạc Long quân ở đồi Sim. Xây dựng và quảng bá hình ảnh của đô thị trung tâm vùng.

+ Thương mại, dịch vụ, du lịch:

Tiếp tục đầu tư xây dựng và phát triển khu du lịch trên địa bàn thành phố, nâng cao chất lượng dịch vụ ( đặc biệt là dịch vụ gắn với các hoạt động lễ hội).

Nâng cấp các khách sạn và trung tâm hội nghị thành phố, xây dựng khách sạn 5 sao ở vị trí khách sạn SÔng Lô cũ với quy mô 300 giường. Xây dựng khu du lịch Văn Lang diện tích 113 ha để tái hiệ những truyền thuyết thời kỳ Hùng Vương. Triển khai đầu tư xây dựng khu du lịch Bến Hót ở phường Bến Gót. Cải tạo, nâng cấp và hoàn thiện chợ Trugn tâm, bến xe….

Tiếp tục nghiên cứu đầu tư xây dựng mới các siêu thị, các trung tâm dịch vụ công cộng, phát triển hệ thống nhà hàng, khách sạn,… xây đựng các trung tâm thương mại theo dự án được phê duyệt.

- Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật: + Giao thông vận tải:

Hoàn thành thực hiện đầu tư xây dựng các công trình sau: đường Nguyễn tất Thành ( đoạn C10 –QL2); đường 32C đoạn qua thành phố Việt Trì, đường Vũ Thê Lang, đường Hai Bà Trưng ( đoạn C4- đê Sông Lô); đường Thụy Vân – Thanh Đình – chu Hóa. Khởi công các tuyến dường do ADB tài trợ, đường Phù ĐỔng, đường Trường Chinh,đường qua khu công nghiệp Thụy Vân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Công trình đầu mối: cải tạo bãi đỗ xe cũ thành bãi đỗ xe tập trung; Xây dựng hệ thống điểm đỗ xe ( giao thông tĩnh đảm bảo diện tích bãi đỗ chiếm khoảng 2,5% quỹ đất xây dựng đô thị).

+ Cấp nước:

Tiếp tục đầu tư xây dựng và phát triển tuyến ống chính và các tuyến dịch vụ  250-100mm tới các phường, xã và khu dân cư.

Nâng cao hiệu quả cấp nước và tiêu chuẩn cấp nước; Tăng cường các biện pháp đảm bảo cung cấp nước sạch và nâng cao chất lượng nước phục vụ đô thị. Mục tiêu phấn đấn đến năm 2015 cấp nước cho 100% dân cư đô thị với tiêu chuẩn cấp nước trên 120l/người.ng.đ.

+ Thoát nước:

Tập trung đẩy mạnh việc cải tạo nâng cấp hệ thống thoát nước. Trước mắt, triển khai đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống nước thải đô thị trên các tuyến đường khu vực nội thành, sau đó đến các tuyến đường ngoại thành.

Cải tạo và hoàn thiện hệ thống các tuyến cống thoát nước trên các trục đường chính đô thị.

Tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải công suất GDD1 khoảng 30.000-40.000m3

/ng. + Cấp điện – chiếu sáng đô thị.

Nâng cấp, xây dựng mạng lưới điện theo định hướng chung của ngành điện. Tiếp tục tăng cường đầu tư xây dựng điện cho các cụm dân cư, các cụm công nghiệp theo quy hoạch được phê duyệt, phát triển lưới điện đến các xã đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của nhân dân.

Từng bước cải tạo, nâng cấp hệ thống mạng lưới điện theo hướng hiện đại, ngầm hóa hệ thống lưới điện trong khu vực thành phố Việt Trì.

Tiếp tục xây dựng và phát triển hệ thống đèn chiếu sáng đường phố, các khu công cộng, khu thể thao vui chơi giải trí, khu thương mại dịch vụ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thực hiện đầu tư xây dựng và phát triển các hệ thống chiếu sáng mỹ thuật đường phố để quảng bá hình ảnh lễ hội.

Tăng cường triển khai đầu tư xây dựng chiếu sáng ngõ xóm tại các khu ở và khu dân cư từ các nguồn vốn xã hội hóa.

