Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu nghiên cứu quá trình đô thị hóa ở thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 45)

7. Bố cục của luận văn

2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

2.1.2.1. Địa hình, địa chất a. Địa hình

TP. Việt Trì có địa hình đa dạng bao gồm vùng núi, vùng đồi bát úp và vùng ruộng thấp trũng.

- Vùng núi cao: Nằm ở khu vực đền Hùng cao độ cao nhất là đỉnh núi Hùng 154m, núi Vặn 145m, núi Trọc 100 m. Địa hình có hướng dốc về 4 phía trong khu vực với độ dốc i > 25%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Vùng đồi thấp: Nằm rải rác khắp TP. Việt Trì. Bao gồm các quả đồi bát úp đỉnh phẳng, sườn thoải về các thềm của sông Hồng và sông Lô. Cao độ trung bình của các đồi từ 50 – 70m với độ dốc của các sườn từ 5 đến 15%.

- Vùng thung lũng thấp: Gồm các thung lũng nhỏ hẹp xen giữa các quả đồi bát úp và dọc theo 2 bên tả ngạn sông Hồng và hữu ngạn sông Lô, có cao độ từ 8,0m đến 32m.

Địa hình có hướng dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam nhưng không dốc đều với độ dốc từ 0,4% đến 5%.

b. Địa chất

* Địa chất thủy văn: Nước ngầm thành phố: Mạch nông từ 7- 12m, dùng để khai thác giếng khơi. Lớp tiếp theo ở độ sâu 20 – 40 m. Đôi khi thay đổi chỉ ở độ sâu 5 - 15m.

* Địa chất công trình

- Lớp trên cùng là lớp sét, cát pha mùn hay lớp sỏi đã bị phong hoá, dày từ 0,1 - 0,5 (m).

- Lớp thứ 2 là lớp sét pha cát dày từ 0,5 – 6 (m), có khả năng chịu lực R= 2.2,5 kg/cm2 .

- Lớp thứ 3 là lớp đất pha cát có xen các vỉa đá phong hoá, dày từ 6-12 (m), có khả năng chịu tải R = 2 kg/cm2

.

- Tại đây có những hố khoan cho thấy những lớp ở sâu chủ yếu là đá sâu tới 80 (m).

+ Các thung lũng có lớp trầm tích hữu cơ với chiều dày thay đổi không đồng nhất, ít thuận lợi cho xây dựng.

- Vùng phía Tây chủ yếu là cát thô, cát tinh và sỏi đá.

* Địa chấn: Theo bản đồ phân vùng động đất Việt Nam, khu vực TP. Việt Trì nằm trong vùng động đất cấp 8.

2.1.2.3. Tài nguyên khí hậu

TP. Việt Trì nằm trong vùng khí hậu đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Khí hậu TP. Việt Trì nói riêng và tỉnh Phú Thọ nói chung mang những nét

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

điển hình của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, cuối mùa đông bắt đầu ẩm ướt với hiện tượng mưa phùn đặc sắc. Khí hậu ôn hoà không gây ra những nhiệt độ quá thấp trong mùa Đông cũng ít gặp những ngày thời tiết nóng gay gắt như ở vùng Trung Bộ.

- Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, mưa thường kéo dài từ tháng IV đến tháng X. Lượng mưa nhiều nhất tập trung vào khoảng tháng XIII. Đặc biệt, ở đây có nhiều trận mưa rào cường độ lớn kèm theo dông bão kéo dài từ 3 – 5 ngày gây úng ngập cho toàn khu vực.

- Mùa đông trùng với mùa khô và thường kéo dài từ tháng XI đến tháng IV năm sau, lượng mưa ít, khô, hanh và lạnh.

2.1.2.3. Tài nguyên đất

Thành phố Việt Trì có địa hình đa dạng gồm vùng núi, vùng đồi bát úp và vùng ruộng thấp trũng. Địa hình có hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam nhưng không dốc đều với độ dốc từ 0,4% đến 5%.

Nhìn chung, quỹ đất của thành phố Việt Trì không lớn so với các đô thị lớn trong cả nước. Tuy nhiên hiện nay thành phố Việt Trì vẫn còn quỹ đất để mở rộng đô thị, nhất là trong khi diện tích đất nông nghiệp vẫn còn chiếm trên 50% tổng diện tích đất tự nhiên.

Ngoài ra, tại khu vực phụ cận bao gồm các xã của huyện Phù Ninh, Lâm Thao có địa hình và địa chất công trình thuận lợi cho phát triển đô thị.

2.1.2.4. Tài nguyên nước

TP. Việt trì bao bọc bởi 2 con sông lớn là sông Lô và sông Hồng.

