Phương thức hoạt động thanh tra

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế thanh tra nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về kinh tế ở tỉnh Đồng Nai (Trang 31 - 32)

Các tổ chức Thanh tra Nhà nước khi thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước của các cơ quan, tổ chức cá nhân có quyền yêu cầu, kiến nghị kết luận hoặc quyết định xử lý theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật, việc thực hiện thanh tra này theo quy định của Luật được thực hiện dưới hình thức thanh tra theo chương trình kế hoạch và thanh tra đột xuất. Theo khoản 2 Điều 34 Luật Thanh tra quy định thanh tra theo chương trình kế hoạch phải được phê duyệt của cấp có thẩm quyền, thanh tra đột xuất khi phát hiện cơ quan tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc do Thủ trưởng cùng cấp giao.

Về nội dung thanh tra: ngoài thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật, thanh tra hành chính còn thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp. Có thể nói đây là điểm khác biệt so với hoạt động thanh tra chuyên ngành. Hoạt động thanh tra hành chính thể hiện sự kiểm tra giám sát của cấp trên đối với cấp dưới trong hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước, cho nên việc theo dõi, đánh giá đôn đốc cấp dưới thực hành nhiệm vụ thanh tra là một nhiệm vụ hết sức quan trọng.

Ngoài ra, đối tượng thanh tra hành chính là các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của cơ quan quản lý, có nghĩa là hoạt động thanh tra hành chính chủ yếu nhằm vào bản thân bộ máy quản lý, giám sát hoạt động của cán bộ, công chức thông qua việc xem xét đánh giá việc chấp hành chính

sách pháp luật và nhiệm vụ của họ. Đây chính là hoạt động có tính truyền thống

- Thanh tra theo ngành và lĩnh vực:

“Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý Nhà nước theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật, quy tắc quản lý của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý”.7

Như vậy, có thể thấy thanh tra theo chương trình cũng như thanh tra đột xuất ít nhiều gì có tính bị động của các tổ chức Thanh tra Nhà nước.

Về phương thức hoạt động thanh tra còn phải trên cơ sở quyết định Thanh tra “ Hoạt động Thanh tra chỉ được thực hiện khi có Quyết định Thanh tra ( Điều 36 Luật Thanh tra).

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế thanh tra nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về kinh tế ở tỉnh Đồng Nai (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w