3.2.4.1 Nguồn nhân lực (điều khoản ISO 6.2) + Kết quả nghiên cứu
Công ty đã xây dựng các tiêu chí năng lực cần thiết của những người thực hiện các công việc ảnh hưởng đến sự phù hợp với các yêu cầu của sản phẩm. [phụ lục 1] Từ việc xây dựng bảng năng lực nhân viên, theo định kỳ công ty tổ chức đánh giá năng lực nhân viên để xem họ có đủ năng lực thực hiện các công việc ảnh hưởng đến chất lượng. Hoặc nếu xét thấy năng lực nhân viên chưa đủ thì công ty lập kế hoạch đào tạo tiếp theo. Công ty xem tiêu chí năng lực chính là thước đo cho việc bổ, bãi nhiệm, tăng hoặc giảm lương.
Công ty đã xây dựng quy trình quản lí nguồn lực bằng văn bản mang MSTL KSV- HR-01 áp dụng từ ngày 18/7/2009; và quy trình đào tạo nhân viên mang MSTL KSV- HR-02 áp dụng từ ngày 14/10/2009.
Nhân viên từ khi bắt đầu vào nhà máy đều được tiến hành đào tạo theo thủ tục quy định.
a) Hoạt động đào tạo
Các hình thức đào tạo: đọc tài liệu, người dạy làm mẫu trước, nhân viên mới làm theo, đánh giá kết quả đào tạo, đánh giá sản phẩm hoàn thành và lưu hồ sơ đào tạo. Ngoài ra còn có các hình thức khác như đào tạo mẫu sản phẩm khách hàng khiếu nại, mẫu sản phẩm không đạt xảy ra trên dây chuyền, cách phát hiện, cách kiểm tra, khả năng phát hiện lỗi, sản xuất tại dây chuyền riêng phục vụ đào tạo, cách phòng ngừa…ngoài ra định kỳ 6 tháng 01 lần, công ty còn mời tư vấn đào tạo về năng lực
quản lí, cải tiến năng suất cho các cấp quản lí, đào tạo nâng cao tại nước ngoài. Năm 2008, công ty đã đào tạo 5 nhân viên về quản lí tại công ty mẹ tại Đài Loan. - Ngoài những khóa đào tạo trên, tại KSV còn đào tạo định kỳ về nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu suất, cải tiến dây chuyền, cải tiến mặt bằng nhà xưởng…
- Nhân viên trong nhà máy cũng có thể ghi phiếu yêu cầu được đào tạo về những vấn đề mà mình mong muốn nâng cao. Bộ phận nhân sự thu thập, lập kế hoạch và mời giảng viên tiến hành đào tạo.
Để đảm bảo việc đào tạo nhân viên đầy đủ và phù hợp với CSCL, MTCL của công ty, công ty yêu cầu các bộ phận phải xây dựng kế hoạch đào tạo. Cụ thể kế hoạch đào tạo mà tác giả nghiên cứu tại bộ phận chất lượng được mô tả trong bảng dưới đây:
Bảng 3.7: Bảng kế hoạch đào tạo
TT Nội dung đào tạo Thời gian Người
phụ trách
Kết quả đào tạo 1. MTCL của các khách hàng
2. MTCL các phòng ban trong công ty 3. Nguyên tắc làm việc PDCA
4. Quản lí vật liệu
5. Phương pháp xây dựng BQLCLCĐ 6. Quản lí chất lượng các chi tiết có
xử lí bề mặt, phương pháp đo lường
7. Phương pháp xây dựng HDTT, HDKT, HDBT
8. Thực hành 7 công cụ thống kê 9. Phương pháp nội hiệu chuẩn TBĐL 10. ---
"Nguồn: kế hoạch đào tạo nhân viên phòng QC năm 2010"
Tất cả các hoạt động đào tạo được thực hiện đều duy trì tại hồ sơ đào tạo mang MSTL KSV-P-30-01.
b) Đánh giá đào tạo
Hoạt động đào tạo hoặc các hoạt động khác đều được đánh giá hiệu lực. Đặc biệt đối với các công đoạn chất lượng quan trọng thì việc đánh giá được thực hiện hằng ngày. Việc đánh giá đó được ghi chép tại hồ sơ đánh giá đào tạo mang MSTL KSV- P-30-05 hoặc trong bảng kết quả đánh giá năng lực nhân viên [phụ lục 2]
Việc đánh giá đào tạo đánh giá viên nội bộ hoặc đào tạo những nhân viên nhằm bổ nhiệm vào các chức vụ quan trọng trong nhà máy đều được tổ chức thi, cấp chứng chỉ tốt nghiệp. [phụ lục 3]
c) Mục đích của các hoạt động đào tạo nhằm giúp nhân viên trong HTQLCL biết được vai trò của họ như thế nào trong việc thực hiện CSCL và MTCL của công ty.
+ Đánh giá mức độ phù hợp
Bảng 3.8: Kết quả đánh giá hoạt động quản lí nguồn lực
TT Nội dung nghiên cứu Thang điểm
chuẩn
Kết quả đánh giá
1 Tiêu chí năng lực 100 50
2 Hoạt động đào tạo 100 60
3 Hoạt động đánh giá hiệu lực đào tạo 100 30
4 Quan sát thao tác so với HDCV 100 70
"Nguồn: kết quả đánh giá của tác giả, báo cáo đánh giá đánh giá số SNG 6006078/0004 năm 2010"
+ Điểm hạn chế cần cải tiến
− Hoạt động đánh giá đào tạo chỉ đạt mức độ phù hợp 30% so với yêu cầu của công việc.
− Hoạt động đào tạo tại thời gian giao ca chỉ đạt hiệu suất 20%.
