Đối với Thanh tra hành chính

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế thanh tra nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về kinh tế ở tỉnh Đồng Nai (Trang 40 - 41)

- Về tổ chức: Trực thuộc cơ quan hành chính cao nhất, người đứng đầu của cơ quan thanh tra, giám sát do Tổng thống hoặc Thủ tướng bổ nhiệm với sự phê chuẩn của Quốc hội; Thời hạn làm việc không quá 2 nhiệm kỳ (thông thường mỗi nhiệm kỳ là 4 năm). Về hệ thống tổ chức có nước tổ chức theo cấp hành chính hoặc tổ chức tập trung ở Trung ương có Văn phòng đại diện ở khu vực như ở Trung quốc Bộ giám sát hành chính được thành lập tại Trung ương trực thuộc Chính phủ, các cơ quan giám sát được thành lập ở địa phương thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp.

- Về chức năng nhiệm vụ: về tổ chức tuy mỗi nước có điểm khác nhau như về tên gọi, hệ thống tổ chức,v.v… nhưng chức năng, nhiệm vụ phần lớn là có nét giống nhau, đó là:

+ Giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước và công chức nhà nước.

+ Xem xét giải quyết khiếu nại tố cáo theo thẩm quyền.

+ Thanh tra về thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức nhà nước và các đối tượng khác được pháp luật quy định. Ngoài chức năng nhiệm vụ được quy định nêu trên cơ quan Thanh tra giám sát còn có những nhiệm vụ khác như: Ở Ai Cập cơ quan giám sát hành chính còn có quyền tiếp nhận điều tra, tố cáo về hành vi tham nhũng, được quyền điều tra khởi tố vụ án trong thực hiện Thanh tra, giám sát hành chính đều có chức năng chống tham nhũng.

Từ nghiên cứu Thanh tra hành chánh các nước Ai Cập, Hàn Quốc có thể một vấn đề mà chúng ta cần quan tâm đó là thể tính quyền lực tập trung không chia cắt và tính chuyên môn của lực lượng làm công tác Thanh tra.

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế thanh tra nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về kinh tế ở tỉnh Đồng Nai (Trang 40 - 41)