7. Bố cục của luận văn
2.3.1. Thực trạng phát triển kinh tế đô thị
2.3.1.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế
Trong giai đoạn 2000 - 2005, nền kinh tế của thành phố Việt Trì đã có mức tăng trưởng cao. GDP của thành phố giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 12,5%/năm, gấp khoảng 1,3 lần của toàn tỉnh. Đặc biệt, GDP dịch vụ có tốc độ tăng cao đạt bình quân 14,9%/năm, bằng 1,2 lần mức tăng chung của nền kinh tế. Năm 2006 và năm 2007 (sau khi đã sáp nhập 5 xã mới), nền kinh tế của thành phố vẫn tiếp tục có xu hướng tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2007 đạt 16,3%.
Thu ngân sách NN do thành phố Việt Trì thực hiện tăng bình quân trên 31,9%/năm; năm 2007 thu ngân sách NN so với năm 2006 tăng tới 39,6%.
Giá trị xuất khẩu trên địa bàn năm 2000 là 49,5 triệu USD, năm 2005 tăng lên đạt tới 110 triệu USD, bình quân năm tăng 15,5%/năm. Năm 2007 giá trị xuất khẩu đạt 160 triệu USD, chiếm 88,6% cả tỉnh.
Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu về hiện trạng tăng trƣởng kinh tế thành phố Việt Trì
Chỉ tiêu 2000 2005 Nhịp độ tăng trưởng BQ (%) 2001-2005 GDP, giá 1994, tỷ đồng 729 1.312 12,5 - Công nghiệp 435 750 11,5 - Nông nghiệp 39 50 5,1 - Dịch vụ 255 512 14,9 Nguồn: [7]
Nếu xét theo tương quan giữa hai khu vực sản xuất và dịch vụ, thấy rằng nếu khu vực sản xuất tăng 11,0%/năm, thì khu vực dịch vụ tăng tới 14,9%/năm. Tức là khu vực dịch vụ tăng trưởng cao hơn 1,3 lần so với khu vực sản xuất. Hoặc giữa khu vực phi nông nghiệp và nông nghiệp, thấy rằng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
sự tăng trưởng khu vực phi nông nghiệp tăng bình quân cả thời kỳ là 14,9%/năm, so với mức tăng của khu vực nông nghiệp là 5,1%/năm. Nghĩa là khu vực phi nông nghiệp tăng trưởng cao hơn 2,9 lần so với khu vực nông nghiệp.
Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu về hiện trạng tăng trƣởng kinh tế theo các khu vực TP. Việt Trì Chỉ tiêu 2000 2005 Nhịp độ tăng trưởng BQ (%) GDP, giá 1994, tỷ đồng 729 1.312 12,5 * Theo khu vực sản xuất vật chất và dịch vụ
- Khu vực sản xuất vật chất 474 800 11,0 - Khu vực sản xuất dịch vụ 255 512 14,9 * Theo khu vực phi nông nghiệp và NN
- Theo khu vực phi nông nghiệp 690 1.262 12,8 - Theo khu vực nông nghiệp 39 50 5,1
Nguồn: [7]
Trong thời kỳ 2006 – 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế (giá cố định 1994) bình quân tăng 13.6%/năm (cao hơn tốc độ tăng trưởng thởi kỳ 2001 – 2005). GTSX công nghiệp - xây dựng (giá cố định 1994) bình quân tăng 14,5%/năm. GTSX ngành dịch vụ (giá cố định 94) tăng 17,8%/năm. GTSX nông - lâm- thuỷ sản (giá cố định 1994) tăng bình quân 1,8% năm. Thu ngân sách bình quân hàng năm tăng 22,6%/ năm.
2.3.1.2. Cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
a. Cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn TP. Việt Trì được thể hiện rõ nét, tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng từ 33,1% năm 2000 lên 35,4% năm 2005; tỷ trọng khu vực công nghiệp và nông nghiệp giảm tương ứng từ 61,8% năm 2000 xuống còn 61,7% năm 2005 và tỷ trọng từ 5,1% xuống còn 2,9%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thực hiện năm 2007, tỷ trọng dịch vụ bằng khoảng 36,1% GDP, công nghiệp-xây dựng 60,1% và nông nghiệp 3,8%. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố sau khi sáp nhập thêm 5 xã nhìn chung vẫn theo xu thế cơ bản của giai đoạn 2001- 2005.
