Từ khái niệm về cơ chế thanh tra, chúng ta cũng có thể thấy nội dung cơ chế thanh tra có nội hàm rất rộng và đa dạng, phức tạp. Nội dung cơ chế đó bao hàm cả hệ thống các văn bản pháp luật của nhà nước về thanh tra; nội dung cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức tác động, cùng các nguyên tắc hoạt động và mối quan hệ chặt chẽ của toàn bộ hệ thống tổ chức thanh tra nhằm thực hiện tốt mục đích thanh tra với cách tiếp cận vấn đề như trên, chúng ta có thể thấy nội dung thanh tra gồm các nội dung cơ bản sau:
Các văn bản này mang tính pháp lý quy định về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc và các mối quan hệ giữa Thanh tra với các cơ quan khác; xác định phương thức và quá trình vận hành, thực thi chức năng, nhiệm vụ của hoạt động Thanh tra phải nói rằng nếu không có các văn bản pháp quy, quy định của nhà nước về thanh tra không thể có hoạt động, thanh tra đúng và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội được.
Nếu có hệ thống các văn bản pháp quy đúng đắn, sẽ là cơ sở pháp lý để các tổ chức thanh tra tiến hành hoạt động thanh tra có hiệu quả cao và sẽ tác dụng kích thích, khuyến khích các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt các chính sách, luật pháp của nhà nước.
- Về các chủ thể tiến hành thanh tra:
Hiện nay theo quy định của pháp luật nhà nước quy định, thì việc xem xét đánh giá việc thực hiện pháp luật và việc áp dụng những biện pháp để chấn chỉnh, xử lý những hành vi vi phạm đó thuộc về các chủ thể có chức năng thanh tra, kiểm tra giám sát nhà nước (gồm có: Thanh tra hành chính, Thanh tra chuyên ngành) và các tổ chức khác có chức năng kiểm tra giám sát như : kiểm tra Đảng, Quốc hội, Hội đồng nhân dân, v.v… Các chủ thể thanh tra theo cấp hành chính gồm:
Về tổ chức: cơ quan thanh tra theo cấp hành chính gồm có Thanh tra Chính phủ; Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Thanh tra tỉnh); Thanh tra huyện, quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Thanh tra huyện).
Về tổ chức Thanh tra theo ngành và lĩnh vực gồm có Thanh tra bộ, cơ quan ngang Bộ (gọi chung là Thanh tra Bộ) Thanh tra Sở
Với tư cách là một hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước, hoạt động theo một thể chế pháp luật thống nhất, giữa các chủ thể tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát có những mối quan hệ ràng buộc, phối hợp khi thực thi chức năng nhiệm vụ của mình. Chẳng hạn mối quan hệ giữa Thanh tra hành chính với Thanh tra chuyên ngành, giữa Thanh tra nhà nước với kiểm tra Đảng trong việc xử lý những vi phạm về hành vi vi phạm pháp luật, về xử lý cán bộ theo cấp hành chính.giữa thanh tra tài chính với thanh tra nhà nước; giữa các bộ phận trong hệ thống tổ chức nội bộ từng loại thanh tra nhỏ mối quan hệ giữa thanh tra chính phủ với thanh tra tỉnh, thành phố thuộc trung ương, giữa thanh tra tỉnh với thanh thanh tra quận, huyện...
- Đối tượng thanh tra:
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra có trách nhiệm thực hiện yêu cầu, kiến nghị quyết định về thanh tra, có quyền giải trình về nội dung thanh tra, các quyền và trách nhiệm khác do pháp luật quy định và chịu trách nhiệm chính xác trung thực các thông tin do mình cung cấp.
- Về phương thức hoạt động thanh tra.
Phương thức hoạt động của Thanh tra nhà nước được quy định bởi tính chất mục tiêu của chủ thể tiến hành thanh tra trên nguyên tắc được pháp luật quy định về chức năng nhiệm vụ quyền hạn.
Các tổ chức Thanh tra nhà nước khi thanh tra thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ kế hoạch nhà nước của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu, kiến nghị, kết luận hoặc quyết định xử lý theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.