8. Dự kiến cấu trúc luận văn
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý xã hội hóa giáo dục mầm non trên thế giới
Quản lý XHH GDMN thực chất là nhà quản lý dùng các cách tác động khác nhau của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm huy động mọi nguồn lực tập trung thực hiện XHH GDNM đạt đƣợc mục tiêu XHH GDMN đề ra.
Để chất lƣợng giáo dục bậc học mầm non đạt hiệu quả cao cần có công tác quản lý chặt chẽ, cần phối kết hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng và toàn thể cộng đồng. Kinh nghiệm quản lý XHH GDMN tại một số nƣớc khu vực châu Á, việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng diễn ra nhiều hình thức hoạt động làm phong phú, đa dạng cho bức tranh chung của hoạt động XHH sự nghiệp GDMN trên thế giới. Ở Trung Quốc, giáo dục trẻ từ 3 đến 6 tuổi đƣợc coi là một bộ phận giáo dục XHCN. Tháng 2 năm 1999, Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn “Kế hoạch hành động hƣớng đến thế kỷ 21” nhằm thực hiện cải cách và phát triển giáo dục, trong đó có loại hình và chƣơng trình đƣợc phát triển phong phú đa dạng nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội nhƣ nhà trẻ trƣờng mẫu giáo. Theo đó, Ủy ban giáo dục Quốc gia đã yêu cầu Bộ và các vụ giáo dục tăng cƣờng quản lý giáo dục đối với bậc học mầm non.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bộ và các vụ y tế đảm nhiệm trách nhiệm về chăm sóc sức khỏe. Kinh phí đầu tƣ cho giáo dục mầm non, nhà trẻ và mẫu giáo là sự đầu tƣ từ các cơ quan nhà nƣớc, các danh nghiệp các xí nghiệp, đoàn thể và cá nhân. Trung Quốc, Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục mầm non, Chính Phủ sẽ đầu tư cho giáo dục mầm non tiếp cận với nền giáo dục“cơ bản” và “chất lượng”ngoài đầu tư cơ sở hạ tầng, sẽ nâng lương cho giáo viên mầm non [55]. Việc quản lý có sự khác nhau về mọi loại hình tổ chức: Vụ GD địa phƣơng quản lý nhà trẻ và hƣớng dẫn thống nhất cho cả nhà trẻ và trƣờng mẫu giáo, đây còn gọi là các vụ chính quy do Nhà nƣớc quản lý. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc còn tổ chức hình thức GD không chính quy gắn với gia đình, hình thức nhà trẻ mẫu giáo do cha mẹ tự nguyện làm. Mọi hoạt động của tổ chức này do Hội phụ nữ đứng ra hƣớng dẫn, quản lý. Với đa dạng các hình thức chăm sóc trẻ nêu trên đã huy động sức đóng góp lớn của xã hội, của cộng đồng, từng cá nhân…cho sự nghiệp giáo dục mầm non. Từ việc quản lý đến sự huy động nguồn lực cho hoạt động chăm sóc trẻ ở mọi nơi đã phát huy toàn diện sức mạnh chung của toàn xã hội vì sự nghiệp giáo dục mầm non của nƣớc này.
Ở Malaysia đƣa ra 7 giải pháp nhằm tăng cƣờng số lƣợng trẻ đến trƣờng và nâng cao chất lƣợng giáo dục: Thành lập một Hội đồng Quốc gia để giám sát hoạt động của tất cả các trƣờng; Phổ biến chuẩn giáo dục mầm non mới; Đƣợc Chính phủ hỗ trợ công bằng đối với tất cả các trẻ; Tăng số lƣợng và chất lƣợng đào tạo giáo viên; Tăng cƣờng số lƣợng, chất lƣợng lớp mầm non cho trẻ 4 tuổi (10.000) lớp; Tăng cƣờng phối hợp giữa trƣờng công và trƣờng tƣ, tăng cƣờng số lƣợng, cung cấp đào tạo miễn phí cho giáo viên, cán bộ quản lý trƣờng tƣ thục; Phát triển hệ thống thông tin học Quốc gia, đƣa tin học vào các điểm trƣờng, nhân sự của trƣờng đảm bảo chất lƣợng giáo dục mầm non. Nhà nƣớc đầu tƣ trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, học liệu, các lớp mẫu giáo đầu năm trong trƣờng phát triển, ngân sách chi cho giáo dục Malaysia đứng thứ 2 sau giáo dục quốc phòng. Malaysia đã tập
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chung chú trọng đến công tác chất lƣợng và nâng cao năng lực giáo viên quan tâm đầu tƣ đầy đủ cơ sở vật chất tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục phát triển [56].