61.7 2.9 35.4 64.5 61.8 3.5 5.1 32 33.1 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2000 2005 2010
Công nghiệp, xây dựng Nông nghiệp Dịch vụ
Nguồn: [18 ]
Hình 2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của TP. Việt Trì giai đoạn 2000 – 2010
b. Cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo khu vực
Trong thời gian qua cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố chủ yếu vẫn là sản xuất vật chất, năm 2005 tỷ trọng khu vực sản xuất vật chất còn chiếm tới 64,6% GDP toàn thành phố. Tuy nhiên, cơ cấu của nền kinh tế đang chuyển dịch đúng hướng, tức là theo hướng tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ (tăng 2,3%), giảm dần tỷ trọng khu vực sản xuất vật chất (giảm 2,3%).
Nếu xét theo giác độ phi nông nghiệp và nông nghiệp thì thấy cơ cấu của nền kinh tế chủ yếu là phi nông nghiệp, năm 2005 chiếm 97,1% GDP. Và cơ cấu của nền kinh tế đang chuyển dịch đúng hướng, tức là theo hướng tăng tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp (tăng 2,2%), giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp (giảm 2,2%).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo các khu vực TP. Việt Trì giai đoạn 2000 - 2005
Chỉ tiêu 2000 2005 Chuyển dịch cơ cấu Tăng:+; Giảm:-
Tổng số 100,0 100,0 -
* Theo khu vực sản xuất vật chất và dịch vụ
- Khu vực sản xuất vật chất 66,9 64,6 -2,3 - Khu vực sản xuất dịch vụ 33,1 35,4 +2,3 * Theo khu vực phi nông nghiệp
và nông nghiệp
- Theo khu vực phi nông nghiệp 94,9 97,1 +2,2 - Theo khu vực nông nghiệp 5,1 2,9 -2,2
Nguồn: [7] 2.3.1.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Công nghiệp
Trong giai đoạn 2001-2005, sản xuất côngnghiệp-tiểu thủ công nghiệp phát triển khá cao, giá trị sản xuất tăng bình quân 19,6%/năm, bằng 132,4% mức tăng chung của cả tỉnh và bằng 124,8% cả nước. Năm 2007 so với 2006 GTSXCN tăng 19,6%, bằng 1,2 lần cả tỉnh.
Bảng 2.5. Tăng trƣởng công nghiệp theo thành phần kinh tế TP. Việt Trì giai đoạn 2001 – 2005
(Đơn vị : Tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2000 2005 Tăng trưởng BQ năm GTSX ( giá CĐ 94) 1.302,2 3.192,2 19,6
Trong đó
- KV nhà nước 581,5 1115,7 13,9 - KV ngoài nhà nước 94,4 543,6 41,9 - KV có vốn đầu tư nước ngoài 626,3 1532,9 17,7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Mặc dù đang trong quá trình cổ phần hóa, nhưng công nghiệp Nhà nước vẫn có mức tăng trưởng 13,9%/năm. Công nghiệp ngoài nhà nước được tạo điều kiện phát triển nên đạt mức tăng trưởng cao tới 41,9%. Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 17,7%/năm.
Trong giai đoạn 2001-2005, khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn có quy mô giá trị lớn nhất, tiếp đến là khu vực công nghiệp nhà nước và cuối cùng là khu vực công nghiệp ngoài nhà nước.
Một số sản phẩm mới xuất hiện như: bình Inốc, một số máy công cụ, ... đã có chỗ đứng trên thị trường. Các sản phẩm truyền thống như giấy viết, may mặc, sứ vệ sinh, mành tre, gỗ, sợi dệt, hóa chất, mì chính, được chú ý nâng cao chất lượng, mẫu mã, chủng loại nên duy trì được sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Một số sản phẩm có mức tăng nhanh như: giấy bìa tăng bình quân 28,5%/năm, xà phòng 23,1%/năm, quần áo may sẵn 22,5%/năm, bia 17,9%/năm, sợi 13,0%/năm, gạch Ceramic 12,9%/năm, ... Bên cạnh đó, một số sản phẩm như bánh mứt kẹo, giày xuất khẩu, nhôm định hình, ... đang gặp khó khăn về tiêu thụ sản phẩm. Để công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển vững chắc theo hướng công nghiệp hoá, hội nhập được với công nghiệp khu vực và thế giới, cần đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm, hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh, giảm ô nhiễm môi trường.
