Về chính sách đãi ngộ tiền lương đối với cán bộ trong ngành Thanh tra.

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế thanh tra nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về kinh tế ở tỉnh Đồng Nai (Trang 86 - 91)

Có chính sách đãi ngộ tiền lương tốt sẽ là động lực để làm cho người ta nâng cao vai trò trách nhiệm của mình đối với công việc và ngược lại.

Chế độ tiền lương và phụ cấp theo qui định hiện nay có thể nối được thực hiện có nhiều tiến bộ, từng bước xoá bỏ chế độ bình quân chủ nghĩa, tuy nhiên thực tình mà nói lương vẫn còn danh nghĩa, mới đáp ứng được cái ăn, cái mặc một cách bình thường còn những cái khác như nuôi sống gia đình, ăn học, giải trí, v.v… thì lương chưa đáp ứng được. Sự bất cập này là những khó khăn cho đời sống cán bộ công chức nhà nước trong đó cán bộ công chức của ngành thanh tra.

Theo tác giả về chế độ tiền lương cho ngành thanh tra hiện nay phải hết sức quan tâm đặc biệt tương ứng như ngành Toà án, Kiểm sát bởi vì hoạt động của cán bộ ngành thanh tra đặc biệt là thanh tra viên rất phức tạp, là lao động trí tuệ cường độ cao, đòi hỏi nhanh nhạy, linh hoạt sáng tạo, phải vận dụng tổng hợp kiến thức của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực; đối tượng thanh tra nhiều thành phần trong xã hội trong đó có cả những người có chức có quyền; việc làm của người cán bộ, thanh tra viên phải bảo vệ lợi ích của Nhà nước bảo vệ quyền lợi chính đáng của tổ chức cá nhân và họ phải chịu trách nhiệm những kiến nghị, kết luận của mình, v.v...Chính vì vậy, chế độ tiền lương của họ phải được đãi ngộ một cách thoả đáng vừa để họ yên tâm công tác, đồng

thời cũng để thu hút nhân tài cho ngành thanh tra.

Vì vậy trong đổi mới cơ chế thanh tra trong đó về chế độ tiền lương của ngành thanh tra chúng tôi thấy cần quan tâm thực hiện:

+ Về chính sách tiền lương:

Trong lúc chưa đủ điều kiện thực hiện cải cách chế độ tiên lương một cách triệt để tạo lộ trình của Chính phủ đề nghị Nhà nước xem xét điều chỉnh hệ số lương, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp chức vụ theo hướng ngang bằng với ngành kiểm sát.

+ Nên thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm, cấp trang phục cho những cán bộ hoạt động trong ngành thanh tra. Hiện nay trong ngành thanh tra đang có sự phân biệt đối xử này: Thanh tra viên thì được nhưng những cán bộ hoạt động trong ngành Thanh tra không phải là thanh tra viên, (trong đó có cả cán bộ quản lý) thì không được phụ cấp trách nhiệm, cấp trang phục.

+ Đề nghị có thực hiện phụ cấp thâm niên cho ngành thanh tra đây cũng là một cách có quan tâm đến những cán bộ công tác gắn bó với ngành thanh tra.

+ Cho thực hiện một phần từ nguồn quỹ hỗ trợ hoạt động của thanh tra để chi cho khen thưởng. Nguồn này theo quy định cho thanh tra được trích để lại từ 20- 30% nhưng chủ yếu là dùng để bù đắp bổ sung chi phí hoạt động của cơ quan là chính như mua sắm trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho thanh tra, không có quy định cho chi khen thưởng.

3.2.2.2. Giải pháp đổi mới hệ thống tổ chức hoạt động thanh tra

Hiện nay theo Luật Thanh tra năm 2004 hệ thống Thanh tra Nhà nước được tổ chức theo cấp hành chính gồm có Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện và Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở. Các tổ chức thanh tra

này đều là Thanh tra Nhà nước. Các cơ quan Thanh tra Nhà nước các cấp chịu sự lãnh đạo chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp đồng thời chịu sự chỉ đạo hướng dẫn về nghiệp vụ, về công tác và tổ chức của Thanh tra Nhà nước cấp trên. Như Thanh tra tỉnh Đồng Nai chẳng hạn, đây là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, chịu sự chỉ đạo trực tiếp toàn diện về tổ chức, bộ máy, về chế độ tiền lương, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ về hoạt động công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, v.v...Lãnh đạo của Thanh tra Chính phủ thực chất là hướng dẫn về công tác, tổ chức cán bộ hướng dẫn nghiệp vụ.

