Tạo sản phẩm (điều khoản 7 theo ISO)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hệ thống quản lí chất lượng theo ISO 9001:2008 tại công ty Hữu Hạn K.Source Việt Nam Trảng Bom Đồng Nai (Trang 52 - 63)

3.2.5.1 Hoạch định việc tạo sản phẩm (điều khoản ISO 7.1) +Kết quả nghiên cứu

- Tất cả các sản phẩm đều được hoạch định bằng BQLCLCĐ nêu trong phụ lục 4, theo đúng quy trình phát triển sản phẩm mới KSV-TE-01.

- Khi có bất cứ sự thay đổi nào liên quan đến chất lượng sản phẩm thì đều được kiểm soát và thực hiện theo thủ tục KSV-TE-02.

- Việc hoạch định luôn phù hợp với mục tiêu chất lượng, yêu cầu sản phẩm, các hoạt động kiểm tra, thử nghiệm, và năng lực của nhân viên tham gia các quá trình.

+ Đánh giá mức độ phù hợp

Bảng 3.9: Kết quả đánh giá hoạch định sản phẩm

TT Nội dung nghiên cứu Thang điểm chuẩn Kết quả đánh giá

1 Lập kế hoạch chất lượng 100 95

2 Triển khai các quá trình liên quan đến phát triển sản phẩm mới

100 50

3 Hệ thống tài liệu đảm bảo chất lượng

100 100

4 Hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm 100 80 5 Hoạt động xác nhận giá trị sử dụng 100 70 6 Tiêu chí chấp nhận sản phẩm 100 70

"Nguồn: kết quả tự đánh giá của tác giả dựa trên các kết quả nghiên cứu"

+ Điểm hạn chế cần cải tiến

- Còn thiếu một số BQLCLCĐ cho những sản phẩm bán cho các khách hàng đại lí. - Công tác quản lí khi có sự thay đổi ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm còn nhiều hạn chế. Cụ thể khi có các sự thay đổi về nguyên liệu, máy móc, phương pháp, con

người thì chưa cập nhật những thay đổi đó và thực hiện các hoạt động kiểm tra thử nghiệm kịp thời.

- Bộ phận kỹ thuật còn chưa thực hiện tốt nghĩa vụ theo đúng thủ tục quy định dẫn đến tiến công việc còn chậm chạp. Khách hàng không hài lòng.

3.2.5.2 Xác định các yêu cầu liên quan đến sản phẩm (điều khoản ISO 7.2.1) + Kết quả nghiên cứu

- Tất cả các yêu cầu của khách hàng, kể cả yêu cầu không bằng văn bản đều được họp xem xét trước khi cam kết cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng theo đúng quy trình phát triển sản phẩm mới KSV-TE-01. Kết quả việc xem xét đó được ghi chép vào hồ sơ phát triển sản phẩm mới.

- Đặc biệt do sản xuất sản phẩm là Gương và Còi xe máy nên sản phẩm của công ty trước khi xuất cho khách hàng đều phải phù hợp với yêu cầu luật định. Sản phẩm gương phải có chứng nhận đăng kiểm phù hợp với tiêu chuẩn QCVN 28:2010/BGTVT. Sản phẩm còi xe máy phải phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6923:2001.

Ngoài 2 tiêu chuẩn trên thì sản phẩm của công ty ứng với mỗi tiêu chuẩn khách hàng khác nhau thì đều phải phù hợp. Ví dụ: JIS D 5701; JIS D 5705; HES; YGK… Khi yêu cầu về sản phẩm hay HTQLCL có sự thay đổi, công ty tuân thủ trong thủ tục quản lí sự thay đổi KSV-TE-01. Đồng thời các tài liệu liên quan đến việc thay đổi này cũng được sửa đổi và các hoạt động đào tạo liên cho nhân viên cũng được thực hiện.

