Sự cần thiết khách quan của việc đổi mới cơ chế thanh tra

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế thanh tra nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về kinh tế ở tỉnh Đồng Nai (Trang 25 - 27)

Trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như của tỉnh Đồng Nai, đặc biệt là khi quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì cơ chế thanh tra đứng trước yêu cầu bức bách phải đổi mới, do những yêu cầu sau:

Một là, do yêu cầu đổi mới phát triển nhanh của các ngành kinh tế theo cơ chế thị trường.

những năm gần đây, các tổ chức kinh tế - xã hội không ngừng ra đời phát triển mạnh. Mọi chủ thể kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế cùng tham gia, cùng tồn tại, phát triển. Điều này đã tạo ra sự năng động của nên kinh tế. Song các chủ thể kinh tế hoạt động trong nền kinh tế thị trường luôn vận động theo cơ chế thị trường. Do đó ngoài những mặt tích cực rất lớn đó là kích thích sự năng động các chủ thể kinh tế kích thích cải tiến kỹ thuật, thúc đẩy sản xuất phát triển kinh doanh có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, thúc đẩy kinh tế phát triển, đảm bảo tính hiệu lực của quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường, thì sự phát triển các chủ thể kinh tế của các thành phần kinh tế theo cơ chế thị trường cũng nảy sinh ngày càng nhiều những mặt khuyết tật, thậm chí là tiêu cực như cạnh tranh không lành mạnh, chiếm dụng vốn của nhau, trốn lậu thuế, làm hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, khai thác kiệt quệ tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường sinh thái, vi phạm pháp luật và các chính sách của nhà nước... vì vậy phải đổi mới cơ chế thanh tra để phòng ngừa, răn đe và xử lý các vi phạm của các tổ chức, cá nhân gây ra những hậu quả đó, nhằm thúc đẩy kinh tế tiếp tục hoạt động, phát triển ổn định, có hiệu quả, thực hiện công bằng xã hội.

Hai là, do yêu cầu đòi hỏi của công cuộc phòng chống tham nhũng ngày càng cao.

Tham nhũng ở nước ta ngày càng trầm trọng và đã trở thành quốc nạn, vì vậy cuộc chiến chống tham nhũng ngày càng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Muốn chống tham nhũng có hiệu quả, thì cơ chế thanh tra cũ không còn phù hợp, phải tăng cường hoạt động thanh tra. Để hoạt động thanh tra có hiệu quả thì vấn đề cơ bản là phải đổi mới cơ chế thanh tra, có vậy mới đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của cuộc chiến chống tham nhũng khi mà các hành vi tham nhũng, của các đối tượng tham nhũng ngày càng tinh vi và ngày càng

đi vào chiều sâu. Tất nhiên, chính sách đổi mới cơ chế thanh tra đòi hỏi phải nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức của cả đội ngũ lãnh đạo và cán bộ thanh tra. Bởi lẻ các đối tượng tham nhũng thường tìm những kẻ hở của pháp luật, của cơ chế chính sách để tranh thủ đem lợi ích kinh tế về cho chính mình, làm thiệt hại của cải, tài sản của nhà nước, của nhân dân.

Ba là, do yêu cầu đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế ngày càng phát triển. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta ngày càng phát triển các nhà kinh doanh nhiều tổ chức kinh tế quốc hoạt động kinh doanh ở nước ta, bởi vậy thành phần kinh tế tư bản nhà nước và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không ngừng phát triển. Vấn đề này đặt ra là phải có cơ chế thanh tra thích hợp để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Cụ thể là phải có những văn bản pháp quy mới trong lĩnh vực thanh tra. Làm sao huy động tốt nhất mọi nguồn lực trong và ngoài nước và phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời ngăn ngừa, hạn chế cao nhất những vấn đề thúc đẩy kinh tế tiếp tục phát triển ổn định đạt hiệu quả cao góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về kinh tế.

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế thanh tra nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về kinh tế ở tỉnh Đồng Nai (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w