Tạo sản phẩm (Điều khoản 7 của tiêu chuẩn ISO)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hệ thống quản lí chất lượng theo ISO 9001:2008 tại công ty Hữu Hạn K.Source Việt Nam Trảng Bom Đồng Nai (Trang 81 - 84)

3.3.4.1 Những mặt tồn tại

− Công tác hoạch định việc phát triển sản phẩm mới còn yếu kém. − Thiếu các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng sản phẩm.

− Việc xem xét chưa theo đúng một quy trình các bước nên không thấy được hết các yêu cầu của khách hàng.

− Không tổ chức đánh giá các hoạt động sau khi xem xét.

− Trao đổi thông tin với khách hàng còn nhiều khó khăn. Cụ thể khách hàng không chấp nhận những yêu cầu của công ty cho dù ý kiến đó có thể nâng cao chất lượng sản phẩm.

− Các tiêu chuẩn liên quan đến yêu cầu của sản phẩm, khi có sự thay đổi tiêu chuẩn thì thông tin chuyển tới nhà cung cấp còn chậm chạp, chưa thu hồi hết các tiêu chuẩn lỗi thời.

− Các lỗi chất lượng phát sinh tại nhà cung cấp thường lập đi lập lại, không cải tiến, tỷ lệ sản phẩm không phù hợp phát sinh tại nhà máy còn cao.

− Một số nhà cung cấp đang giao dịch với công ty chưa áp dụng tiêu chuẩn ISO − Chưa kiểm tra được hết các loại vật liệu như kế hoạch đã lập.

− Còn nhiều chi tiết phải toàn kiểm

− Quản lí các chi tiết mẫu còn gây mất nhiều thời gian đi tìm kiếm

− Linh kiện sau khi đã hoàn thành kiểm tra không được nhập kho ngay dẫn đến gây ách tắc, thiếu không gian.

− Thiếu thiết bị đo lường

− Bảng hướng dẫn thao tác (KSV-W-XX) còn chưa chi tiết, sử dụng quá nhiều chữ, chưa nêu ra được hoặc thiếu trọng điểm kiểm soát chất lượng công đoạn.

− Nhân viên kiểm tra máy móc thiết bị thường chỉ kiểm tra, ghi kết quả chứ không dựa theo tiêu chuẩn phải kiểm tra như thế nào.

− Thiếu mẫu ngoại quan như mẫu đạt, không đạt, hoặc mẫu nhân nhượng để người thao tác có thể so sánh khi đánh giá chất lượng.

− Quản lí tiến độ sản xuất, phản ánh những vấn đề chất lượng còn yếu kém.

− Chưa thực hiện triệt để các yêu cầu của quản lí lô vật liệu dẫn đến không xác định được nguồn gốc vật liệu cũng như các yêu cầu về quản lí nhập trước xuất trước, sự chính xác về số lượng.

− Các khay, thùng, palet… thiếu các tem nhận dạng nguồn gốc của vật liệu

− Ánh sáng trong kho linh kiện, thành phẩm còn thấp gây ra các hoạt động kiểm tra sai, ngại kiểm tra…

− Cách bố trí các khu để linh kiện còn chưa phản ánh được hướng đi của linh kiện, chưa thấy được đâu là vị trí cần phải xuất.

− Chưa có kế hoạch xử lí các linh kiện tồn kho quá lâu.

− Xác định lượng tồn kho an toàn cao kéo theo vốn khó xoay vòng, chất lượng linh kiện bị ảnh hưởng, tốn nhân công quản lí.

− Tài sản của khách hàng như: bản vẽ, tiêu chuẩn, bí quyết, khuôn gá, tem nhãn… chưa được quản lí đúng như thủ tục qui định.

− Quản lí chưa tốt đối với các linh kiện rơi rớt trên nên xưởng, hoặc các linh kiện còn thừa nằm trong khay. Hay chưa dọn sạch linh kiện còn thừa của công lệnh sản xuất trước đó.

− Thiết bị đo lường chưa được bảo quản như qui định gây ra hư hỏng, biến dạng, phép đo sai.

− Một số tính năng sản phẩm không thể đo được.

− Kế hoạch kiểm tra thiết bị đo lường còn quá thưa nên khó có thể xác định được số lượng, chất lượng của thiết bị đo.