+ Đánh giá mức độ phù hợp

Bảng 3.10: Kết quả đánh giá hoạt động xem xét yêu cầu sản phẩm

TT Nội dung nghiên cứu Thang điểm chuẩn Kết quả đánh giá 1 Công tác xác định các yêu cầu

liên quan đến sản phẩm, giao hàng

100 70

2 Xác định các yêu cầu liên quan đến luật định, chế định

100 100

"Nguồn: kết quả tự đánh giá của tác giả dựa trên các kết quả nghiên cứu"

+ Điểm hạn chế cần cải tiến

− Việc xem xét chưa theo đúng một quy trình các bước nên không thấy được hết các yêu cầu của khách hàng.

− Không tổ chức đánh giá các hoạt động sau khi xem xét.

− Khi thấy có các yêu cầu mới của khách hàng mà công ty không thể đáp ứng, thì các hoạt động trao đổi thông tin với khách hàng còn chậm chạp.

− Khi không thể đáp ứng yêu cầu khách hàng, các việc xin chấp nhận nhân nhượng còn diễn ra chập chạp, gây ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất.

− Khách hàng còn cứng nhắc trong việc không lắng nghe những yêu cầu của công ty khi có những sự trao đổi về có những phát sinh chất lượng ngoài dự kiến.

3.2.5.3 Trao đổi thông tin với khách hàng (điều khoản ISO 7.2.3) +Kết quả nghiên cứu

Công ty đã thiết lập quy trình xử lí thông tin với khách hàng mang MSTL KSV-SA- 05 áp dụng ngày 17/4/2009.

Khi khách hàng có bất cứ các yêu cầu nào liên quan đến việc sửa đổi hợp đồng, công ty tiếp nhận thông tin và triển khai cuộc họp thông báo sự thay đổi đó. Việc sửa đổi hệ thống tài liệu, đào tạo nhân viên về sự thay đổi đó được công ty yêu cầu phải thực hiện chậm nhất 02 tuần làm việc.

+ Đánh giá mức độ phù hợp

Phù hợp với kế hoạch chất lượng của công ty và yêu cầu của tiêu chuẩn "nguồn: báo cáo đánh giá số SGN 6006078/005". Ngoài ra cũng không có khuyến nghị cải tiến gì hơn.

3.2.5.4 Quá trình mua hàng (điều khoản ISO 7.4.1) + Kết quả nghiên cứu

Để đảm bảo sản phẩm mua vào phù hợp với yêu cầu của sản phẩm, công ty đã xây dựng quy trình quản lí nhà cung ứng mang MSTL KSV-PU-03, áp dụng ngày 14/10/2009. Trong quy trình này các tiêu chí lựa chọn, đánh giá và đánh giá lại được quy định chi tiết.

- Trước khi tiến hành mua hàng, chọn đơn vị gia công, công ty đều tổ chức đánh giá năng lực của nhà cung ứng và lựa chọn theo đúng quy trình. Kết quả đánh giá, đánh giá lại được ghi chép tại hồ sơ QAV, hồ sơ lí lịch nhà cung ứng KSV-P-07-01, biểu đánh giá nhà cung ứng KSV-P-07-03.

- Định kỳ hoặc bất thường thì công ty vẫn lập kế hoạch và tiến hành đánh giá hệ thống quản lí của nhà cung ứng.

- Trước khi mua sản phẩm thì công ty gửi "bảng tiêu chuẩn kiểm tra sản phẩm" để nhà cung cấp giao sản phẩm phải thỏa mãn các yêu cầu trên. Nội dung "bảng tiêu chuẩn kiểm tra sản phẩm" cụ thể được nêu trong phụ lục 5.

- Công ty chưa quy định về yêu cầu HTQLCL nhà cung cấp cần phải áp dụng.

Hơn nữa tất cả các tiêu chuẩn liên quan đến sản phẩm về chất lượng, môi trường, quy trình lấy mẫu đều được công ty làm rõ với nhà cung cấp trước khi nhà cung cấp giao hàng mẫu. Xem phụ lục 6.

