Khái quát chung về đô thị hóa

Một phần của tài liệu nghiên cứu quá trình đô thị hóa ở thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 29)

7. Bố cục của luận văn

1.1.2.Khái quát chung về đô thị hóa

1.1.2.1. Khái niệm đô thị hóa

Khái niệm ĐTH rất đa dạng bởi vì đô thị chứa đựng trong nó nhiều hiện tượng và biểu hiện khác nhau trong quá trình phát triển. Các nhà khoa học xem xét hiện tượng ĐTH từ nhiều góc độ khác nhau. Trên góc độ địa lí học, ĐTH được hiểu như sau:

* Theo nghĩa rộng, ĐTH được hiểu là quá trình lịch sử nâng cao vai trò, vị trí, chức năng của các thành phố trong sự vận động và phát triển của xã hội. Quá trình này bao quát những thay đổi trong sự phân bố lực lượng sản xuất, trước hết là trong quần cư, trong cơ cấu nghề nghiệp xã hội và cơ cấu lao động, trong cơ cấu tổ chức không gian môi trường sống của cộng đồng…Có thể nói ĐTH là quá trình KTXH, nhân khẩu và địa lí đa diện, diễn ra trên cơ sở những hình thức phân công lao động xã hội theo lãnh thổ đã hình thành trong lịch sử, phù hợp với những diễn biến đương đại.

* Theo nghĩa hẹp, ĐTH được biểu hiện là sự phát triển hệ thống thành phố, đặc biệt là các thành phố lớn, trung tâm sức hút của vùng lãnh thổ, là sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

gia tăng tỉ trọng dân số đô thị trong nước, trong vùng và trên thế giới. Trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại, ĐTH là quá trình KTXH ngày càng gia tăng, mà sự biểu hiện của nó là sự gia tăng số lượng và quy mô các điểm dân cư đô thị, sự tập trung hóa dân cư trong các thành phố đặc biệt là các thành phố lớn, sự phổ biến lối sống thành phố trong toàn bộ mạng lưới điểm dân cư. ĐTH phản ánh những chuyển biến sâu sắc trong cấu trúc kinh tế và trong đời sống xã hội.

Các thành phố cổ trên thế giới đã tồn tại từ thời Đế chế La Mã, và cổ hơn nữa ở vùng Meropotami, Ai Cập, Trung Quốc, Ấn Độ cổ đại. Song ĐTH với quy mô lớn, nhanh và liên tục thì gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp ở Tây Âu, với sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản với những bước phát triển lớn của lực lượng sản xuất. Sự phân công lao động trước hết đã dẫn tới sự tách lao động công nghiệp và lao động thương nghiệp - dịch vụ ra khỏi lao động nông nghiệp, điều đó đã dẫn tới việc tách thành phố ra khỏi nông thôn.

Như vậy, ĐTH là quá trình hình thành, phát triển và mở rộng các thành phố gắn liền với quá trình CNH - HĐH của mỗi nước. ĐTH cũng là quá trình xây dựng và phát triển đô thị hoặc các khu công nghiệp mới. Quá trình ĐTH cũng là quá trình cải biến cơ cấu kinh tế của từng khu vực theo hướng tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng nông nghiệp.

1.1.2.2. Các kiểu đô thị hóa

* Đô thị hóa thay thế: Là khái niệm để chỉ quá trình đô thị hoá diễn ra trong đô thị. Ở đây cũng có sự di dân, nhưng là từ trung tâm ra ngoại thành hoặc vùng ven đô. Quá trình này cũng có thể là sự chỉnh trang, nâng cấp đô thị, đáp ứng những yêu cầu mới.

* Đô thị hóa cưỡng bức: Là khái niệm dùng để chỉ sự di chuyển dân cư từ nông thôn ra thành thị. Đặc điểm của ĐTH cưỡng bức là không gian kiến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trúc không được mở rộng theo quy hoạch mà mang tính tự phát cao. Các nhu cầu của dân nhập cư không được đáp ứng. Đô thị trở nên quá tải, nhiều hiện tượng tiêu cực phát sinh.

* Đô thị hóa ngược: Là khái niệm dùng để chỉ sự di dân từ đô thị lớn sang đô thị nhỏ, hoặc từ đô thị trở về nông thôn. Hiện tượng này còn được một số học giả gọi là “sự phục hưng nông thôn”. Phát triển đến một lúc nào đó, bằng các chính sách của mình, các Chính phủ sẽ điều chỉnh hướng vào sự phát triển nông thôn. Quá trình này sẽ góp phần san bằng khoảng cách về chất lượng sống giữa nông thôn và thành thị.

1.1.2.3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến việc phát triển dân số và KT-XH * Ảnh hưởng tích cực

- Về phương diện kinh tế: ĐTH làm chuyển dịch các hoạt động kinh tế của dân cư từ khu vực I sang khu vực II và III. ĐTH có khả năng làm tăng quy mô của ngành công nghiệp, dịch vụ, thay đổi cơ cấu nền kinh tế và góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư.

