- Trong hoạt động thanh tra trên các mặt Thanh tra kinh tế xã hội, thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo, thanh tra quản lý Nhà nước về chấp hành quy
3.2.2.1. Giải pháp xây dựng đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đội ngũ cán bộ công chức ngành Thanh tra
cán bộ, và chế độ chính sách đãi ngộ cán bộ công chức ngành Thanh tra
3.2.2.1. Giải pháp xây dựng đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đội ngũ cánbộ công chức ngành Thanh tra bộ công chức ngành Thanh tra
Chúng ta biết rằng tất cả những hoạt động trong đời sống kinh tế- xã hội đang diễn ra hàng ngày đều bắt nguồn từ con người và do con người quyết định, do đó trong hoạt động của bộ máy của các tổ chức Đảng, Nhà nước nói
chung trong đó có hoạt động của hệ thống các tổ chức thanh tra đều đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ công chức. Công tác thanh tra là loại công tác vừa khó khăn và phức tạp, vì vậy nó đòi hỏi người làm công tác thanh tra vừa có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao lại là những người công tâm, khách quan, có tinh thần trách nhiệm với công việc, dũng cảm đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, bảo vệ lẽ phải...
Trước yêu cầu nhiệm vụ đổi mới nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi hoạt động thanh tra cũng phải đổi mới phù hợp với cơ chế thị trường do đó yêu cầu xây dựng đội ngũ công chức ngành thanh tra theo chúng tôi:
- Về nguyên tắc
+ Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thanh tra có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng nghề nghiệp cao, có phẩm chất chính trị tốt, có trách nhiệm, có công tâm.
+ Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thanh tra trên cơ sở xác định trách nhiệm, nghĩa vụ quyền lợi phải tương ứng.
+ Mục tiêu của xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra nhằm nâng cao hiệu lực hoạt động thanh tra tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo tập trung thống nhất trong hoạt động thanh tra cũng như nâng cao chất lượng của đội ngũ thanh tra: Đủ trình độ, năng lực, phẩm chất thực hiện đúng quyền lực được pháp luật quy định về công tác thanh tra.
- Về nội dung xây dựng đào tạo đội ngũ cán bộ công chức thanh tra.
+ Nâng cao chất lượng đầu vào: Tuyển chọn cán bộ thanh tra có chuyên môn sâu về lĩnh vực cần tuyển chọn ví dụ như: Tài chính, kế toán pháp lý. Biết ứng dụng khoa học công nghệ thông tin vào nghiệp vụ chuyên môn và phải
được qua đào tạo bồi dưỡng kỹ năng về thanh tra trước khi được bố trí sử dụng. Để đáp ứng yêu cầu, nội dung này thì công tác đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ thanh tra cũng nên đổi mới đó là: Xác định lại chức năng trường bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra thành trường đào tạo bậc Đại học hoặc là Cao đẳng của ngành thanh tra trong đó vừa đào tạo về kiến thức chuyên môn như pháp lý, kế toán, tài chính...kỹ năng nghiệp vụ về thanh tra ở các lĩnh vực thanh tra kinh tế xã hội, thanh tra giải quyết đơn tố cáo. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu về công tác xây dựng đào tạo đội ngũ thanh tra và hạn chế được tồn tại của sự chấp vá, manh mún về trình độ của cán bộ thanh tra cũng như nội dung lẫn phương thức đào tạo của trường.
- Về phương thức đào tạo:
Đào tạo nguồn cho cán bộ ngành thanh tra, đối tượng này tuyển từ học sinh tốt nghiệp tú tài có nguyện vọng vào ngành thanh tra; và đào tạo theo hình thức bồi dưỡng, hình thức này áp dụng cho cán bộ đã vào ngành thanh tra nhưng chưa qua kỷ năng đào tạo kiến thức nghiệp vụ thanh tra.
- Về hình thức đào tạo: có đào tạo tập trung, có đào tạo tại chức.
