Nhận thức lại chức năng và nhiệm vụ của hoạt động thanh tra

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế thanh tra nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về kinh tế ở tỉnh Đồng Nai (Trang 81 - 82)

- Trong hoạt động thanh tra trên các mặt Thanh tra kinh tế xã hội, thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo, thanh tra quản lý Nhà nước về chấp hành quy

3.2.1.3.Nhận thức lại chức năng và nhiệm vụ của hoạt động thanh tra

với định hướng đổi mới cơ chế thanh tra

Để tạo cơ sở pháp luật cho hoạt động tổ chức thanh tra thích ứng với định hướng đổi mới cơ chế thanh tra các quy định của Luật Thanh tra phải giải quyết được:

- Phân định cụ thể, rõ ràng, đối tượng chức năng nhiệm vụ của Thanh tra Nhà nước của từng cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, theo tác giả đối tượng của Thanh tra Trung ương là Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, các bộ. Đối tượng của Thanh tra tỉnh là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, quận, thị xã, thành phố và giám đốc sở.

Chức năng nhiệm vụ chủ yếu là giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan hành chính, việc chấp hành quy định Điều lệ Đảng của các tổ chức Đảng các cấp. Thực hiện giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm của cán bộ công chức nhà nước trong quá trình thi hành nhiệm vụ công cụ, v.v…

- Tổ chức hệ thống thanh tra theo hệ thống dọc (như trình bày ở mục 32.2 tiết 3.2 của chương 3).

- Có cơ chế bảo đảm cho hoạt động thanh tra thực sự độc lập, đảm bảo các kiến nghị các quyết định thanh tra được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nhằm nâng cao hiệu lực của hoạt động thanh tra.

Đi đôi với công tác đổi mới xây dựng nguồn cán bộ, thực hiện chính sách chế độ tiền lương bên cạnh đó quy định chế độ công vụ cho cán bộ Thanh tra viên trong ngành cũng cần quan tâm thực hiện đó là xây dựng qui chế công cụ; đó là chế độ trách nhiệm, lề lối làm việc...

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế thanh tra nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về kinh tế ở tỉnh Đồng Nai (Trang 81 - 82)