- Về phương diện văn hóa - xã hội: ĐTH dẫn đến việc phổ biến lối sống thành thị, đó là các hoạt động của dân cư mang tính cộng đồng phức tạp, ít có quan hệ huyết thống và thường xuyên được tiếp cận với nền văn minh của nhân loại. Sự phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp dịch vụ ở đô thị đã tạo ra nhiều việc làm mới; trên cơ sở đó, ĐTH làm thay đổi cả sự phân bố dân cư và lao động cũng như cơ cấu dân số theo lao động, nghề nghiệp, trình độ.

- Về phương diện dân số học: ĐTH làm thay đổi sâu sắc các quá trình sinh, tử và hôn nhân ở các thành phố.

- Ngoài ra, quá trình ĐTH còn gắn liền với việc mở rộng và phát triển không gian đô thị, trên cơ sở đó hình thành môi trường đô thị.

* Ảnh hưởng tiêu cực

- Việc làm là vấn đề nan giải trong các đô thị. Nạn thất nghiệp trở nên trầm trọng và để lại những ảnh hưởng xấu đến đời sống KT-XH của các đô thị, đặc biệt là các thành phố triệu dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Dân cư ngày càng đông đúc trên một lãnh thổ có hạn làm cho vấn đề nhà ở trở nên cấp thiết trong các đô thị. Bên cạnh các khu hành chính, buôn bán, dịch vụ và các dãy phố, chung cư khang trang thường tồn tại các khu ổ chuột (nơi tá túc của người lao động nghèo thu nhập thấp). Chính các khu nhà ổ chuột đã góp phần làm xuống cấp môi trường đô thị.

- Kết cấu hạ tầng đô thị (nhất là ở các nước đang phát triển) trở nên quá tải trước sức ép rất lớn về số dân và các hoạt động KT-XH.

- Chất lượng môi trường đô thị đang đứng trước nguy cơ suy thoái nghiêm trọng.

Như vậy, ĐTH là một quá trình hai mặt, một mặt nó thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, mặt khác lại làm gay gắt thêm nhiều vấn đề KT-XH vốn đã nóng bỏng dưới áp lực của sự gia tăng dân số.

1.1.2.4. Đô thị hóa và phát triển bền vững

“Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ trong tương lai”. Quan niệm này của Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển được đưa ra trong báo cáo Brudtland năm 1997 và đến nay quan niệm này đã đạt được sự đồng thuận cao của các quốc gia trên thế giới, mang tính nguyên lí quan trọng nhất đối với sự phát triển ở nhiều cấp độ: từ toàn cầu, khu vực đến quốc gia, địa phương, trong đó có đô thị. Phát triển bền vững đô thị trở thành vấn đề cấp thiết khi mà con người đã không có sự kiểm soát kịp thời các hành vi của mình trong quá trình phát triển đã phá vỡ ít nhiều đến “tải trọng” lãnh thổ của đô thị được thiết kế theo ý đồ chủ quan của mình về sự cân bằng phát triển giữa các nhân tố tự nhiên, KT-XH trên lãnh thổ của đô thị, các mối quan hệ tương hỗ với các vùng mà nó phụ thuộc, các đô thị khác trong hệ thống đô thị. Những nội dung cốt lõi trong quan niệm về phát triển bền vững đô thị là:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Phát triển bền vững thống nhất cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường trong một khuôn khổ.

- Nâng cao chất lượng cuộc sống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Không ảnh hưởng đến thế hệ tương lai.

- Quan hệ mật thiết với vùng, đặc biệt là vùng nông thôn. - Sự thống nhất trong kế hoạch và hành động, tính công bằng. - Quy hoạch và quản lý thống nhất, đồng thuận ở mọi cấp.

- Rủi ro về môi trường có thể chấp nhận được trong mục đích phát triển. Từ đó có thể kết luận rằng, một đô thị bền vững trong quá trình phát triển là khi nó đạt được sự thống nhất trong một khuôn khổ bền vững cả ba mặt kinh tế - xã hội - môi trường, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của thế hệ hiện tại mà không làm ảnh hưởng tới các nhu cầu phát triển của thế hệ tương lai. Khuôn khổ đó phải được thể hiện thống nhất giữa kế hoạch, quy hoạch, quản lý phát triển và hành động thực hiện với sự đồng thuận của mọi thành phần xã hội: nhà nước, tư nhân, cộng đồng; mọi cấp độ: địa phương, thành phố và quốc gia.

Các đô thị là những hệ sinh thái nhân văn không khép kín; môi trường và cuộc sống của các đô thị có quan hệ mật thiết với vùng ngoại vi và các vùng phụ cận để trao đổi nguồn năng lượng, các dạng vật chất và thông tin. Do đó đô thị sẽ không có sự bền vững về môi trường nếu bị tách dời khỏi những khu vực mà chúng phụ thuộc về các sản phẩm lương thực - thực phẩm, sự cung cấp các nguồn tài nguyên, nơi đổ rác thải, nguồn cung cấp sức lao động và tiêu thụ các sản phẩm của đô thị. Nói cách khác, đô thị chỉ có thể phát triển bền vững trong một vùng mà nó phụ thuộc cũng đạt được sự phát triển bền vững.

Ở Việt Nam, phát triển bền vững đô thị trong quá trình CNH - HĐH là con đường tất yếu, quyết định đến sự phát triển chung của đất nước, trong đó phải phát triển hài hòa giữa khu vực đô thị và nông thôn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu quá trình đô thị hóa ở thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 29)