+ Đánh giá mức độ phù hợp

Bảng 3.11: Kết quả đánh giá hoạt động mua hàng

TT Nội dung nghiên cứu Thang điểm chuẩn Kết quả đánh giá 1 Công tác đánh giá và lựa chọn

nhà cung ứng

100 50

2 Tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng 100 70

3 Công tác đánh giá định kỳ nhà cung ứng

100 40

4 Thông tin mua hàng 100 70

"Nguồn: kết quả tự đánh giá của tác giả dựa trên các kết quả nghiên cứu"

+ Điểm hạn chế cần cải tiến

- Việc thống kê các dữ liệu của nhà cung cấp chưa đưa ra được các quyết định cải tiến.

- Đánh giá định kỳ còn mang tính hình thức, chưa giúp nhà cung cấp cải tiến hệ thống.

- Đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp do ban lãnh đạo thực hiện, được ban lãnh đạo chủ động sắp xếp mà không tuân thủ qui trình đã lập.

- Các tiêu chuẩn gửi đến cho nhà cung cấp còn chậm, chưa đầy đủ, hoặc khi có những thay đổi liên quan đến yêu cầu sản phẩm thì việc triển khai còn chậm chạp. - Các lỗi về chất lượng sản phẩm còn chưa được giải quyết dứt điểm, vẫn tái phát sinh, tỷ lệ sản phẩm hỏng còn cao.

- Lỗi chất lượng phát sinh mà vẫn chưa có đối sách triệt để dẫn đến ngưng chuyền sản xuất, khách hàng khiếu nại.

- Chưa yêu cầu nhà cung ứng phải áp dụng HTQLCL, dẫn đến việc đảm bảo chất lượng chưa ổn định và cơ hội cải tiến còn chậm chạp.

3.2.5.5 Kiểm tra xác nhận sản phẩm mua vào (điều khoản ISO 7.4.3) +Kết quả nghiên cứu

Công ty thiết lập quy trình kiểm tra nhập liệu, KSV-QM-01, áp dụng ngày 13/11/2009. Tiêu chuẩn kiểm tra thường bao gồm các nội dung sau đây:

- Các kích thước chức năng quan trọng - Ngoại quan theo mẫu

- Chất lượng xử lí bề mặt, độ dày lớp xử lí bề mặt - Các hàm lượng hóa học của vật liệu.

- Các định mức thành phần hóa học vật liệu.

- Các yêu cầu về độ bền "nguồn: bảng tiêu chuẩn - kết quả kiểm tra sản phẩm washer"

Để ổn định chất lượng sản phẩm công ty còn thiết lập kế hoạch xác nhận thành phần vật liệu của linh kiện. Kế hoạch cụ thể được trình bày trong bảng dưới đây.

Bảng 3.12: Bảng kế hoạch xác nhận vật liệu STT Công ty Tên linh kiện Loại vật liệu Tháng 1 Tháng 2 Tháng … Tháng 12 Kết quả Ghi chú 1 CSGT Body SPCF O 2 HPVN Washe r SPCC O

"Nguồn: kế hoạch xác nhận vật liệu bộ phận QC năm 2010"

Trong các trường hợp cần thiết thì công ty còn cử nhân viên giám sát trực tiếp tại dây chuyền nhà cung cấp để đánh giá chất lượng.

Ngoài ra bộ phận quản lí chất lượng còn xây dựng kế hoạch xác nhận vật liệu và đo toàn bộ các tiêu chuẩn trên bản vẽ sản phẩm, lập các mẫu chuẩn (master sample) để

quản lí so sánh, các mẫu lỗi (defect sample), mẫu giới hạn (limit sample) để đào tạo và làm cơ sở đánh giá chất lượng. Xem phụ lục 7.

