Mục tiêu đổi mới cơ chế thanh tra tỉnh Đồng Na

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế thanh tra nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về kinh tế ở tỉnh Đồng Nai (Trang 77 - 79)

- Trong hoạt động thanh tra trên các mặt Thanh tra kinh tế xã hội, thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo, thanh tra quản lý Nhà nước về chấp hành quy

3.1.3.1. Mục tiêu đổi mới cơ chế thanh tra tỉnh Đồng Na

Quá trình đổi mới cơ chế Thanh tra nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, cần bám sát vào quan điểm yêu cầu đổi mới toàn diện đất nước hướng theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xác định lộ trình bước đi thích hợp theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X về hoàn thiện nhà nước pháp quyền, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan hành pháp, tư pháp và lập pháp. Tăng cường chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy công tác kiểm tra, cũng như nâng cao hiệu lực của hệ thống thanh tra các cấp.

Từ quan điểm chung của xây dựng nhà nước pháp quyền theo đó mục tiêu đổi mới cơ chế thanh tra từ nay đến năm 2010 cần thực hiện:

- Thứ nhất, phải tạo được môi trường khuôn khổ pháp lý như các chủ trương, chính sách pháp luật để làm cơ sở cho thực hiện đổi mới cơ chế thanh

tra, như đổi mới hệ thống tổ chức, v.v… quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn của tổ chức thanh tra, của thanh tra viên theo hướng tăng thẩm quyền, thực hiện cơ chế hoạt động thanh tra độc lập chỉ tuân theo pháp luật...

- Thứ hai, về mục tiêu đổi mới:

Thống nhất tổ chức thanh tra nhà nước và các cơ quan kiểm tra Đảng thành một tổ chức theo hướng quyền lực lãnh đạo của tổ chức thanh tra tập trung thống nhất, tổ chức theo hệ thống dọc từ Trung ương đến cơ sở.

-Thứ ba, về lộ trình đổi mới từ nay đến năm 2010:

Trong 2 năm đầu của quá trình đổi mới thực hiện việc nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật như sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ những văn bản pháp luật có liên quan tạo tiền đề cho việc thực hiện xác lập hệ thống tổ chức thanh tra theo hướng đề xuất trình bày ở phần trên trong chương 3 về đổi mới tổ chức thanh tra Nhà nước.

+ Sửa đổi Luật Thanh tra, các văn bản pháp luật khác có liên quan đến hoạt động thanh tra như đổi mới hệ thống tổ chức thanh tra, tăng thẩm quyền cho tổ chức thanh tra, cho thanh tra viên đồng thời soát xét kiện toàn đội ngũ thanh tra viên hiện có theo hướng đảm bảo số lượng và chất lượng, những cán bộ không đạt yêu cầu về tiêu chuẩn quy định đối với thanh tra viên cũng như năng lực thực tế thì thực hiện biện pháp đào tạo lại hoặc thực hiện chính sách chế độ cho chuyển ngành hoặc thực hiện chế độ hưu trước tuổi. Kiên quyết đến năm 2010 lực lượng cán bộ đang công tác trong ngành thanh tra phải đạt yêu cầu về chuẩn hoá cán bộ theo quy định.

Lộ trình thực hiện, giai đoạn 1 từ năm 2007-2009 đây là giai đoạn hoàn thiện về mặt pháp lý cho thực hiện cơ chế đổi mới hoạt động thanh tra ở giai đoạn ngoài việc nghiên cứu xây dựng hoàn thiện tiền đề pháp lý trong đó có thực hiện một bước quan việc tăng thẩm quyền cho tổ chức thanh tra, cho

thanh tra viên đồng thời có chính sách đào tạo, đào tạo lại nhằm kiện toàn đội ngũ.

Cán bộ thanh tra viên cũng như thực hiện đổi mới chế độ tiền lương cho lực lượng cán bộ thanh tra viên được xem là một ngành nghề đặc biệt do đó có chế độ quan tâm đặc biệt.

Giai đoạn 2 thực hiện hoàn thiện đổi mới tổ chức thanh tra theo hướng đổi mới đưa ra của đề tài nghiên cứu được nêu ở phần trình bày ở mục 3.2.2 của tiết 3.2 về những giải pháp đổi mới cơ chế thanh tra. Giai đoạn này được thực hiện trong năm 2010.

Việc hoàn thiện đổi mới tổ chức thanh tra nếu chưa đủ điều kiện để thống nhất tổ chức Kiểm tra Đảng và Thanh tra Nhà nước là một tổ chức vì chưa đủ thời gian để thực hiện, trước mắt duy trì hệ thống tổ chức bộ máy Thanh tra Nhà nước hiện nay.

Về hệ thống tổ chức có thực hiện như trình bày ở điểm 3.3.1 chương này được trình bày trên.

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế thanh tra nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về kinh tế ở tỉnh Đồng Nai (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w