+ Cây xanh cảnh quan đô thị: Cải tạo và nâng cấp công viên, vườn hoa. Phát triển cây xanh ở khu di tích lịch sử quốc gia Đền Hùng; công viên Văn Lang, công viên sinh thái ( Minh Phương); khu du lịch Bến Gót…

Tăng cường trồng thêm cây xanh tại các tuyến phố và các khu cây xanh tập trung để làm thay đổi về cảnh quan kiến trúc đô thị.

Phát triển không gian công cộng tạo kiến trúc cảnh quan của thành phố lễ hội với cội nguồn dân tộc.

Tiếp tục triển khai thực hiện dự án di rời các nhà máy, các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi địa bàn thành phố, đặc biệt là nhà máy xi măng Hữu Nghị nằm kề sát khu vực tháp Hùng Vương.

+ Xử lý CTR, nghĩa trang:

Hoàn thành đầu ư xây dựng khu xử lý chất thải rắn Trạm thản, huyện Phù Ninh giai đoạn 2.

Lập dự án xây dựng 01 nhà tang lễ, trình phê duyệt năm 2013 và đnến năm 2015 hoàn thành thực hiện xây dựng.

Năm 2015 hoàn thành đầu tư xây dựng 02 nhà tang lễ.

Quy hoạch nghĩa trang thực hiện theo quy hoạch chung đô thị được phê duyệt. Giai đoạn 2016-2020: tiếp tục đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị Việt Trì theo hướng vượt các chỉ tiêu của đô thị loại I ( được xây dựng tại thông tư 34/2009/TT-BXD ngày 30/9/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính Phur về việc phân loại đô thị) và đạt từ 95-100 điểm.

- Về quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng:

+ Lập phê duyệt, ban hành quy chế quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị cho từng khu vực cụ thể. Quản lý tốt xây dựng đô thị theo quy chế đã được phê duyệt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Phấn đấu hoàn thiện 01 dự án – đầu tư xây dựng khu ĐTM kiểu mẫu. + Tiếp tục triển khai thực hiện các dự án cải tạo, chỉnh trang đô thị. - Về cơ sở hạ tầng xã hội:

+ Nhà ở: Tiếp tục hoàn thiện các dự án hiện hữu; lập thêm các dự án khu đô thị mới.

+ Y tế: tiếp tục triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình giai đoạn trước. Xây dựng hệ thống trạm y tế đạt chuẩn quốc gia tại các xã, phương.

+ Giáo dục: tiếp tục nâng cấp các cơ sở dịch vụ giáo dục hiện có.

+ Thương mại, dịch vụ, du lịch: Cải tạo, nâng cấp các chợ hiện có; nghiên cứu đầu tư xây dựng thêm trung tâm thương mại, siêu thị.

+ Văn hóa – TDTT: nâng cấp các công trình văn hóa, TDTT trên địa bàn; thực hiện trên 85% số xã; phương xây dựng các điểm tập luyện TDTT.

- Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật: + Giao thông vận tải;

Phát triển tuyến xe buýt Việt Trì – các đô thị trong tỉnh và ngược lại; phát triển nhanh các loại hình xe điện phực vụ khách du lịch lễ hội.

Tiếp tục nâng cấp cải tạo các tuyến đường giao thông.

Nghiên cứu phát triển hệ thống giao thông khác cốt (đường trên cao) kể cả đường bộ và đường sắt.

Tập trung hoàn thành việc điều chỉnh hướng tuyến đường quốc lộ 32C; Xây dựng các bến đỗ xe khách liên tỉnh.

Nghiên cứu dự án xây dựng cầu qua sông Hồng nói Việt Trì với huyện Ba Vì, Hà Nội.

Xây dựng các tuyến đường nội thị theo quy hoạch: Đường Vu Thê Lang( đoạn E4- Nguyễn Tất Thành), đường Mai An Tiêm, đường vào bệnh viện đa khoa vùng…

Xây dựng mới một số trục dọc song song với đường Hùng Vương và đường Nguyễn Tất Thành hiện có, kết hợp với các trục ngang tạo thành mạng đường nối liên kết với các khu chức năng của thành phố.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tiếp tục cải tạo và nâng cấp các tuyến đường hiện hữu trong đô thị như: các tuyến đường trục chính đô thị, đường liên khu và các tuyến đường khu vục đô thị.