+ Đánh giá mức độ phù hợp

Dựa theo báo cáo đánh giá định kỳ số SGN 6006078/005 lập ngày 7/9/2010; báo cáo số SGN 6006078/006 lập ngày 11/3/2011 của tổ chức chứng nhận, thì nội dung kiểm tra xác nhận sản phẩm mua vào được tổ chức chứng nhận ghi điểm không phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn. Cụ thể là vật liệu thép SS400 dùng để sản xuất linh kiện Stay (88113-KRS-8600-H1) không được xác nhận vật liệu như kế hoạch được lập.

+ Điểm hạn chế cần cải tiến

- Kết quả có kiểm tra chất lượng đầu vào chỉ đạt hiệu suất 25%. Còn lại hầu như không kiểm tra, nhưng đều ghi chép là có kiểm tra.

- Hiệu suất xác nhận thành phần vật liệu như bảng danh mục vật liệu như kế hoạch đã định chỉ đạt được 50%.

- 20% chi tiết phải tiến hành kiểm tra toàn kiểm, chiếm 90% thời gian. - Thiếu thiết bị kiểm tra, đo lường như: lực kéo, máy chiếu hình.

- Sản phẩm sau khi kiểm tra xong chưa được quản lí rõ ràng theo từng lô.

- Mẫu sản phẩm chuẩn, giới hạn còn thiếu 5% hoặc mất nhiều thời gian tìm kiếm. - Kiểm tra không kịp gây ách tắc ngưng chuyền, chiếm nhiều không gian.

- Lưu hồ sơ khó tìm.

- Chưa có các chế tài phù hợp đối với nhà cung cấp.

3.2.5.6 Kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch vụ (điều khoản ISO 7.5.1) + Kết quả nghiên cứu

Công ty đã lập kế hoạch, tiến hành sản xuất và cung cấp dịch vụ trong điều kiện được kiểm soát theo đúng quy trình quản lí kế hoạch sản xuất KSV-PR-05, áp dụng ngày 10/11/2009 và quy trình quản lí quá trình sản xuất KSV-PR-06, áp dụng ngày 10/11/2009.

Bộ phận sản xuất và bộ phận chất lượng cùng song song kiểm tra chất lượng các quá trình đã nêu tại BQLCLCĐ. Các kết quả kiểm tra được ghi chép và được các cấp quản lí thông qua.

Sản phẩm trước khi giao hàng đều được tiến hành kiểm tra chất lượng theo đúng kế hoạch đưa ra, kết quả đo kiểm được bảo bảo quản theo đúng yêu cầu về quản lí hồ sơ chất lượng.

+ Đánh giá mức độ phù hợp

Bảng 3.13: Kết quả đánh giá hoạt động kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch vụ TT Nội dung nghiên cứu Thang điểm chuẩn Kết quả đánh giá

1 Sự sẵn có thông tin mô tả đặc tính của sản phẩm

100 70

2 Sự sẵn có các HDCV 100 85

3 Sự sẵn có các thiết bị thích hợp 100 90

4 Sự sẵn có và sử dụng các thiết bị theo dõi, đo lường

100 60

5 Thực hiện theo dõi và đo lường 100 50

6 Việc thông qua sản phẩm 100 90

"Nguồn: báo cáo chứng nhận số SGN 6006078/005; kết quả tự đánh giá của tác giả dựa trên các kết quả nghiên cứu"

+ Điểm hạn chế cần cải tiến

- Bảng hướng dẫn thao tác (KSV-W-XX) còn chưa chi tiết, sử dụng quá nhiều chữ, chưa nêu ra được hoặc thiếu trọng điểm kiểm soát chất lượng công đoạn. Mới chỉ có 40% trọng điểm chất lượng được nêu trong HDCV.

- Khi kiểm tra máy móc nhân viên thường không tuân thủ hướng dẫn mà chỉ kiểm tra và ghi kết quả cho có.

- Nội dung của các hướng dẫn thao tác ít khi được xem xét và chỉnh sửa. - Thiếu mẫu ngoại quan sản phẩm đạt, không đạt.