Hai con sông này thường gây ra lụt. Theo tài liệu của Phòng Nông

Nghiệp Phát triển Nông thôn TP. Việt Trì cho biết: Báo động cấp 1: 13,63m; Báo động cấp 2: 14,85m; Báo động cấp 3: 15,85m. Ngoài ra, TP.Việt

Trì còn có một số ao, hồ, đầm với diện tích khoảng125 ha, chiếm 1,2 % diện tích toàn thành phố, bao gồm các hồ chính như sau:

- Hồ Đầm Cả: Diện tích 4,39 ha (Làng Cả), hồ Trầm Vàng, Đồng Trầm. Đặc biệt có hồ Đầm Mai rộng tới 20 ha, là nơi tận dụng làm hồ sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thái có cảnh quan đẹp, hồ Đầm Nước (thuộc xã Chu Hoá), hồ Láng Bồng (Thụy Vân).

Tại khu vực Đền Hùng có: Hồ Lạc Long Quân có diện tích: 4,1 ha; Hồ Gò Cong: 1,0 ha; Hồ Khuôn Muồi: 2,56 ha.

Ngoài các đầm hồ lớn còn có một số ao hồ nhỏ hơn và chúng liên hoàn thành 1 nhóm, đó là thế mạnh về sinh thái môi trường nếu như biết tận dụng nó. Các hồ lớn hiện nay dùng để cung cấp nước cho ruộng nuôi trồng thuỷ sản kết hợp làm hồ điều hoà khi mùa mưa lũ đến.

Qua việc phân tích khái quát các ĐKTN như trên cho thấy, TP. Việt Trì có những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh, đô thị trung tâm vùng.

2.1.3. Điều kiện kinh tế – xã hội

2.1.3.1. Dân cư, lao động

Tỷ lệ lao động được đào tạo của thành Việt Trì qua các thời kỳ đạt khá cao so với trung bình của tỉnh cũng như các tỉnh vùng TĐB.

Trên địa bàn thành phố Việt Trì tập trung một bộ phận nguồn nhân lực chất lượng cao, bao gồm đội ngũ trí thức, cán bộ quản lý của tỉnh, thành phố, cán bộ làm việc trong các trường đại học, cao đẳng, bệnh viện tỉnh, một số doanh nghiệp Trung ương và địa phương...

2.1.3.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng

Về cơ bản, nhà luyện tập và thi đấu thể thao tỉnh đã hoàn thành, công trình cải tạo, nâng cấp sân vận động Việt Trì sắp hoàn thành là những công trình đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Ngoài ra, tỉnh còn có một số sân vận động, nhà luyện tập và thi đấu, sân quần vợt, ... được đánh giá chất lượng vào loại khá. Theo quy hoạch phát triển TDTT của tỉnh đến năm 2020, trên địa bàn TP. Việt Trì sẽ xây dựng mới thêm các công trình TDTT. Việc đầu tư xây dựng CSVC thể thao cấp vùng tại TP. Việt Trì sẽ đáp ứng nhu cầu huấn luyện, đào tạo các tài năng thể thao cho tỉnh Phú Thọ cũng như của vùng và thường xuyên tổ chức được giải thi đấu thể thao lớn của vùng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TP. Việt Trì có mạng lưới giao thông đối ngoại tương đối phát triển, bao gồm cả đường bộ, đường thủy, đường sắt. Từ Việt Trì đi các đô thị lớn trong vùng Bắc Bộ như Hà Nội, Hải Phòng, các đô thị trong vùng Tây Đông Bắc như Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, ... và các địa phương trong tỉnh ngày càng thuận lợi.

- Đường bộ

Mạng lưới giao thông đường bộ của thành phố hiện nay khá thuận lợi.

Tuyến quốc lộ 2 nối thành phố với các đô thị và khu vực xung quanh đi về hướng Tây Bắc đi TX Tuyên Quang, TX Hà Giang, theo quốc lộ 70 với TP Yên Bái, Lào Cai, qua biên giới sang Trung Quốc, xuôi về phía Đông đi Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh thông ra biển, ... Đây là tuyến giao thông liên vùng quan trọng nối thành phố Việt Trì với thủ đô Hà Nội, cảng Hải Phòng và các tỉnh lỵ của các tỉnh lân cận trong vùng, đồng thời nối thành phố với các huyện trong tỉnh.

Tỉnh lộ 308 nối TP với quốc lộ 32C ở phía Tây đi một số huyện trong tỉnh. Tuyến tỉnh lộ cùng với các quốc lộ số 2, 32C khớp nối cùng các đường liên huyện đã tạo nên mạng lưới đường thông thương thành phố với tất cả các huyện trong toàn tỉnh.

