- Chi đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp 15.500 5.716 9.300 9
5. Thu hồi cho Nhà nước
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế của cơ chế thanh tra tỉnh Đồng Na
Bên cạnh những kết quả đạt được qua thực tiễn hoạt động của các cơ quan Thanh tra Nhà nước tỉnh Đồng Nai cho thấy về cơ chế thanh tra trong nền kinh tế thị trường còn có những hạn chế tồn tại sau:
- Một là, sự chồng chéo, trùng lập về phạm vi nội dung, đối tượng thanh tra do quy định của pháp luật đặt ra. Tồn tại này qua thực tiễn hoạt động thanh tra các doanh nghiệp của tỉnh Đồng Nai cho thấy trong 2 năm 2001 và năm 2002 trong 841 doanh doanh nghiệp được thanh tra kiểm tra thì có 298 doanh nghiệp có từ 2 đến 8 cơ quan nhà nước vào thanh tra kiểm tra. Có thể nói hoạt động thanh tra doanh nghiệp thường có sự trùng lập về nội dung, đối tượng thanh tra nhất, trong đó riêng lĩnh vực tài chính của các doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh có ít nhất là 8 cơ quan, tổ chức cấp tỉnh cũng có quyền thanh tra kiểm tra là: Thanh tra tỉnh, sở tài chính, sở chủ quản chuyên ngành..
Sở dĩ có sự chồng chéo trùng lập nói trên là vì mặc dù luật thanh tra quy định khá rõ ràng nhưng lại chưa có sự phân định cụ thể nên còn có sự chồng chéo về phạm vi đối tượng thanh tra. Cụ thể thanh tra tỉnh có quyền thanh tra các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền quản lý nhà nước của UBND tỉnh, thanh tra sở có quyền thanh tra theo thẩm quyền quản lý chuyên ngành thuộc mọi đối tượng. Như vậy phạm vi đối tượng thanh tra tỉnh bao trùm lên thanh tra sở. Trong khi đó thanh tra sở có quyền thanh tra tất cả các đối tượng quản lý chuyên ngành trong phạm vi toàn tỉnh.
- Hai là, chưa có cơ chế để bảo đảm cho kết luận, kiến nghị Thanh tra được chấp hành nghiêm túc, do đó những kết luận về hành vi vi phạm, các kiến nghị chấn chỉnh thu hồi tài sản cho Nhà nước, cho tổ chức chậm được
thực hiện, hoặc thực hiện không cao. Tồn tại này có từ Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 nhưng khi Luật Thanh tra năm 2004 được ban hành thì không điều chỉnh sửa đổi, biểu hiện:
+ Về thực hiện cơ chế song trùng lãnh đạo nhưng quyền hạn của Thanh tra Nhà nước cấp trên đối với Thanh tra cấp dưới thực chất mang tính hình thức bởi Luật quy định là hướng dẫn; trong khi đó Chủ tịch tỉnh với Chánh Thanh tra tỉnh, Chủ tịch huyện với Chánh Thanh tra huyện, Giám đốc Sở với Chánh Thanh tra Sở quan hệ này là lãnh đạo trực tiếp toàn diện từ tổ chức bộ máy, bổ nhiệm cán bộ, thực hiện chế độ, tiền lương...hoàn toàn do địa phương quyết định theo phân cấp, do đó gần như mọi hoạt động thực hiện nhiệm vụ của tổ chức Thanh tra Nhà nước phụ thuộc lãnh đạo cùng cấp đều này sẽ không tránh khỏi sự thiếu khách quan trong hoạt động thanh tra. Hoạt động thanh tra “Chỉ tuân theo pháp luật” có bị hạn chế do cơ chế “ăn cây nào rào cây nấy”.