Cải tạo, nâng cấp và chỉnh trnag các tuyến đường nội bộ trong các khu dân cư.

Thực hiện triển khai đầu tư nâng cấp cảng Việt Trì công suất dự kiến 3 – 4 triệu tấn/ năm và cảng Dữu Lâu.

Đầu tư xây dựng bến tàu khách tại Việt Trì và Hùng Lô phục vụ tuyến đường sông đi Hà Nội, Hòa Bình, tuyên quang, và duy khách đến lễ hội đền Hùng.

Cải tạo và nâng cấp ga Việt Trì

Chuyển hướng tuyến đường sắt từ Bạch Hạc – đền Hùng về phía tây Nam, xây dựng mới ga Thụy vân.

+ Cấp nước: đến năm 2020 công suất đạt Q=100.000m3/ngđ theo đường ống 2 600mm hiện hữu; xây dựng mới đường ống 700mm cấp nước cho thành phố Việt Trì.

+ Thoát nước: Phấn đấu đầu tư xây dựng đến năm 2020 có hệ thống thoát nước hoàn chỉnh; thoát thải sinh hoạt và thoát nước mặt riêng biệt; đầu tư mở rộng mạng lưới thoát nước cho khu vực các xã ngoại thành; đầu tư xây dụng và mở rộng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải GDD2, công xuất khoảng 73.200 m3/ngđ.

+ Cấp nước – chiếu sáng đô thị: xây dựng hệ thống điều khiển chiếu sáng tập trung cho toàn thành phố, ưu tiên thiết bị và công nghệ tiết kiệm điện. Phát triển hệ thống chiếu sáng mỹ thuật tại các công trình văn hóa lịch sử và các công trình công công.

+ Cây xanh cảnh quan đô thị: Tiếp tục cải tạo, nâng cấp các công viên, vườn hoa đã có quy hoạch. Xây dựng các dự án công viên cây xanh theo các quy hoạch mới ( nếu có).

+ Xử lý CTR, nghĩa trang: Xây dựng các điểm chứa và xử lý rác, xây dựng các nhà vệ sinh công cộng trên các tuyến, điểm du lịch, xây dựng hệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thống thu gom vận chuyển CTR về nhà máy xử lý rác thải. xây dựng thêm 3 nhà tang lễ. Phấn đấn đến năm 2020 số lượng nhà tang lễ trên địa bàn thành phố là 5 nhà.

Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư, thời gian tới thành phố cần tiếp tục huy động vốn từ các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân và sử dụng hiệu quả từ các nguồn vốn đó để thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị.

Nhu cầu nguồn vốn đầu tư trên địa bàn thành phố căn cứ theo quyết định số 1570/QĐ-UBND ngày 9/6/2008 về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Việt Trì, dự kiến nhu cầu đầu tư cho giai đoạn 2011- 2020 là 56.184 tỷ đồng, tương đương với 3,5 tỷ USD. Giai đoạn 2011-2015 ước tỉnh khoảng 18.127 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020 khoảng 38.057 tỷ đồng.

Trong đó vốn đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 2012-2025 khoảng 3.760 tỷ đồng; giai đoạn 2016-2020 khoảng 6.050 tỷ đồng.

Để đáp ứng nhu cầu đầu tư cần có các giải pháp như sau:

+ Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước ( bao gồm cả vốn ODA), dự kiến đáp ứng được 25-30%.

+ Nguồn vốn từ doanh nghiệp và từ dân chiếm khoảng 40-45% trong cơ cấu vốn đầu tư.

+ Vốn tín dụng và liên doanh liên kết với các địa phương ngoài thành phố ( kể cả đầu tư nước ngoài) chiếm 25-30%.

- Các chương trình, dự án ưu tiên gồm: (1) dự án quy hoạch chi tiết về xây dựng thành phố, (2) dự án kiến trúc đô tị, (3) dự án xây dựng thành phố lễ hội, (4) chương tình đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh trên địa bàn thành phố, (5) chương trình phát triển nguồn nhân lực, (6) các lĩnh vực văn hóa – xã hội…

Một phần của tài liệu nghiên cứu quá trình đô thị hóa ở thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 92)