Quy định về hệ thống tổ chức của các Thanh tra Nhà nước cấp tỉnh như hiện nay về nguyên tắc là có phù hợp với Hiến pháp, với Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. Việc hình thành hệ thống tổ chức thanh tra như hiện nay mặt nào đó có khắc phục những hạn chế của pháp lệnh Thanh tra năm 1990.

Tuy nhiên trên thực tế những hạn chế, những tồn tại mà phần trên có trình bày đã làm hạn chế đến hoạt động thanh tra do đó vấn đề đổi mới cơ chế thanh tra trong đó về tổ chức bộ máy hoạt động thanh tra về mối quan hệ của thanh tra các cấp với Thủ trưởng Thanh tra cấp trên, thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp cần được xem xét nghiên cứu theo nguyên tắc sự chỉ đạo điều hành trong tổ chức thanh tra phải tập trung thống nhất, bảo đảm độc lập, hiệu lực hiệu quả do đó:

- Sát nhập Thanh tra Nhà nước tỉnh tổ chức Kiểm tra Đảng tỉnh thành một tổ chức có chức năng Thanh tra hành chính và Kiểm tra Đảng. Nhiệm vụ Thanh tra hành chính Đảng thực hiện theo Luật Thanh tra hiện hành chức năng Kiểm tra Đảng thực hiện nhiệm vụ công tác Kiểm tra Đảng như Điều lệ Đảng hiện nay.

chức nguyên tắc theo hệ thống dọc gồm có cơ quan Thanh tra hành chính và Kiểm tra ở Trung ương, Thanh tra tỉnh, Thanh tra Bộ, Thanh tra Huyện và Thanh tra Sở.Theo hệ thống này Thanh tra tỉnh, Huyện, Thanh tra Bộ ngành,Thanh tra Sở không phải là cơ quan chuyên môn của Uỷ Ban nhân dân tỉnh, của Bộ, của Giám đốc Sở cũng như của Uỷ ban nhân dân Huyện mà là các đơn vị thanh tra của cơ quan Thanh tra hành chính và Kiểm tra Đảng đặt tại địa phương tại Bộ, cụ thể:

+ Thanh tra tỉnh trực thuộc Thanh tra Trung ương. + Thanh tra Huyện trực thuộc Thanh tra tỉnh. + Thanh tra Bộ trực thuộc Thanh tra Trung ương. + Thanh tra Sở trực thuộc Thanh tra Bộ.

Về mối quan hệ các tổ chức thanh tra chịu sự lãnh đạo toàn diện về tổ chức bộ máy chế độ, chính sách tiền lương của thanh tra cấp trên đồng thời chịu sự quản lý của cấp uỷ, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước các cấp trong công tác thanh tra giải quyết đơn tố cáo theo quy định của pháp luật.

Về đổi mới hệ thống tổ chức bộ máy, theo hướng này sẽ tạo cơ chế thống nhất tập thể lãnh đạo, khắc phục nhược điểm của cơ chế : “vừa đá bóng vừa thổi còi” cũng như khắc phục sự chồng chéo trong hoạt động Thanh tra Nhà nước, Kiểm tra Đảng chồng chéo hoạt động Thanh tra hành chính với hoạt động thanh tra chuyên ngành. Mô hình này phù hợp cơ chế cải cách nền hành chính với bộ máy tinh gọn theo cơ chế thống nhất một chỉ huy người đứng đầu Đảng, đồng thời cũng là đứng đầu về mặt Nhà nước.Việc thống nhất tổ chức thanh tra và Kiểm tra Đảng là một tổ chức hiện nay một số nước đã thực hiện có hiệu quả như Trung Quốc, Lào.