- Đường sắt

Thành phố Việt Trì có tuyến đường sắt Hà Nội-Lào Cai chạy qua thành phố với chiều dài 17 km. Ga Việt Trì là ga hỗn hợp và là một trong những ga vận chuyển hàng hóa và hành khách của tuyến Hà Nội-Lào Cai. Lưu lượng tàu qua lại hàng ngày gồm 8 đôi tàu hàng và hành khách. Ga nằm ở phía Đông thành phố, khá thuận tiện cho việc tổ chức liên kết vận tải đường bộ, đường sắt và đường sông. Ngoài ra, còn có ga Phủ Đức là ga phụ nằm ở phía Tây thành phố. Tuy nhiên với 12 điểm cắt đường phố, mặt khác, tuyến đường này đã hình thành gần 100 năm, các tiêu chuẩn kỹ thuật và tốc độ chạy tàu thấp nên gây cản trở giao thông thành phố.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Đường sông

TP. Việt Trì nằm ở ngã ba sông Hồng, sông Đà, sông Lô nên thuận lợi cho việc khai thác vận tải thủy. Về mùa khô, các phương tiện có trọng tải 100-150 tấn vẫn hoạt động được.

Cảng sông Việt Trì là một trong những cảng lớn của tỉnh, công suất thiết kế 800.000T/năm, hiện nay đạt khoảng 50% công suất thiết kế. Diện tích cảng khoảng 12,8 ha, hàng hóa thông qua cảng chủ yếu là than đá và phân lân.

2.1.3.3. Đường lối chính sách

Trong quá trình phát triển, TP Việt Trì nhận được nhiều sự quan tâm của của Trung ương cũng như tỉnh Phú Thọ trong việc tạo điều kiện thúc đẩy các ngành nghề, trước hết là công nghiệp trên địa bàn phát triển, đặc biệt là các ngành truyền thống, có lợi thế. Quan tâm thu hút các dự án công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, có đóng góp lớn cho ngân sách vào đầu tư trên địa bàn. UBND tỉnh có các chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút đầu tư trong và ngoài nước, thực hiện giải phóng mặt bằng để phục vụ các dự án khu công nghiệp như khu công nghiệp Thuỵ Vân (306 ha), khu công nghiệp Bạch Hạc (80 ha)..., xây dựng và nâng cấp hệ thống giao thông vận tải tạo điều kiện phát triển KT-XH cũng như xây dựng bộ mặt đô thị ngày càng đẹp, hiện đại hơn.

2.2. Lịch sử đô thị hóa ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Thành phố được thành lập và xây dựng trên mảnh đất có truyền thống văn hoá lâu đời. Khu vực nằm trong địa giới Việt Trì hiện nay được coi là kinh đô đầu tiên của quốc gia Văn Lang với các triều đại Vua Hùng cách đây trên 4000 năm, biểu hiện qua những di chỉ khảo cổ nổi tiếng tại Làng Cả (phường Thọ Sơn) và khu di tích lịch sử Đền Hùng.

Suốt chiều dài dựng nước và giữ nước, trải qua bao đổi thay nhưng đại bộ phận đất đai của Việt Trì xưa và nay cơ bản vẫn nằm trong một cương vực nhất định. Thời phong kiến, huyện Hạc Trì nằm trong Phủ Tam Đài - Trấn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sơn Tây, cuối thế kỷ XIX huyện Hạc Trì thuộc tỉnh Phú Thọ. Bị chiến tranh tàn phá nặng nề, năm 1958 từ một mảnh đất hoang vu, Việt Trì đã được Nhà nước thành lập khu công nghiệp; Sau ba năm đầu tư xây dựng và hăng say lao động, với trí thông minh, sáng tạo, cán bộ, công nhân viên và nhân dân Việt Trì đã hoàn thành suất sắc nhiệm vụ; Ngày 18/3/1962, khu công nghiệp Việt Trì được hoàn thành và đi vào hoạt động; Đây là khu công nghiệp đầu tiên của Miền Bắc, là cơ sở của chủ nghĩa xã hội với 322 công trình lớn nhỏ, trên diện tích 350 ha. Cùng với sự hình thành của hệ thống Nhà máy, xí nghiệp, hệ thống các nhà ở, giao thông, nhà ga, bến cảng, điện, nước và các công trình dịch vụ, công cộng khác lần lượt ra đời, phục vụ cho sản xuất, đời sống; Việt Trì trở thành một trung tâm kinh tế lớn, trung tâm đô thị mới của cả nước (trước cả Thái Nguyên).