− Năng lực của chủ quản hạn chế. Không dám nói nhân viên về những khuyết điểm của họ, không khích lệ tinh thần cải tiến với nhân viên.
− Phương pháp đào tạo và đánh giá đào tạo chưa thích hợp. − Đào tạo ngay tại nơi làm việc còn yếu kém.
− Nhân viên sau khi được đào tạo thường thực hiện công việc theo thói quen mà không tuân thủ đến những gì đã được đào tạo.
− Thiếu các cuộc thi kỹ năng như: sản xuất nhanh, khả năng phát hiện lỗi, kỹ năng lãnh đạo.
− Nhân viên quản lí chưa hiểu hết được giá trị của đào tạo và đánh giá hiệu quả đào tạo.
− Thiếu các bảng thông tin về chất lượng sản phẩm, các lỗi quá khứ, các hình chụp tham khảo để đào tạo nhắc nhở nhân viên.
3.2.4.2 Cơ sở hạ tầng, môi trường làm việc (điều khoản ISO 6.3; 6.4) + Kết quả nghiên cứu
Công ty cung cấp cở sở hạ tầng để đạt được yêu của tiêu chuẩn ISO, của quy trình quản lí môi trường làm việc mang MSTL KSV-PR-10. Cụ thể việc cam kết cơ sở hạ tầng được cung cấp như sau:
- Nhà xưởng thông thoáng với hệ thống quạt cấp gió và hút hơi nóng trong nhà máy.
- Nhà máy được đảm bảo độ sáng bằng tôn chiếu sáng và nhiều cửa sổ kính trong. - Các khu vực đều được phân chia với các đường phân khu rất rõ ràng.
- Tổ chế tạo gương làm trong môi trường sạch để đảm bảo chất lượng, có máy lạnh để tạo môi trường làm việc khô ráo, không bụi bẩn ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
- Sử dụng phần mềm ACCOS cho công tác quản lí kế toán tài vụ; kiểm tra chất lượng sản phẩm còi xe máy sử dụng phần mềm Hornmatic để kiểm tra chất lượng tự động.
- Các khu vực làm việc đều được chiếu sáng trên 300 lux để đảm bảo chất lượng công việc. Riêng các khu vực kiểm tra chất lượng sản phẩm thì đều được đảm bảo tối thiểu 500 lux. "nguồn: báo cáo đo độ chiếu sáng khu vực kiểm tra IQC"
- Nhân viên thao tác tại các công đoạn đều tuân thủ các quy định an toàn như: nút chống ồn (tổ còi); khẩu trang; mặt nạ chống hơi độc; găng tay; yếm; giầy bảo hộ (chế tạo gương)
- Các thông tin về hóa chất độc hại, phương án sơ, cấp cứu khi vô tình tiếp xúc với hóa chất độc hại, nguy cơ cháy nổ… đều được công ty xây dựng các hướng dẫn và
được treo tại những nơi thích hợp "nguồn: qui trình ứng biến khẩn cấp với các hóa chất độc hại KSV-EM-08"
- Các máy móc đều có các thiết bị bảo hộ lao động như sensor, nút tắt khẩn cấp (máy dập)
- Phòng điều chỉnh âm thanh còi còn được trang bị các mút hút âm thanh, giảm độ ồn và đặc biệt là đảm bảo sức khỏe cho người lao động để duy trì năng suất làm việc cao nhất.
- Việc bố trí mặt bằng nhà xưởng được sắp xếp theo lưu trình một chiều. Cụ thể công đoạn trước bố trí trước, công đoạn sau bố trí sau.
- Các quy định về sản xuất theo quy trình từng chiếc một (one piece flow) và áp dụng nguyên tắc "ba không" (không nhận nguyên vật liệu không đạt, không làm sản phẩm không đạt, và không giao sản phẩm không đạt) cũng được quy định trong từng công đoạn sản xuất.
- Công ty thiết lập hệ thống thư điện tử nội bộ, chia sẻ các thông tin trên mạng máy tính để tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, tính bảo mật cao.
+ Đánh giá mức độ phù hợp
Kết quả thực hiện các hoạt động về cơ sở hạ tầng so với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO được đánh giá là phù hợp với tiêu chuẩn.
+ Điểm hạn chế cần cải tiến
- Nhà xưởng còn nhiều bụi bẩn ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm (chế tạo gương).
- Mái tôn còn bị dột (kho linh kiện, tổ còi) dẫn đến linh kiện bên dưới bị tiếp xúc nước mưa gây ra hiện tưởng rỉ sét, ẩm mốc, giảm chất lượng.
- Trong nhà xưởng còn nhiều chuột nên ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và dễ gây ra máy móc hỏng hóc.
- Ánh sáng (kho linh kiện, thành phẩm) còn chưa đủ.
- Tiến ồn trong xưởng cao "nguồn: kết quả đo độ ồn của sở tài nguyên môi trường Đồng Nai, 2009" do âm thanh phát ra từ phòng điều chỉnh còi.
- Các lối đi hành lang còn để nhiều phế liệu dễ gây cản trở trong việc vận chuyển và công tác an toàn cháy nổ.
- Chưa có kế hoạch định kỳ bảo trì hạ tầng cơ sở.
- Hiệu suất quản lí bằng mắt nhìn (visual control) với các van hơi, đồng hồ áp lực, lực xiết, mô tơ quay chỉ đạt 70%.
- Các thiết bị phòng cháy chữa cháy còn đặt trên nền xưởng gây ra những khó khăn như mất thời gian để lấy thiết bị, khó lau chùi, vệ sinh.
- Việc bố trí, sắp xếp công việc tại các khu vực kiểm tra IQC, khu vực nhỏ keo còi chưa phù hợp, chưa tạo ra tính cạnh tranh giữa 2 người làm việc.