- Đổi mới cơ chế thanh tra bảo đảm năng lực hiệu quả cơ chế hoạt động thanh tra.

động kiểm tra khác của các cơ quan có chức năng cũng điều nhằm vào mục đích của việc bảo đảm chấp hành đường lối chủ trương chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, chấp hành sự chỉ đạo điều hành của cấp uỷ, lãnh đạo của nhà nước địa phương, cũng như tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích, quyền lợi của tổ chức, cá nhân. Tuy vậy thực trạng trong hoạt động thanh tra kinh tế xã hội, trong giải quyết khiếu nại tố cáo còn nhiều vấn đề bất cập giữa chức năng, nhiệm vụ thì rộng lớn nhưng quyền hành thì chưa tương xứng, đây là một trong những nguyên nhân làm cho hoạt động thanh tra hiệu lực không cao. Do đó, vấn đề bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra, vấn đề thẩm quyền cần phải được xác lập tương ứng ngang tầm với quyền hạn. Hãy cho thanh tra Nhà nước một cơ chế thực quyền bởi lẽ không đủ thẩm quyền thì không thể nói gì đến hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra.

Theo quy định của Luật hiện hành thì quyền của thanh tra không có quyền gì khác hơn là quyền kiến nghị. Do đó để bảo đảm cho hoạt động thanh tra được có hiệu quả theo chúng tôi ngoài những quyền của Luật quy định nên tăng thẩm quyền cho thanh tra các cấp.

Đi đôi với tăng quyền của tổ chức thanh tra đối với thanh tra viên khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra được giao nhiệm vụ là Trưởng đoàn thanh tra theo chúng tôi đề nghị nên được quyền kết luận và chịu trách nhiệm trước kết luận và những kiến nghị của mình.

3.2.3. Nhóm giải pháp tăng cường công tác Thanh tra kinh tế- xãhội, nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về thanh tra hội, nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về thanh tra

3.2.3.1. Đẩy mạnh công tác thanh tra hành chính của các cơ quanThanh tra tỉnh, Sở, Ngành ở cấp Thanh tra tỉnh, Sở, Ngành ở cấp

Hiện nay, để thực hiện công tác thanh tra kinh tế- xã hội được thực hiện chủ yếu từ Thanh tra tỉnh, ở cấp huyện có Thanh tra huyện. Do vậy, chỉ với các cơ quan này thiếu không thể đảm nhận toàn bộ công tác thanh tra kinh tế - xã hội một cách đầy đủ, có hiệu quả. Trong khi đó, thanh tra

các sở, ngành hiện nay chỉ thực hiện các cuộc thanh tra chuyên ngành mà ít quan tâm đến các cuộc thanh tra hành chính theo thẩm quyền. Do vậy, Thanh tra tỉnh phải chủ trì chỉ đạo cho thanh tra các sở, ban, ngành phải tăng cường thanh tra hành chính đặc biệt về lĩnh vực thu chi ngân sách theo thẩm quyền. Hằng năm, trên có sở đặc điểm, thẩm quyền của từng sở, ban, ngành, các huyện, Thanh tra tỉnh phải giao kế hoạch thanh tra hành chính cho thanh tra các sở, ngành và các huyện một cách cụ thể. đặc biệt là công tác thanh tra chi ngân sách. Định kỳ hàng quý, Thanh tra tỉnh tiến hành họp giao ban để theo dõi tiến độ, đôn đốc, cũng như hỗ trợ cho thanh tra sở, ngành, các huyện hoàn thành các cuộc thanh tra theo kế hoạch, hoặc giải quyết các vướng mắc phát sinh.

3.2.3.2. Tăng cường chức năng quản lý Nhà nước về công tác thanh tra

Quản lý Nhà nước về công tác thanh tra kinh tế- xã hội, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng, kiểm tra việc thực hiện các quy định về Thanh tra, hiện vay công tác này có nhiều tồn tại ảnh hưởng hiệu quả thanh tra, do vậy Thanh tra tỉnh, thanh tra huyện, thanh tra sở hàng năm có chương trình cụ thể về:

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế thanh tra nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về kinh tế ở tỉnh Đồng Nai (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w