Ngày 4/6/1962, Chính phủ quyết định thành lập Thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ. Đầu năm 1968, hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc hợp nhất, Việt Trì trở thành tỉnh lỵ, là trung tâm Chính trị- Kinh tế- Văn hoá - KHKT của tỉnh Vĩnh Phú. Năm 1997, tỉnh Phú Thọ được tái lập, Thành phố Việt Trì là đô thị tỉnh lỵ, là trung tâm Chính trị- Kinh tế- Văn hoá- Khoa học kỹ thuật của tỉnh Phú Thọ.

Ngày 14 tháng 10 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 180/2204/QDD-TTg công nhận thành phố Việt Trì là đô thị loại II.

Ngày 10 tháng 11 năm 2006, Thủ Tướng thay mặt Chính phủ đã ký Nghị định số 133/2006/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính 3 xã: Hy Cương, Chu Hoá, Thanh Đình thuộc huyện Lâm Thao và 2 xã: Kim Đức và Hùng Lô thuộc huyện Phù Ninh về thành phố Việt Trì. Như vậy, thành phố Việt Trì được mở rộng và có 10636,94ha diện tích tự nhiên, 22 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 10 phường: Bạch Hạc, Thanh Miếu, Thọ Sơn, Tiên Cát, Nông Trang, Vân Cơ, Bến Gót, Gia Cẩm, Tân Dân, Dữu Lâu và 12 xã: Thuỵ Vân, Minh Nông, Minh Phương,Vân Phú, Phượng Lâu, Sông Lô, Trưng Vương, Huy Cương, Chu Hoá, Thanh Đình, Hùng Lô và Kim Đức.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.3. Quá trình đô thị hóa ở TP. Việt Trì giai đoạn 2000 - 2010

2.3.1. Thực trạng phát triển kinh tế đô thị

2.3.1.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế

Trong giai đoạn 2000 - 2005, nền kinh tế của thành phố Việt Trì đã có mức tăng trưởng cao. GDP của thành phố giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 12,5%/năm, gấp khoảng 1,3 lần của toàn tỉnh. Đặc biệt, GDP dịch vụ có tốc độ tăng cao đạt bình quân 14,9%/năm, bằng 1,2 lần mức tăng chung của nền kinh tế. Năm 2006 và năm 2007 (sau khi đã sáp nhập 5 xã mới), nền kinh tế của thành phố vẫn tiếp tục có xu hướng tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2007 đạt 16,3%.

Thu ngân sách NN do thành phố Việt Trì thực hiện tăng bình quân trên 31,9%/năm; năm 2007 thu ngân sách NN so với năm 2006 tăng tới 39,6%.

Giá trị xuất khẩu trên địa bàn năm 2000 là 49,5 triệu USD, năm 2005 tăng lên đạt tới 110 triệu USD, bình quân năm tăng 15,5%/năm. Năm 2007 giá trị xuất khẩu đạt 160 triệu USD, chiếm 88,6% cả tỉnh.

Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu về hiện trạng tăng trƣởng kinh tế thành phố Việt Trì

Chỉ tiêu 2000 2005 Nhịp độ tăng trưởng BQ (%) 2001-2005 GDP, giá 1994, tỷ đồng 729 1.312 12,5 - Công nghiệp 435 750 11,5 - Nông nghiệp 39 50 5,1 - Dịch vụ 255 512 14,9 Nguồn: [7]

Nếu xét theo tương quan giữa hai khu vực sản xuất và dịch vụ, thấy rằng nếu khu vực sản xuất tăng 11,0%/năm, thì khu vực dịch vụ tăng tới 14,9%/năm. Tức là khu vực dịch vụ tăng trưởng cao hơn 1,3 lần so với khu vực sản xuất. Hoặc giữa khu vực phi nông nghiệp và nông nghiệp, thấy rằng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sự tăng trưởng khu vực phi nông nghiệp tăng bình quân cả thời kỳ là 14,9%/năm, so với mức tăng của khu vực nông nghiệp là 5,1%/năm. Nghĩa là khu vực phi nông nghiệp tăng trưởng cao hơn 2,9 lần so với khu vực nông nghiệp.

Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu về hiện trạng tăng trƣởng kinh tế theo các khu vực TP. Việt Trì Chỉ tiêu 2000 2005 Nhịp độ tăng trưởng BQ (%) GDP, giá 1994, tỷ đồng 729 1.312 12,5 * Theo khu vực sản xuất vật chất và dịch vụ

- Khu vực sản xuất vật chất 474 800 11,0 - Khu vực sản xuất dịch vụ 255 512 14,9 * Theo khu vực phi nông nghiệp và NN

Một phần của tài liệu nghiên cứu quá trình đô thị hóa ở thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)