Kiến trúc cảnh quan và chức năng đô thị

Một phần của tài liệu nghiên cứu quá trình đô thị hóa ở thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 72)

7. Bố cục của luận văn

2.3.5. Kiến trúc cảnh quan và chức năng đô thị

Căn cứ vào lợi thế của thành phố Việt Trì và các yêu cầu phát triển của vùng Tây Đông Bắc, chức năng chủ yếu của thành phố Việt Trì như sau:

(1). Chức năng trung tâm chính trị của tỉnh Phú Thọ;

(2). Chức năng trung tâm du lịch lễ hội về cội nguồn dân tộc Việt Nam - Chức năng là thành phố du lịch lễ hội về cội nguồn dân tộc Việt Nam, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, lịch sử của vùng đất Tổ Hùng Vương...;

- Chức năng là địa điểm du lịch văn hoá, tâm linh; du lịch sinh thái,.... (3). Chức năng trung tâm dịch vụ chất lượng cao của vùng

- Trung tâm bán buôn, bán lẻ;

- Trung tâm tổ chức hội nghị, hội thảo;

- Trung tâm hội chợ, triển lãm, xúc tiến thương mại, tài chính, vận tải,... (4). Chức năng trung tâm của một số ngành công nghiệp

- Công nghiệp công nghệ cao (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, điện tử, công nghệ vật liệu mới...);

- Công nghiệp phục vụ nông lâm nghiệp (chế biến nông lâm sản, cơ khí, nông, lâm nghiệp, thiết bị bảo quản ...);

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Một số ngành công nghiệp truyền thống.

(5). Chức năng trung tâm đào tạo nguồn nhân lực

- Đào tạo trình độ đại học chất lượng cao, theo hướng ưu tiên các ngành nghề phục vụ cho vùng;

- Đào tạo cán bộ phục vụ các cơ quan quản lý và hoạch định chính sách các dân tộc vùng;

- Đào tạo cán bộ chuyển giao công nghệ cho vùng; - Đào tạo ngoại ngữ, tin học...

(6). Chức năng trung tâm khoa học và công nghệ

- Nghiên cứu phát huy các giá trị văn hóa truyền thống vùng Đất Tổ Hùng Vương;

- Trung tâm nghiên cứu ứng dụng tiến bộ công nghệ vào sản xuất; - Trung tâm công nghệ thông tin;

- Trung tâm về chuyển giao công nghệ.

(7). Chức năng trung tâm về văn hoá, thể thao, y tế

- Bảo tồn, lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống vùng Đất Tổ Hùng Vương;

- Tổ chức khai thác, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống vùng Đất Tổ Hùng Vương;

- Tổ chức thi đấu;

- Huấn luyện, đào tạo vận động viên cho vùng; - Vệ tinh về y tế của thủ đô Hà Nội.

Kết quả một số tiêu chí đánh giá ĐTH ở TP. Việt Trì + Tỷ lệ đô thị hóa năm 2011 là 74,14%;

+ Cấp nước sinh hoạt đô thị: Tỷ lệ dân số nội thị được sử dụng nước sạch năm 2011 đạt 94,37%; đạt khoảng 133 lít/người/ngày đêm;

+ Về nhà ở: Diện tích sàn nhà ở trung bình đạt 13,54m2/người. Tỷ lệ nhà kiên cố khoảng 94,7%;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Môi trường đô thị năm 2011, tỷ lệ chất thải rắn được thu gom đạt 97%, tỷ lệ được xử lý và chôn lấp hợp vệ sinh đạt 90%;

+ Tiêu chuẩn cấp điện sinh hoạt khu vực nội thị là 1.068 kwh/người/năm; tỷ lệ đường phố chính được chiếu sáng 100%; tỷ lệ đường ngõ và các khu được chiếu sáng 65%;

+ Diện tích đất cây xanh toàn đô thị đạt 18,3% m2/người;

+ Tỷ lệ mật độ đường ống thoát nước là 5,76 km/km2, 100% các cơ sở sản xuất xin cấp phép đầu tư xây dựng mới tại địa bàn có biện pháp xử lý nước thải và tuân thủ các quy định về xử lý nước thải;

+ Tỷ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị 23,72%; tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đạt 15,02%.

(Nguồn: Chương trình phát triển đô thị tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 – 2020)

Một phần của tài liệu nghiên cứu quá trình đô thị hóa ở thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 72)