+ Trong xử lý sau thanh tra thiếu biện pháp chế tài, do đó nhiều vụ việc quyết định có hiệu lực thi hành không được thực hiện hoặc cố tình trì hoãn kéo dài, các tổ chức Thanh tra Nhà nước không có biện pháp nào khác là kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết, nhưng quyền kiến nghị lại bị phụ thuộc nhiều vào quan điểm của lãnh đạo quản lý nhà nước cùng cấp. Thực tiễn chứng minh nơi nào hoạt động thanh tra được cấp uỷ, chính quyền ủng hộ thì nơi đó hoạt động “ có nhiều thuận lợi và ngược lại thì hoạt động thanh tra không ít những khó khăn”. Chính từ cơ chế xin cho này mà trong thực tiễn nhiều vụ việc qua thanh tra thu hồi không cao như từ năm 2000-2006 kiến nghị thu qua thanh tra là 314.342 triệu đồng nhưng chỉ thu được 203.318 triệu đồng. Đây là vấn đề bức xúc mà có thể nói quyền hạn chưa ngang tầm với nhiệm vụ được giao của các tổ chức Thanh tra Nhà nước.
dàn trải, mờ nhạt, mang tính vụ việc, trình tự thủ tục, phương thức tiến hành còn nhiều bất cập. Có thể dễ nhìn nhận nhất là hoạt động Thanh tra thường nặng về tìm kiếm, phát hiện và xử lý sai phạm xảy ra, chưa phát huy được vai trò phòng ngừa vi phạm, lại càng không thể hiện được vai trò phòng ngừa vi phạm pháp luật, càng không thể hiện được vai trò là công cụ dự báo, công cụ thẩm định đánh giá góp phần nâng cao vai trò, quản lý Nhà nước về kinh tế.
Hầu hết các cuộc thanh tra chỉ dừng lại xem xét, phát hiện kết luận và kiến nghị xử lý cá nhân vi phạm là chính còn vấn đề cốt lỏi của Thanh tra là tìm nguyên nhân về cơ chế, chính sách, qui định pháp luật thì tồn tại vi phạm đó do đâu. Do đó kết quả Thanh tra chưa đề xuất hoàn thiện chính sách một cách căn cơ nên chưa góp phần phòng ngừa vi phạm xảy ra.
Về trình tự thủ tục, phương thức tiến hành một cuộc thanh tra chưa thống nhất, chưa khoa học; chưa có sự phân biệt giữa phương thức tiến hành thanh tra của một cuộc thanh tra với một cuộc kiểm tra của các cơ quan chuyên môn nghiệp vụ, công tác kiểm tra nội bộ của Thủ trưởng.
- Ba là, công tác tập huấn, nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ công chức thanh tra và tuyên truyền phổ biến pháp luật trong nhân dân luôn là sự đòi hỏi bức thiết, đặc biệt trong điều kiện trình độ năng lực cán bộ còn hạn chế, sự hiểu biết pháp luật và trình độ dân trí còn thấp như hiện nay nhưng công tác này còn bị xem nhẹ chưa đầu tư đúng mức. Từ năm 2000- 2006, Thanh tra các cấp chỉ mở được 46 lớp tập huấn nghiệp vụ, 31 lớp tuyên truyền pháp luật song chất lượng nhìn chung chưa cao.
- Bốn là, trình độ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ về thanh tra còn nhiều bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra cho các tổ chức thanh tra, cho thanh tra viên trong tình hình kinh tế phát triển như hiện nay. Dẫn liệu bảng 2.3 cho thấy: trình độ Đại học chiếm 66%, qua đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra cơ bản chiếm 22,3% nghiệp vụ nâng cao chiếm 33,8% thanh tra viên chiếm 6,83% (tỷ lệ này so sánh với lực lượng cán bộ thanh tra viên hiện có của các tổ chức Thanh
tra Nhà nước tỉnh Đồng Nai). Do có hạn chế này mà phần lớn những kết luận thanh tra thường chú trọng tồn tại về kinh tế, chưa đánh giá toàn diện, chưa tìm ra được nguyên nhân sâu xa có phải là do cơ chế chính sách còn nhiều vấn đề không sát tình hình thực tế nên thiếu những kiến nghị sửa đổi bổ sung về chính sách, về chủ trương pháp luật của Nhà nước. Có thể nói kiến nghị của thanh tra một mặt thiếu chế tài để buột đối tượng thanh tra thực hiện, nhưng mặt khác qua kết luận chưa đánh giá hết mặt khách quan từ cơ chế chính sách chưa phù hợp thực tiễn “nên khẩu phục nhưng tâm không phục”. Cái Phải cần của thanh tra phải là “tâm phục khẩu phục”. Để thực hiện được vấn đề này đòi hỏi người thanh tra viên phải có trình độ chuyên môn nghiệp cao, có kiến thức rộng, am hiểu pháp luật, cũng như kinh nghiệm sâu sắc, biết ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật đồng thời phải có cái tâm trong sáng, v.v…
Chính từ thực tiễn này mặc dù những năm qua hoạt động Thanh tra tỉnh Đồng Nai đã cố gắng thực hiện 4.217 cuộc thanh tra phát hiện sai phạm 347.835 triệu đồng, giải quyết hơn 10.093 đơn thư khiếu nại, tố cáo (hoạt động thanh tra từ năm 2000- 2006) góp phần ổn định tình hình địa phương nhưng cũng phải nhìn nhận thực tế là hoạt động thanh tra mới tập trung vào các vụ việc, chưa thực hiện việc chấp hành chủ trương, chánh sách của các cơ quan Nhà nước, của các tổ chức cá nhân, cũng như thanh tra việc thực hiện chính sách, công vụ của viên chức nhà nước nhằm thực hiện biện pháp phòng ngừa ngăn chặn.
