7. Bố cục của luận văn
3.3.2. Nhóm giải pháp về công tác quản lí quy hoạch và thực hiện
- Lập và điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng cho phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đô thị;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Lập và hoàn chỉnh các dự án quy hoạch chi tiết chức năng các đô thi, các thị trấn, thị tứ, các điểm tập trung dân cư, đặc biệt là khu vực trung tâm đô thị và các khu đô thị mới có khả năng phát triển hoặc các khu vực khác trong đô thị mà xét thấy có khả năng kêu gọi và thu hút nguồn vốn đầu tư để có cơ sở thực hiện lập các dự án đầu tư, cấp phép, cấp đất và triển khai đầu tư xây dựng đạt hiệu quả;
- Ban hành quy chế quản lí theo quy hoạch để quản lí việc thực hiện đầu tư xây dựng theo quy hoạch. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến giải pháp công bố công khai quy hoạch xây dựng để nhân dan biết thực hiện;
- Ban hành quy chế quản lí kiến trúc, cảnh quan cho từng đô thị;
- Đẩy nhanh tiến độ triển khai, thực hiện đàu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp để thu hút các nhà đầu tư và phủ kín quy hoạch;
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện xây dựng theo quy hoạch đô thị trên địa bàn toàn tỉnh.
3.3.3. Các giải pháp huy động vốn đầu tư
Với phương án tăng trưởng kinh tế trên địa bàn thành phố Việt Trì đã lựa chọn (phương án II), dự báo nhu cầu vốn đầu tư được tính toán dựa trên tổng GDP tăng thêm do đầu tư trong thời kỳ quy hoạch và hệ số ICOR.
Tổng GDP tăng thêm do đầu tư trong thời kỳ quy hoạch được xác định từ tổng GDP của năm cuối kỳ và đầu kỳ quy hoạch và trừ đi phần GDP tăng thêm do đầu tư từ trước nhưng chưa phát huy hết công suất và GDP tăng thêm do cơ chế, chính sách (mà không do đầu tư).
Trong thời gian vừa qua trên địa bàn thành phố Việt Trì đã có một số công trình kết cấu hạ tầng lớn về giao thông, cấp điện, kết cấu hạ tầng khu công nghiệp được đầu tư, nhiều doanh nghiệp trong khu công nghiệp đã xây dựng nhà xưởng, đi vào hoạt động. Theo đánh giá của một số chuyên gia, giá trị tăng thêm trên địa bàn thành phố Việt Trì do đầu tư từ trước mang lại chiếm khoảng 5% tổng GDP tăng thêm.Theo đánh giá sơ bộ, giá trị tăng thêm do cơ chế, chính sách chiếm khoảng 10% tổng GDP tăng thêm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trên cơ sở tính toán GDP tăng thêm sau khi trừ đi 14% do đầu tư từ trước và cơ chế, chính sách mang lại, dự kiến nhu cầu vốn đầu tư trên địa bàn thành phố Việt Trì (bao gồm cả khu vực dự kiến mở rộng) cho cả giai đoạn 2006-2020 ước tính khoảng 64997 tỷ đồng (theo giá năm 2005), tương đương 4,1 tỷ USD, trong đó giai đoạn 2006-2010 khoảng 8813 tỷ đồng, giai đoạn 2011- 2015 khoảng 18127 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020 khoảng 38057tỷ đồng.
Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư như trên cần phải có hệ thống các biện pháp huy động vốn một cách tích cực, tập trung vào các nguồn vốn chủ yếu sau đây:
- Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả vốn ODA), trong đó cả từ ngân sách Trung ương và ngân sách Tỉnh dành chủ yếu cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội. Dự kiến vốn đầu tư từ ngân sách sẽ đáp ứng được khoảng 25-30% nhu cầu vốn đầu tư.
- Nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và từ dân: Ước tính chiếm khoảng 40-45% trong cơ cấu vốn đầu tư.
- Vốn tín dụng và liên doanh, liên kết với các địa phương ngoài thành phố (kể cả đầu tư nước ngoài): dự kiến sẽ đáp ứng được 25-30% tổng nhu cầu vốn đầu tư.
Thực hiện xúc tiến đầu tư kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư xây dựng phát triển Thành phố Việt Trì trở thành thành phố trung tâm vùng, thành phố lễ hội về cội nguồn của cả nước.
Xây dựng trang Web riêng cho thành phố.
Các chương trình, dự án đầu tư ưu tiên
Phải tập trung triển khai thực hiện 3 dự án trọng tâm là: Dự án quy hoạch chi tiết về xây dựng thành phố; Dự án quy hoạch kiến trúc đô thị; Dự án quy hoạch thành phố lễ hội trong năm 2008.
* Chƣơng trình phát triển kết cấu hạ tầng.
