Thách thức, hạn chế

Một phần của tài liệu nghiên cứu quá trình đô thị hóa ở thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 76)

7. Bố cục của luận văn

2.4.2. Thách thức, hạn chế

- Chất lượng tăng trưởng kinh tế thấp, hiệu quả chưa cao, sức cạnh tranh thấp. Nhiều doanh nghiệp công nghệ còn lạc hậu, trình độ tổ chức, quản lý yếu kém, khả năng hội nhập kém. Mặt hàng xuất khẩu có tăng, nhưng mặt hàng chủ lực có khối lượng lớn không nhiều, thị trường tiêu thụ không ổn định.

- Chuyển dịch cơ cấu chậm, chưa khai thác được triệt để tiềm năng, thế mạnh vào phát triển kinh tế - xã hội. Công nghiệp ngoài quốc doanh nhỏ lẻ chưa có mũi nhọn và chưa có quy mô lớn để tạo ra những sản phẩm có thương hiệu và sức cạnh tranh trên thị trường, chưa thể hiện được tiềm năng thế mạnh của một đô thị. Thương mại dịch vụ còn nặng về bán lẻ, chưa tạo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

được các trung tâm dịch vụ lớn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng của nền nông nghiệp cận đô thị, mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao chưa nhiều.

- Huy động các nguồn lực tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng (còn có thể huy động thêm hơn nữa cả nội lực và ngoại lực để đầu tư phát triển kinh tế-xã hội của thành phố).

- Kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và hạ tầng xã hội còn yếu kém, lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu của một trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học của vùng.

- Một số lĩnh vực về văn hóa, xã hội còn bức xúc; một số tệ nạn xã hội chưa được đẩy lùi; Trên địa bàn vẫn tiềm ẩn một số yếu tố tạo điểm nổi cộm về an ninh cơ sở.

- Quản lý đô thị còn yếu, sự chỉ đạo triển khai các dự án trọng điểm chậm, giải phóng mặt bằng một số công trình trọng điểm chưa đảm bảo tiến độ, quản lý điều hành chưa thông suốt, quản lý trật tự xây dựng, trật tự đô thị còn nhiều hạn chế, nếp sống văn minh đô thị yếu;

- Quy hoạch, nhất là quy hoạch chi tiết ở các phường, xã chậm và chưa đồng bộ;

- Cải cách hành chính bước đầu có chuyển biến, nhưng một số thủ tục chất lượng phục vụ công chưa cao.

- Những mặt trái của cả một thời kỳ dài xây dựng và phát triển thành phố đầu tiên của thời kỳ bao cấp, trình độ quản lý còn lạc hậu, hậu quả của chiến tranh,...

- Thành phố không nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, do đó hạn chế trong thu hút đầu tư, phát triển các dịch vụ thương mại, vận tải...

- Thành phố chưa có ngành sản xuất và sản phẩm mũi nhọn quy môn lớn, sức cạnh trạnh của các doanh nghiệp và các sản phẩm của thành phố còn thấp.

- Kết cấu hạ tầng của thành phố bước đầu đã được nâng cấp nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thành phố trong giai đoạn tới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Không gian hiện tại của thành phố còn bất cập so với yêu cầu phát triển đô thị.

- Công cuộc cải cách hành chính ở thành phố làm còn chậm, sự phân cấp cho thành phố là đô thị loại II chưa nhiều và đồng bộ, làm cho sức thu hút đầu tư nước ngoài và khu vực tư nhân còn thấp.

- Một số vấn đề xã hội, việc làm, tăng thu nhập,...là những áp lực lớn đối với thành phố, đòi hỏi có những chính sách, biện pháp cụ thể để giải quyết trong giai đoạn tới.

-Thành phố Việt Trì chỉ cách thủ đô Hà Nội có 80 km, việc phát triển một số dịch vụ chất lượng cao như tài chính - ngân hàng, y tế, đào tạo, dịch vụ công nghệ... gặp khó khăn do phải cạnh tranh với thành phố Hà Nội là nơi các dịch vụ trên đã tương đối phát triển, ...

Tiểu kết

TP. Việt Trì là cố đô Văn Lang, có lịch sử phát triển lâu đời, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, KHKT của tỉnh Phú Thọ, có vị trí, vai trò số một trong vùng kinh tế động lực của tỉnh để đưa Phú Thọ ra khỏi tỉnh nghèo vào năm 2010 và cơ bản trở thành tỉnh CNH vào năm 2020. Thủ tướng chính đã quyết định (tại Quyết định số 277/QĐ-TTg) xây dựng Việt Trì thành thành phố thành phố lễ hội về cội nguồn của dân tộc Việt Nam (là một trong hai thành phố lễ hội của cả nước); Việt Trì còn là một trong mười một trung tâm vùng của cả nước theo QĐ số 10/1998QĐ-TTg ngày 23/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020.

Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố thể hiện nền kinh tế từng bước đi vào khai thác lợi thế so sánh của đô thị, một trung tâm kinh tế lớn của vùng.

Sự phát triển của thành phố Việt Trì sẽ có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ, là hạt nhân thúc đẩy nhanh quá trình đô thị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, thực hiện tốt chức năng đô thị trung tâm vùng, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng thành công đề án xây dựng thành phố Việt Trì trở thành thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam.

Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình ĐTH ở TP. Việt Trì làm cơ sở khoa học tương xứng với vị trí nêu trên là một yêu cầu bức thiết, là nhiệm vụ chiến lược, góp phần thúc đẩy sự phát triển KT-XH không những của cả tỉnh Phú Thọ, mà còn là của cả Vùng trung du miền núi Bắc Bộ (TDMNBB), Vùng Tây Đông Bắc (VTĐB) gồm các tỉnh: Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang và Lai Châu và các vùng xung quanh khác của cả Bắc Bộ và cả nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TP. VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2020

3.1. Các căn cứ để xác định mục tiêu và định hƣớng phát triển đô thị ở TP. Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu nghiên cứu quá trình đô thị hóa ở thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 76)