Xây dựng chuẩn mực về công tác thanh tra

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế thanh tra nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về kinh tế ở tỉnh Đồng Nai (Trang 94 - 95)

- Thực hiện tuyên truyền phổ biến sâu rộng về các quy định của Luật Thanh tra, Luật phòng chống tham nhũng, Luật Khiếu nại tố cáo và các Văn

3.2.4.2.Xây dựng chuẩn mực về công tác thanh tra

Trong thực hiện nghiệp vụ công tác hiện nay, từng thanh tra viên thực hiện nghiệp vụ theo cách nhìn nhận định, suy nghĩ và đưa ra phương pháp thanh tra cho từng loại đối tượng. Do đó, để đánh giá hiệu quả của một cuộc thanh tra là rất khó. Hiện tại chưa có một quy định chung nhất về cách thức tiến hành thanh tra cho các loại nghiệp vụ thanh tra. Do vậy, để đảm bảo một cuộc thanh tra có hiệu quả, đồng thời để đánh giá công việc của thanh tra viên đã làm thì cần phải có một chuẩn mực chung về công tác thanh tra, trong đó hướng dẫn cụ thể thanh tra viên xử lý những tình huống phát sinh trong quá trình thanh tra cũng như hướng dẫn các bước, trình tự và công việc cụ thể mà thanh tra viên phải làm khi tiến hành thanh tra một khoản mục nào đó.

Việc xây dựng chuẩn mực thanh tra phải được thực hiện quy định chung của Luật Thanh tra về nội dung hoạt động thanh tra, quy chế hoạt động thanh tra. Từ đó Thanh tra tỉnh quy định cụ thể cho toàn ngành Thanh tra Đồng Nai. Khi xây dựng được chuẩn mực thanh tra, thì sẽ nâng cao vai trò của người làm công tác thanh tra, nếu như quá trình thực hiện các cuộc thanh tra mà người thanh tra viên không làm đúng và đủ các bước, công việc như theo chuẩn mực quy định thì sau này nếu có những sai phạm phát sinh mà qua thanh tra không phát hiện được thì việc xử lý trách nhiệm của người thanh tra viên được thuận lợi dễ dàng. Thực tế hiện nay có những trường hợp qua thanh tra không phát hiện ra được những sai phạm, nhưng một thời gian sau, sai phạm bị phát hiện ra. Lúc này, vì không có chuẩn mực chung để xem xét thanh tra viên đã làm hết trách nhiệm chưa, có khách quan không trong quá

trình thực hiện nhiệm vụ. Do đó việc xử lý gặp khó khăn. Khi có được chuẩn mực chung thì thanh tra viên phải thực hiện hết trách nhiệm của mình, tuân thủ đúng những bước, công việc, trình tự mà chuẩn mực đã quy định. Có được như vậy thì hiệu qua công tác thanh tra mới được nâng lên.

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế thanh tra nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về kinh tế ở tỉnh Đồng Nai (Trang 94 - 95)