Tóm lại, vấn đề đào tạo bồi dưỡng công chức thanh tra là căn cứ tiêu chuẩn hoá, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của từng loại công chức, chức danh thanh tra viên trong ngành để làm cơ sở xây dựng đội ngũ cán bộ ngành thanh tra, do đó đào tạo bồi dưỡng những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thanh tra là nhiệm vụ không thể thiếu được trong công tác xây dựng lực lượng cán bộ của ngành.
- Về xác định tiêu chuẩn nghiệp vụ:
Chức danh thanh tra viên theo Luật hiện hành có chức danh thanh tra viên, chức danh thanh tra viên chính, chức danh thanh tra viên cao cấp.Trên cơ sở tiêu chuẩn nghiệp vụ đã có cần bổ sung những chức trách, quyền hạn
chú ý năng lực phân tích, tổng hợp, điều hành một cuộc thanh tra.Vấn đề này hiện nay còn chung chung cần tiêu chuẩn hoá một cách cụ thể hơn. Ví dụ như thanh tra viên: có trình độ Đại học, có hiểu biết về pháp luật, có trình độ trung cấp chính trị...Ở đây quy định hiểu biết về pháp luật còn chung chung mà phải nên chuẩn hoá trình độ nào. Do đó theo tác giả: thanh tra viên có trình độ chuyên môn Đại học các tài chính, kinh tế, v.v…, nếu là thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp phải có trình độ pháp lý trung cấp trở lên, đối với thanh tra viên trình độ pháp lý là sơ cấp, v.v…
- Vấn đề tuyển dụng: Công tác tuyển chọn cán bộ trong hệ thống thanh tra hiện nay vẫn thực hiện xét tuyển, tập sự, sau đó được dự thi công chức do Sở Nội vụ tổ chức nếu đạt thanh tra sẽ được tuyển dụng chính thức.Việc làm này chưa phù hợp đối với việc tuyển chọn cán bộ của ngành.
- Để phù hợp với yêu cầu xây dựng đội ngũ của ngành việc tuyển chọn cán bộ công chức do ngành thanh tra thực hiện theo hướng:
+ Tổ chức thi tuyển theo quy định chung nhưng nội dung thì chủ yếu hiểu biết về quản lý Nhà nước, pháp luật, những hiểu biết cơ bản về giải quyết khiếu nại, tố cáo, thanh tra, kỹ năng thanh tra, kỹ năng thu thập hồ sơ chứng cứ, hiểu biết về pháp lý.
+ Về bổ nhiệm chức danh thanh tra viên, chức danh lãnh đạo có phân cấp và theo hệ thống dọc: như Chánh phó Thanh tra tỉnh, Chánh Thanh tra huyện, chức danh thanh tra viên do người đứng đầu Thanh tra Trung ương bổ nhiệm, Phó Chánh Thanh tra huyện do người đứng đầu cơ quan Thanh tra tỉnh bổ nhiệm... Từ quan điểm nguyên tắc chung về đào tạo xây dựng lực lượng cán bộ đối chiếu tình hình thực tế về công tác cán bộ của tỉnh Đồng Nai hiện nay còn nhiều bất cập chưa đáp ứng yêu cầu về số lượng cũng như chất lượng. Có những đơn vị thanh tra huyện, thanh tra sở có 3, 4 cán bộ làm công tác thanh tra. Với lực lượng như thế thì không thể đảm bảo tốt công tác thanh
tra của đơn vị địa phương, nên hoạt động thanh tra chạy theo vụ việc là không tránh khỏi. Do đó, Thanh tra tỉnh phải tiến hành rà soát đội ngũ nhân sự hiện có, trên cơ sở đặc điểm nhiệm vụ từng ngành, từng huyện đề xuất lãnh đạo bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ theo hướng tăng số lượng cũng như về mặt chất lượng theo quan điểm trình bày trên, có như vậy mới đảm bảo yêu cầu đặt ra cho ngành Thanh tra tỉnh.