Mục tiêu: Tạo ra sự đồng bộ, hiện đại, văn minh của cả hệ thống kế cấu hạ tầng của thành phố đô thị loại I, thành phố lễ hội về cội nguồn; tạo động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, của tỉnh và môi trường thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư, phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị mới, khu du lịch, vui chơi giải trí,... Tạo điều kiện thuận tiện cho nhân dân giao lưu trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và với bên ngoài. Nâng cao chất lượng cuộc sống người dân thành phố Việt Trì về mặt cung cấp điện, bưu chính viễn thông, nước sạch, vệ sinh môi trường...xứng tầm đô thị loại I trực thuộc tỉnh, thành phố lễ hội về cội nguồn của cả dân tộc.
Các dự án ưu tiên đầu tư.
+ Giao thông:
-Tập trung đầu tư xây dựng tuyến giao thông đối ngoại, các cửa Vào - Ra thành phố: đường cao tốc Hà Nội- Việt Trì- Lào Cai, cầu Đức Bác, đường quốc lộ số 2, cảng Việt Trì, di chuyển đường sắt ra khỏi thành phố Việt Trì, nâng cấp đường sắt và xây dựng ga đường sắt, xây dựng hệ thống kho, bãi,…
- Mở các tuyến trục vào các khu đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch lễ hội, vui chơi giải trí ; Các tuyến đường nội thị,...;
- Các tuyến đường giao thông ở khu vực ngoại vi nối với thành phố và trong vùng.
+ Nhà ở: Xây dựng, phát triển các khu đô thị mới, cải tạo, chỉnh trang các khu dân dụng tại thành phố Việt Trì, các điểm dân cư nông thôn ngoại vi thành phố.
+ Mạng lưới điện: Hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại hóa hệ thống mạng lưới điện tới các phường xã và các khu đô thị mới trên toàn địa bàn thành phố Việt Trì đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt của người dân.
+ Thông tin bưu điện: Hoàn chỉnh, hiện đại hóa hệ thống thông tin, kể cả Internet tới các phường xã và các khu đô thị mới trên toàn địa bàn TP. Việt Trì.
+ Cấp, thoát nước và vệ sinh môi trường: Xây dựng, nâng công suất hệ thống cấp nước tới các hộ sử dụng cả cho nhu cầu sản xuất, dịch vụ và sinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hoạt của nhân dân, nhất là dân nội thị; hoàn thiện hệ thống thoát nước, nhất là ở đô thị. Quy hoạch vị trí hình thành nghĩa địa tập trung; hoàn thành dự án xử lý rác thải ở các đô thị, khu tập trung dân cư ở ngoại thành.
* Chƣơng trình phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp
Mục tiêu: Thúc đẩy mạnh mẽ quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố đóng góp phần quyết định vào sự tăng trưởng chung của thành phố nói riêng, của cả tỉnh và vùng nói chung, hình thành một số cơ sở công nghiệp trọng điểm phục vụ cho cả vùng. Phát triển các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tận dụng được nguồn nguyên liệu và lao động địa phương phục vụ cho du lịch lễ hội về cội nguồn và nhu cầu thị trường.
Các dự án ưu tiên đầu tư:
- Xây dựng hạ tầng KCN Thụy Vân giai đoạn 2,3; - Khu liên hợp công nghiệp- Đô thị- Dịch vụ Thuỵ Vân. - Cụm công nghiệp-TTCN làng nghề Phượng Lâu.
- Các dự án đầu tư phát triển trong các khu, cụm công nghiệp
* Chƣơng trình phát triển dịch vụ .
Mục tiêu: Phát triển mạnh dịch vụ, tạo động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp, đóng góp ngày càng cao vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế của thành phố nói riêng, toàn tỉnh và vùng nói chung. Đồng thời góp phần xứng đáng xây dựng thành phố Việt Trì thành thành phố lễ hội về cội nguồn, đô thị loại I, trung tâm của cả vùng.
Các dự án ưu tiên đầu tư:
- Các dự án phát triển du lịch như: + Khu di tích lịch sử Đền Hùng;
+ Dự án xây dựng làng văn hóa các thời đại Hùng Vương; + Công viên Văn Lang;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Dự án xây dựng các trung tâm thương mại; - Dự án phát triển hệ thống chợ;
- Phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống dân đô thị, vùng nông thôn.
* Chương trình xây dựng và phát triển Việt Trì thành thành phố lễ hội
Mục tiêu: Xây dựng và phát triển Việt Trì thực sự trở thành thành phố lễ hội về cội nguồn của dân tộc Việt Nam.
Các dự án ưu tiên đầu tư:
- Xây dựng không gian văn hóa lễ hội (Festival) trên địa bàn thành phố và vùng phụ cận;
- Bảo tồn, khai thác và phát huy những giá trị văn hóa phi vật thể và truyền thống văn hóa để trở thành những nội dung hoạt động của Festival;
- Bảo tồn, trùng tu, tôn tạo, phục nguyên và khai thác các tài nguyên văn hóa vật thể gắn với các chủ đề hoạt động Festival thể hiện rõ bản sắc đặc thù vùng đất Tổ Hùng Vương;
- Xây dựng và phát triển các thiết chế văn hóa,...
