Đo lường, phân tích và cải tiến (Điều khoản 8 của tiêu chuẩn ISO)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hệ thống quản lí chất lượng theo ISO 9001:2008 tại công ty Hữu Hạn K.Source Việt Nam Trảng Bom Đồng Nai (Trang 84 - 88)

3.3.5.1 Những mặt tồn tại

− Công ty không tiến hành đánh giá sự thỏa mãn của khách hàng nội bộ; nhà đầu tư; các bên quan tâm khác; nhà cung ứng; các thua lỗ kinh doanh; quan sát sản phẩm của mình tại các đại lí tiêu thụ; khảo sát ý kiến của người sử dụng…

− Tiêu chí, phương pháp đánh giá chưa phản ánh được sự mong đợi của khách hàng.

− Năng lực của chuyên gia đánh giá nội bộ chưa đủ dẫn đến kết quả đánh giá không phản ánh đúng bản chất khu vực được đánh giá.

− Các hoạt động cải tiến trong đánh giá nội bộ còn mang tính chống chế, không được duy trì.

− Việc xác định tần suất, loại đo lường chưa phản ánh đúng yêu cầu của quá trình tạo sản phẩm hoặc tính năng sản phẩm yêu cầu.

− Thiếu nhân lực đủ kĩ năng để thực hiện đo lường sản phẩm.

− Khi phát hiện ra sự không phù hợp so với yêu cầu, người phát hiện không dám phát hành yêu cầu đối sách.

− Việc tuân thủ các qui định an toàn, chất lượng sản phẩm còn yếu.

− Hầu hết nhân viên trong nhà máy còn hiểu sai khái niệm sản phẩm không phù hợp.

− Đối sách khắc phục sản phẩm không phù hợp mới chỉ dừng lại ở tình trạng khắc phục, chưa loại trừ được nguyên nhân tái phát sinh và phòng ngừa.

− Quản lí sản phẩm không phù hợp còn lỏng lẻo, có khả năng chuyển giao sản phẩm không phù hợp đến khách hàng.

− Tốc độ xử lí sản phẩm không phù hợp trên các công đoạn còn chậm chạp. − Mất nhiều thời gian để tìm ra vị trí lỗi trên sản phẩm không phù hợp − Không có các hoạt động cải tiến từ việc phân tích dữ liệu khách hàng.

− Công tác phân tích dữ liệu của các quá trình còn yếu kém, chưa cải tiến. Ví dụ: bán kính cong mặt gương, độ phản xạ…

− Chưa có các qui định xem xét, đánh giá để nâng cao năng lực quản lí.

− Không giúp nhà cung cấp cải tiến được những vấn đề phát sinh về chất lượng sản phẩm, mà còn để tình trạng đó lập đi lập lại.

− Các kết quả phân tích dữ liệu không thông tin đến các công đoạn để thực hiện cải tiến.

− Công tác bàn giao ca còn chưa thông tin các vấn đề chất lượng, năng suất, an toàn, môi trường làm việc…

− Tinh thần cải tiến, phương pháp làm việc nhóm chưa phát huy hiệu quả tối đa. − Thông tin cải tiến đôi khi chỉ dừng lại bằng hình thức gọi điện thoại dẫn đến thiếu các hoạt động đánh giá hiệu quả của hoạt động cải tiến.

− Nhân viên trong công ty chưa biết năng lực của mình đã đạt ở mức nào và phải phấn đấu đến đâu.

− Việc xem xét hiệu lực của các hành động phòng ngừa đối với sản phẩm không phù hợp, khi MTCL không thể đạt được, khi khách hàng khiếu nại, khi tỷ lệ lỗi vượt quá mục tiêu, khi phát hiện sự không phù hợp trong đánh giá nội bộ, các hoạt động thực hiện sau họp xem xét lãnh đạo… không được thực hiện một cách nghiêm túc dẫn đến hiệu quả của các hoạt động thực hiện chỉ mang tính chống chế, tức thời mà không phát huy tính hiệu quả lâu dài. Hậu quả là tiếp tục phát sinh sự không phù hợp.

3.3.5.2 Nguyên nhân

− Do ban giám đốc mới chỉ quan tâm đến khách hàng là người mua hàng.

− Do công ty tự thiết lập tiêu chí, tự đánh giá dựa trên các tiêu chí. Khi các kết quả ngoài mong đợi cũng chỉ công ty biết nên các hoạt động cải tiến sau đó diễn ra chậm chạp.

− Do năng lực của nhân viên kinh doanh còn thiếu kinh nghiệm.

− Do thay đổi nhân viên liên tục, thiếu công tác đánh giá năng lực của chuyên gia đánh giá như tiêu chuẩn ISO 19011:2003 yêu cầu.

− Do ý thức của lãnh đạo phụ trách đơn vị được đánh giá không cam kết thực hiện những đối sách như đã lập kế hoạch.

− Thiếu việc xem xét ban đầu hoặc xem xét định kỳ các quá trình liên quan đến sản phẩm.

− Thiếu kế hoạch đào tạo. − Không báo cáo lãnh đạo

− Chưa có bảng đánh giá những vi phạm để nhắc nhở nhân viên. − Đào tạo, thông tin chưa đủ.

− Khi phân tích nguyên nhân chưa phân loại nguyên nhân phát sinh, nguyên nhân bỏ lọt, tái hiện… nên không biết được nguyên nhân gốc và đối sách gốc.

− Chưa lập các bảng theo dõi số lượng sản phẩm không phù hợp.

− Do ý thức quản lí sản phẩm không phù hợp và các vấn đề cải tiến còn yếu kém. − Chưa sử dụng bút màu để đánh dấu vị trí lỗi khi phát hiện sản phẩm không phù hợp.

− Chưa quan tâm đến yêu cầu này.

− Chưa hiểu hết giá trị của việc khuyến khích nâng cao năng lực cho nhân viên để động viên tinh thần học tập của họ.

− Chỉ có các hoạt động chế tài như phạt hợp đồng, trả tiền bán hàng chậm mà không có các hoạt động hỗ trợ nhà cung cấp quản lí tốt hơn.

− Chưa thiết lập định kỳ họp để thông tin các vấn đề liên quan đến dữ liệu đào tạo, năng suất, chất lượng sản phẩm…

− Ý thức cải tiến còn chậm chạp, nhân viên quản lí chưa hiểu được việc thông tin và nhận lại những ý kiến cải tiến của chính những người tham gia các công đoạn liên quan đến chất lượng sản phẩm.

− Chưa xây dựng các quy chế khen thưởng phù hợp cho những cá nhân đóng góp những sáng kiến trong cải tiến chất lượng công việc.

− Chưa hiểu được hết yêu cầu quản lí hồ sơ chất lượng trong tiêu chuẩn ISO yêu cầu cũng như yêu cầu về quản lí sản phẩm không phù hợp.

− Không treo kết quả đánh giá tại những nơi nhân viên có tiếp tiếp cận và theo dõi. − Tần suất họp xem xét lãnh đạo còn quá thưa, nội dung xem xét và các hoạt động theo dõi sau đó chưa được thực hiện nghiêm túc.

Chương 4

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hệ thống quản lí chất lượng theo ISO 9001:2008 tại công ty Hữu Hạn K.Source Việt Nam Trảng Bom Đồng Nai (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w