- Trong công tác giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân, các tổ chức cơ quan Thanh tra Nhà nước tỉnh Đồng Nai có nhiều cố gắng thực hiện do đó tỷ lệ giải quyết đơn hàng năm trung bình đạt hơn 80%.
Tuy nhiên, thực trạng cho thấy, đơn giải quyết không dừng mà thường là giải quyết lần đầu sẽ tiếp khiếu thường xuyên xảy ra.Theo quy định của Luật khiếu nại tố cáo, quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng có hiệu lực thi
hành. Trong thực tế nhiều trường hợp Ủy ban nhân dân tỉnh có quyết định cuối cùng nhưng có đơn tiếp khiếu lên trên, các cơ quan có nhận đơn lại chuyển về cho địa phương xem xét lại nhưng không xác định là có tình tiết mới, có dấu hiệu vi phạm pháp luật, đôi khi có nặng về quan điểm giải quyết đơn là ổn định về mặt xã hội làm cho vụ việc kéo dài không những không được ổn định mà phức tạp hơn, cũng làm khó khăn xử lý của địa phương.
+ Trong công tác giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân đặc biệt là việc thực hiện Luật khiếu nại tố cao của công dân với Luật chuyên ngành như Luật đất đai tuy có quy định tuy nhiên cũng chưa đầy đủ, kịp thời do đó trong vận dụng điều chỉnh thi hành Luật còn theo nhận thức chủ quan thiếu chuẩn mực cụ thể có nơi do Tòa án giải quyết.
+ Giá cả đền bù, chính sách bổ trợ tái định cư, hoán đổi đất sản xuất nông nghiệp khi nhà nước thu hồi đất đây là vấn đề bức xúc hiện nay. Mặc dù thời gian qua cấp uỷ, chính quyền bằng nhiều biện pháp tháo gỡ giải quyết, có ổn định tình hình song khiếu kiện không dừng mà có xu thế tăng. Hiện nay có xu hướng có dự án đầu tư có thu hồi đất là có khiếu kiện có giải quyết lần dầu, tất yếu có giải quyết lần 2 và sẽ không đúng nếu chưa đáp ứng nguyện vọng giá cả, tái định cư, hoán đổi đất.
Thật tình mà nói trong lĩnh vực này qua giải quyết của các tổ chức Thanh tra Nhà nước là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật, cũng như việc thực hiện chính sách đền bù của các đối tượng bị khiếu nại phần lớn là đúng. Vấn đề còn lại vì sao có khiếu kiện là giá cả chưa hợp lý với thực tế: chính sách giá đền bù, tái định cư, hoán đổi đất mà Luật quy định chưa xác trong thực tế thậm chí có những vấn đề Luật quy định trên thực tế cơ quan Nhà nước chậm thực hiện như thoả thuận với nhà đầu tư về giá đền bù giá cả không hợp lý nên Nhà nước có điều kiện đền bù nhưng Luật không quy định. Đây là khó
khăn vướng mắc cũng làm cho việc thực hiện giải quyết khiếu nại ở lĩnh vực này giải quyết không dứt điểm.
Những tồn tại, hạn chế nói trên theo chúng tôi không chỉ có các tổ chức Thanh tra Nhà nước Đồng Nai mà có tồn tại chung của ngành Thanh tra Việt Nam.