* Chƣơng trình phát triển nguồn nhân lực, các lĩnh vực văn hoá - xã hội.
Mục tiêu: Xây dựng một số công trình quy mô vùng trong các lĩnh vực y tế, đào tạo, khoa học - công nghệ, văn hóa, thể thao đáp ứng cho nhu cầu của tỉnh và cả vùng về nâng cao trình độ dân trí, sức khoẻ cho nhân dân, nâng cao đời sống văn hoá, xây dựng nếp sống văn minh, xây dựng lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu phát triển mới của thành phố đô thị loại I, thành phố lễ hội về cội nguồn.
Các dự án ưu tiên đầu tư:
- Dự án xây dựng, nâng cấp các trường lên đại học, cao đẳng, đặc biệt là dự án xây dựng Trường Đại học Hùng Vương;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Dự án xây dựng và phát triển các thiết chế văn hóa, công viên, TDTT. - Dự án nâng cấp xây dựng và phát triển hệ thống mạng lưới y tế.
* Chƣơng trình phát triển nông nghiệp.
Mục tiêu: Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng xây dựng nền nông nghiệp hàng hoá, sinh thái ven đô, đáp ứng nhu cầu của nhân dân và gắn với phát triển du lịch, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế nông thôn ngoại thành tương xứng với việc xây dựng Việt Trì trở thành thành phố đô thị loại I.
Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư:
+ Phát triển trồng hoa, cây cảnh;
+ Phát triển sản xuất rau sạch, rau an toàn; + Phát triển nuôi trồng thủy sản;
+ Phát triển các mô hình trang trại nông nghiệp sinh thái ven đô gắn với phát triển du lịch.
- Dự án hỗ trợ các hộ nông dân phát triển ngành nghề nông thôn, đặc biệt các hộ mất đất do đô thị hóa.
3.3.4. Phát triển nguồn nhân lực
Tiếp tục đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực; thực hiện tốt chính sách thu hút nhân tài của tỉnh để cung cấp nhân lực cho thành phố.
- Sắp xếp lại và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước. - Đẩy mạnh đào tạo và có các chính sách đãi ngộ để thu hút lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật cho các ngành của thành phố.
- Liên kết, phối hợp với các cơ sở đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế... tại Hà Nội và các địa phương trong vùng để nâng cao trình độ cán bộ của thành phố.
- Tăng cường công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý các doanh nghiệp, chú trọng xây dựng nhân lực có kỹ thuật, có trình độ cho sản xuất kinh doanh ở đô thị.
- Đẩy mạnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực (gồm cả dân, doanh nghiệp, quản lý nhà nước,...) đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển thành phố lễ hội về cội nguồn dân tộc Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.3.5. Đẩy mạnh cải cách hành chính, vận dụng cơ chế, chính sách
Đẩy mạnh cải cách hành chính và xây dựng, quản lý điều hành Chính phủ điện tử làm khâu đột phá cho cả thời kỳ 2006 – 2020. Tập trung vào:
- Cải cách thể chế, chủ yếu là nâng cao ý thức trách nhiệm trong cán bộ, công chức và nhân dân; cung cấp đầy đủ thông tin về chính sách pháp luật cho cán bộ, công chức để vận dụng giải quyết công việc theo chức trách và thẩm quyền. Thông tin công khai cho nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của chính quyền địa phương theo tinh thần thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Mở rộng các dịch vụ tư vấn pháp luật cho nhân dân, nhất là các đối tượng chính sách xã hội để nhân dân hiểu và thực hiện.
- Cải cách tổ chức bộ máy: kiến nghị sắp xếp, kiện toàn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước từ thành phố đến cơ sở tương xứng với đô thị loại I.
Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động y tế, giáo dục, văn hoá thông tin, thể dục thể thao.
Tổ chức triển khai áp dụng hệ thống quản lý tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam ISO 9001- 2000 tại các cơ quan hành chính.
- Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức: Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng từng loại cán bộ, công chức, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường, đặc biệt là những phường mới thành lập. Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức làm việc ở bộ phận “một cửa” về phong cách làm việc, các kỹ năng nghiệp vụ cụ thể, đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức với số lượng, cơ cấu hợp lý, chất lượng chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức tốt, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, phát huy quyền tự do, dân chủ của nhân dân. Thực hiện nghiêm túc các quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị về đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức theo quy định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Cải cách tài chính công: Kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhằm tiếp tục đổi mới và đồng bộ hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách tài chính, góp phần tạo bước chuyển đổi nhanh cơ chế quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.
Triển khai tổ chức thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
- Hiện đại hoá công sở: Từng bước bảo đảm trang thiết bị và điều kiện làm việc cơ bản, tương đối hiện đại cho cơ quan quản lý hành chính nhà nước.