- Thiết bị kiểm tra công đoạn chưa để trong hộp nên dễ bị rớt, trầy, biến dạng thiết bị kiểm tra.

- Công đoạn sau không phản ánh cho công đoạn trước về những lỗi phát sinh để kịp thời khắc phục.

- Quản lí bằng hình ảnh còn yếu kém dẫn đến nhân viên khó hiểu trọng điểm thao tác.

3.2.5.7 Nhận biết và xác định nguồn gốc (điều khoản ISO 7.5.3) +Kết quả nghiên cứu

Để đảm bảo việc quản lí nhận biết nguồn gốc của sản phẩm, công ty đã soạn thảo quy trình quản lí lô KSV-QM-20, áp dụng ngày 16/7/2010. Ý nghĩa của việc quản lí lô là nhằm xác định nguồn gốc của vật liệu tại tất cả các quá trình, ai làm, số lượng làm là bao nhiêu, sản xuất khi nào, các công đoạn chế tạo khi nào, hoặc khi có khiếu nại của khách hàng.

Song song với quản lí lô thì công ty cũng triện để quản lí tồn kho theo nguyên tắc nhập trước xuất trước (FIFO: First in first out). Việc ghi chép nhập trước xuất trước được quản lí theo thẻ kho

Ngoài ra, để giúp việc nhận biết tình trạng chất lượng sản phẩm trong từng công đoạn, công ty còn phân bổ mặt bằng nhà xưởng bằng các khu vực như chưa kiểm tra, đã kiểm tra. Hoặc sử dụng cách nhận biết khác như đóng dấu đã kiểm tra khi sản phẩm đã được hoàn thành.

Ngoài ra để nhận biết được trạng thái của sản phẩm, công ty còn sử dụng thẻ công đoạn.

Tất cả các khay, bọc, thùng đựng sản phẩm đều có tem nhãn như bảng 3.6 bên dưới để giúp cho việc nhận dạng được tiến hành mau lẹ.

Bảng 3.14: Tem nhận biết sản phẩm TEM SẢN PHẨM Tên sản phẩm Kí hiệu lô Số lượng Ngày sản xuất Nhân viên kiểm tra

"Nguồn: tem sản phẩm áp dụng cho sản phẩm gương"

Các quy định xếp dỡ theo hướng, quản lí chiều cao cũng được thiết lập để giúp cho việc nhận biết được mau lẹ và an toàn.

+ Đánh giá mức độ phù hợp

Bảng 3.15: Kết quả đánh giá hoạt động nhận biết và xác định nguồn gốc TT Nội dung nghiên cứu Thang điểm chuẩn Kết quả đánh giá

1 Nhận biết tình trạng kiểm tra, thử nghiệm

100 70

2 Kiểm soát nhập trước xuất trước 100 40

3 Tính chính xác của thẻ kho 100 85

4 Quản lí xác định nguồn gốc 100 60

"Nguồn: báo cáo chứng nhận số SGN 6006078/005; kết quả tự đánh giá của tác giả dựa trên các kết quả nghiên cứu"

+ Điểm hạn chế cần cải tiến

− Quản lí lô chưa tốt dẫn đến khó xác định được nguồn gốc của lô vật liệu. − Không triệt để quản lí nhập trước xuất trước.

− Cách sắp xếp linh kiện trong kho còn chưa phù hợp với quy định quản lí chiều cao dẫn đến khó lấy linh kiện, nguy cơ đổ vỡ linh kiện và gây mất an toàn.

− Ánh sánh trong kho linh kiện cũng chưa đủ để thuận lợi cho tốc độ làm việc. − Số lượng tồn kho an toàn còn cao dẫn đến các hậu quả như: tốc độ vòng xoay

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hệ thống quản lí chất lượng theo ISO 9001:2008 tại công ty Hữu Hạn K.Source Việt Nam Trảng Bom Đồng Nai (Trang 52 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w