Quan hệ sản xuất tiếp tục được đổi mới thông qua quá trình sắp xếp, bố trí lại sản xuất-kinh doanh của các doanh nghiệp sau chuyển đổi đều ổn định, sản xuất bước đầu có hiệu quả. Công tác đào tạo lại, đào tạo mới cho đội ngũ công nhân được quan tâm, trình độ quản lý doanh nghiệp được nâng lên một bước.
Hiện nay, công nghiệp TP. Việt trì đã bước đầu thể hiện vai trò trung tâm công nghiệp, vùng động lực công nghiệp, có các sản phẩm công nghiệp của vùng, đứng đầu so với sự phát triển công nghiệp của các huyện, thị của tỉnh Phú thọ cũng như so với các thành phố, thị xã của các tỉnh trong vùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
TĐB. GTSX công nghiệp - xây dựng cả thời kỳ 2006 – 2010 đạt mức tăng trưởng cao , bình quân đạt 14,5%/năm, kinh tế ngoài nhà nước phát triển mạnh, góp phần quan trọng thúc đấy tăng trưởng kinh tế , giải quyết việc làm cho người lao động . Năm 2010, trên địa bàn thành phố đã có 1.600 doanh nghiệp các lo ại (năm 2005 có 512 doanh nghiệp). Thành phố đã phố hợp chỉ đạo, thúc đẩy việc hoàn thành đổi mới , sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước địa phương và T W trên địa bàn . Các doanh nghiệp sau cổ phần hoá đã có những bức tiến trong công tác quản lý, chủ động hơn trong hoạt động sản xuất và kinh doanh , sản xuất đã gắn với thị trường , hiểu quả sản xuất kinh doanh tăng trưởng kh á. Chương trình phát triển tiểu thủ công nghiệp theo tinh thần Nghị quyết 42-NQ/TW của B an thường vụ tỉnh uỷ được quan tâm chỉ đạo thực hiện . Đề án xây dựng cá c cụm tiểu thủ công nghiệp - làng nghề của thành phố được phê d uyệt theo quy hoạch triển khai xây dựng đạt kết quả bước đầu, các nghề tiểu thủ công trong nông thôn tiếp tục được tạo điều kiện duy trì phát triển.
b. Dịch vụ
Nhìn chung, trong thời gian qua các ngành dịch vụ phát triển mạnh, đa dạng, từng bước khai thác được lợi thế, đáp ứng cơ bản nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Chất lượng dịch vụ được nâng lên một bước. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân năm giai đoạn 2001-2005 đạt 14,9%/năm, bằng 1,2 lần mức tăng chung của nền kinh tế, đóng góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng và phát triển KT-XH của thành phố cũng như của cả tỉnh và vùng.
Năm 2007 so 2006 giá trị gia tăng dịch vụ đạt khoảng 614 tỷ đồng(giá 94), tăng tới 20% so năm 2006 và cũng bằng 1,2 lần mức tăng chung của nền kinh tế, đóng góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng và phát triển KT-XH của thành phố cũng như của cả tỉnh và vùng.
Tổng mức bán ra trên địa bàn trung bình của cả hai khu vực tăng 15,8%/năm. Hệ thống chợ trên địa bàn được cải tạo, nâng cấp. Các hoạt động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
kinh doanh nội địa thời gian qua ngày càng đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân dân thành phố cũng như vùng xung quanh.
Giá trị xuất khẩu trên địa bàn thành phố có xu hứơng ngày càng tăng. Nhịp độ tăng trưởng bình quân năm đạt 15,5%/năm. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là các mặt hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp như: giày thể thao, hàng may mặc, mỳ chính, sợi, thảm trải nền, vải các loại, ... Hàng hoá nhập khẩu chủ yếu là nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất. Bên cạnh đó một số hàng tiêu dùng phục vụ đời sông nhân dân cũng được nhập khẩu về thành phố.
Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng phát triển nhanh, cơ bản đáp ứng được nhu cầu ăn, nghỉ cho khách tham quan du lịch. Các dự án phát triển du lịch bước đầu được triển khai xây dựng nhằm từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế của thành phố ngã ba sông-kinh đô của Nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.
Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển mạnh theo hướng hiện đại hoá với nhiều loại hình dịch vụ phong phú. Dịch vụ vận tải phát triển mạnh, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của sản xuất và đời sống nhân dân.
Các quỹ tín dụng nhân dân hoạt động đạt kết quả khá, mỗi năm bình quân đã cho 2487 lượt người/năm vay vốn, doanh số đạt 32,2 tỷ đồng/năm, đã góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo.
Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực thương mại, dịch vụ được duy trì, phối hợp với các ngành chức năng thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống hàng giả, hàng kém chất lượng, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm.
Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển đa dạng , chất lượng từng bước được nâng lên , cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuát và tiêu dùng của nhân dân . Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân 17,8% năm. Số hộ sản xuất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
kinh doanh phi nông nghiệp tăng lên từ 6.274 hộ (năm 2005) lên 8.962 hộ ( năm 2010), tăng 7,4%. Dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, tăng bình quân (37,2%, cơ bản đáp ứng được nhu cầu ăn , nghỉ cho khách tham quan du lịch . Dịch vụ bưu chính viễn thông , vận tải , kho bãi tăng bình quân 21,1% với nhiều loại hình dịch vụ phong phú. Số cơ quan, gia đình sử dụng internet tăng nhanh. Các dự án tôn tạo thuộc khu di tích lịch sử quốc gia đền Hùng được tập trung đầu tư phát triển , đã tạo điểm nhấn quan trọng , thúc đẩy việc triển khai các dự án du lịch, dịch vụ khác trên địa bàn thành phố. Lượng khách đến thăm quan và du lịch trên địa bàn đạt gần 4 triệu lượt người /năm, khách lưu trú đạt trên 300.000 người/năm (chiếm 8%)
Hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng tiếp tục được mở rộng , đa dạng hoá hình thức huy động vốn , mở rộng đối tượng cho vay . Tổng huy động vốn 5 năm (2006 – 2010) ước đạt 15.839 tỷ đồng , tăng bình quân 20%/năm, tổng dư nợ cho vay đạt 21.940 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn thành phố có xu hướng ngày càng tăng , giá trị xuất khẩu, nhập khẩu tăng bình quân trên 20%/ năm
Nhìn chung, các ngành dịch vụ bước đầu đã thể hiện ưu thế của trung tâm dịch vụ gắn với văn hóa tâm linh thời đại Hùng Vương (không trùng lắp với Cố đô Huế). Đồng thời, cả tỉnh và vùng cũng đặt ra cho Việt Trì phải phát triển và tạo ra các sản phẩm dịch vụ, du lịch hiệu quả hơn, chất lượng dịch vụ cao hơn để cung ứng cho cả tỉnh và khu vực (bao gồm cả dịch vụ kinh tế, dịch vụ xã hội).
Hoạt động của các chợ, các cơ sở kinh doanh thương mại trên địa bàn thành phố những năm gần đây đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của nhân dân thành phố và cung ứng hàng hoá xuống các huyện và một số tỉnh lân cận. Nhưng hệ thống chợ, cơ sở kinh doanh vẫn chưa có sự chuyển biến lớn về quy mô hoạt động, cơ sở vật chất cũng như trình độ tổ chức các kênh, luồng hàng hoá vào, ra nên chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra trong lưu chuyển hàng hoá của toàn vùng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Chưa có các Trung tâm thương mại, siêu thị với cơ sở vật chất kỹ thuật thương mại hiện đại, văn minh;
- Chưa có các trung tâm hội nghị, hội thảo, các nhà triển lãm, hội chợ lớn, đáp ứng được nhu cầu của vùng.
c. Nông nghiệp, nông thôn
SXNN đạt kết quả khá, giá trị gia tăng nông nghiệp tăng trưởng bình quân năm đạt khoảng 5,1%/năm; đã triển khai xây dựng một số chương trình, dự án có giá trị kinh tế cao, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp-nông thôn, tạo hệ sinh thái bền vững. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá-hiện đại hoá, hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích được nâng lên, việc đưa tiến bộ KHKT vào sản xuất, mở rộng diện tích trồng rau an toàn, trồng hoa, chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản được thực hiện