− Nhân viên sử dụng thiết bị còn chưa được hướng dẫn phương pháp sử dụng thiết bị đo nên vận hành sai dẫn đến việc gây hư hỏng thiết bị đo.

− Thiếu dưỡng đo (thay vì phải sử dụng thước kẹp)

3.3.4.2 Nguyên nhân

− Nhân viên bộ phận thiết kế và phát triển không đủ năng lực để thực hiện công việc, nguyên nhân là thay đổi nhân viên liên tục.

− Lãnh đạo đơn vị cũng chưa hiểu hết được thủ tục, lưu trình công việc mà bộ phận đang phải thực hiện.

− Cụ thể như khi có các thay đổi liên quan đến HTQLCL thì bộ phận này không thực hiện theo đúng quy trình như triển khai cuộc họp, tiến hành sản xuất thử, xác nhận giá trị sử dụng, cập nhật hệ thống tài liệu phản ánh những thay đổi…

− Chưa thiết lập bảng câu hỏi (check list) mỗi khi xem xét sản phẩm mới của khách hàng.

− Không đánh giá các hoạt động theo như đã hoạch định.

− Khách hàng không dám thay đổi vì khách hàng cũng chỉ làm theo những chỉ thị của bộ phận nghiên cứu của khách hàng từ nước ngoài như Nhật, Đài Loan, Ý… − Phân phối tài liệu chưa kiểm soát số bản phát đi và số bản thu về.

− Thiếu công tác giám sát khả năng áp dụng các hiệu quả của đối sách chất lượng áp dụng tại nhà cung cấp, tần suất đánh giá lại nhà cung cấp còn quá thưa, kênh trao đổi thông tin giữa nhà máy và nhà cung cấp còn chậm chạp, nhà máy chưa đào tạo và giúp nhà cung ứng cùng cải tiến.

− Các tủ đựng linh kiện mẫu không dán tem nhận dạng.

− Nhân viên kho chưa qui định thời gian phải nhập kho, hoặc không hoàn thành hết các công việc trước khi ra về.

− Chủ quản chưa hiểu hết được tầm quan trọng của giáo dục hiện trường (OJT: on the job training)

− Chủ quản còn duy trì thái độ làm việc là giải quyết mọi vấn đề kế hoạch sản xuất, phản ánh chất lượng mỗi khi kết thúc ca.(cần quản lí theo giờ để thấy được những công đoạn tiến độ chậm để hỗ trợ kịp thời; những công đoạn chất lượng có vấn đề cần phản ánh và đối sách kịp thời tránh ngưng chuyền, để sản phẩm không phù hợp tiềm ẩn chuyển giao sang công đoạn sau)

− Chủ quản thiếu công tác kiểm tra hằng ngày và đưa ra các quyết định hỗ trợ kịp thời.

− Không có các hoạt động sửa chữa kịp thời mỗi khi phát hiện hư hỏng.

− Chủ quản chưa ý thức về tầm quan trọng của ánh sáng trong việc quản lí hiệu suất công việc quản lí kho.

− Chủ quản thiếu công tác giám sát nhân viên trong việc thực thi các yêu cầu của các hướng dẫn công việc quản lí kho.

− Bộ phận kinh doanh không tìm kiếm những đơn hàng bán cho thị trường để thanh lí những linh kiện tồn kho trên 6 tháng.

− Kế hoạch đào tạo cho nhân viên quản lí chưa bao hàm các nội dung này kéo theo việc thực hiện sai qui định.

− Quản lí số lượng linh kiện chưa chính xác dẫn đến thừa thiếu khi xuất và thừa trên dây chuyền.

− Không bảo quản thiết bi đo lường trong các hộp đựng, không định vị thiết bị đo. − Thiếu thiết bị đo lường tính năng sản phẩm như: máy chiếu hình, máy rung chấn, máy thử nhiệt độ.

− Lập kế hoạch hiệu chuẩn mới chỉ dựa trên kinh nghiệm, chưa xác định đúng tần xuất sử dụng của thiết bị nên lập kế hoạch không đúng.

− Thiếu các hướng dẫn sử dụng thiết bị đo lường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hệ thống quản lí chất lượng theo ISO 9001:2008 tại công ty Hữu Hạn K.Source Việt Nam Trảng Bom Đồng Nai (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w