Đẩy mạnh cải cách hành chính, vận dụng cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu nghiên cứu quá trình đô thị hóa ở thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 107)

7. Bố cục của luận văn

3.3.5.Đẩy mạnh cải cách hành chính, vận dụng cơ chế, chính sách

Đẩy mạnh cải cách hành chính và xây dựng, quản lý điều hành Chính phủ điện tử làm khâu đột phá cho cả thời kỳ 2006 – 2020. Tập trung vào:

- Cải cách thể chế, chủ yếu là nâng cao ý thức trách nhiệm trong cán bộ, công chức và nhân dân; cung cấp đầy đủ thông tin về chính sách pháp luật cho cán bộ, công chức để vận dụng giải quyết công việc theo chức trách và thẩm quyền. Thông tin công khai cho nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của chính quyền địa phương theo tinh thần thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Mở rộng các dịch vụ tư vấn pháp luật cho nhân dân, nhất là các đối tượng chính sách xã hội để nhân dân hiểu và thực hiện.

- Cải cách tổ chức bộ máy: kiến nghị sắp xếp, kiện toàn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước từ thành phố đến cơ sở tương xứng với đô thị loại I.

Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động y tế, giáo dục, văn hoá thông tin, thể dục thể thao.

Tổ chức triển khai áp dụng hệ thống quản lý tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam ISO 9001- 2000 tại các cơ quan hành chính.

- Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức: Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng từng loại cán bộ, công chức, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường, đặc biệt là những phường mới thành lập. Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức làm việc ở bộ phận “một cửa” về phong cách làm việc, các kỹ năng nghiệp vụ cụ thể, đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức với số lượng, cơ cấu hợp lý, chất lượng chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức tốt, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, phát huy quyền tự do, dân chủ của nhân dân. Thực hiện nghiêm túc các quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị về đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức theo quy định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Cải cách tài chính công: Kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhằm tiếp tục đổi mới và đồng bộ hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách tài chính, góp phần tạo bước chuyển đổi nhanh cơ chế quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.

Triển khai tổ chức thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

- Hiện đại hoá công sở: Từng bước bảo đảm trang thiết bị và điều kiện làm việc cơ bản, tương đối hiện đại cho cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước phù hợp với tốc độ phát triển công nghệ thông tin của cả nước. Nâng cấp và làm mới trụ sở làm việc của chính quyền cấp phường, xã.

Đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ nghiên cứu sớm ban hành cơ chế, chính sách ưu tiên phát triển TP. Việt Trì. Cần xây dựng cơ chế phân cấp mạnh hơn, toàn diện hơn cho thành phố để thành phố có điều kiện chủ động hơn trong đầu tư phát triển. Tập trung nghiên cứu sớm ban hành cơ chế, chính sách vào 4 nhóm chủ yếu sau:

- Chính sách khuyến khích đầu tư hạ tầng KCN, cụm công nghiệp; - Chính sách sử dụng quỹ đất đầu tư phát triển hạ tầng;

- Chính sách ưu đãi đầu tư vào thành phố nói riêng, tỉnh Phú Thọ nói chung; - Chính sách hỗ trợ ngân sách, vay các nguồn vốn Nhà nước, vốn tín dụng để đầu tư phát triển,..

Một phần của tài liệu nghiên cứu quá trình đô thị hóa ở thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 107)