Philippines giáo dục mầm non do Bộ giáo dục quản lý, tập trung chuẩn bị một nền tảng cho học sinh bƣớc vào lớp 1. Phấn đấu 100% trẻ 5 tuổi đến trƣờng, có chƣơng trình khung triển khai trên địa bàn mình quản lý, môi trƣờng giáo dục thuận tiện đầy đủ các hoạt động, các góc. Tập trung vào nhận biết chữ cái, các từ đơn giản quen thuộc, tính toán trong phạm vi 20 [66]. Philippines tập trung vào nâng cao chất lƣợng và tạo môi trƣờng hoạt động đa dạng cho trẻ mầm non. Hình thành cho trẻ có đầy đủ tri thức bƣớc vào bậc học tiểu học.
Giáo dục Newzealand giúp trẻ tự tin vào bản thân, khỏe mạnh về thể chất, tâm hồn, có khả năng giao tiếp và tôn trọng tri thức, chú ý xây dựng các chƣơng trình giáo dục riêng, có những sự thay đổi phù hợp với nhu cầu của từng cộng đồng ngƣời, thực hiện nguyên tắc thúc đẩy học sinh học tập và phát triển toàn diện [57]. Newzealand giáo dục trẻ mẫu giáo tự khẳng định mình, biết giao tiếp, mở rộng quan hệ cộng đồng và xã hội, có đầy đủ tri thức, biết cách ứng xử, biết các quy tắc chuẩn mực đạo đức, có đầy đủ tri thức, khỏe mạnh.
Ở Thái Lan, từ thời vua Rama V, Chính phủ đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng giáo dục trẻ mầm non. Năm 1898, chƣơng trình giáo dục Quốc gia đã đƣa ra yêu cầu mở lớp tiểu học và mẫu giáo. Năm 1986, Chính phủ đã phê duyệt đề án “Mẫu giáo ở nông thôn’’ để đáp ứng nhu cầu giáo dục trẻ từ 3 đến 5 tuổi. Từ đó đến nay, chính sách phát triển giáo dục đều có đƣa ra chính sách giáo dục chăm sóc trẻ em. Về kinh phí, nguồn kinh phí đầu tƣ từ nguồn Chính phủ chỉ tập trung ở những trƣờng mẫu giáo công lập xây dựng chủ yếu ở các đô thị. Nguồn kinh phí này chi cho xây dựng nhà cửa, trang thiết bị giảng dạy, lƣơng giáo viên và học phí khác. Còn các loại hình khác đối với giáo dục trƣớc tiểu học chủ yếu là do các tổ chức, cá nhân chịu chi phí. Ở những năm 1984 nguồn chi phí cho giáo dục trƣớc tiểu học, tƣ nhân đóng góp đến khoảng 71%, Chính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phủ chỉ hỗ trợ một phần ít ỏi. Ở các trƣờng mẫu giáo tƣ thục, cha mẹ học sinh chi trả hoàn toàn các chi phí và học phí của trẻ.
Nhìn chung, trong lĩnh vực GDMN ở các nƣớc, qua phân tích trên đã cho thấy vai trò chủ động đầu tƣ, quản lý của XH, của cộng đồng giữ một vị trí rất quan trọng trong việc phát triển lĩnh vực này. Cộng đồng có thể tham gia thực hiện tốt lĩnh vực phát triển GDMN, trong đó có vai trò chủ đạo của nhà nƣớc. Với phƣơng thức làm giáo dục của cộng đồng với bậc học này đã thấy rõ vai trò XHH sự nghiệp GDMN là một điều tất yếu, là một xu thế chung của toàn cầu. Tất nhiên, ở mỗi một quốc gia đều có sự khác nhau về mục đích, tính chất, mức độ làm giáo dục của từng nền giáo dục ở mỗi nƣớc. Song mục tiêu cuối cùng của hoạt động này cũng nhằm chăm lo cho sự nghiệp trồng ngƣời nói chung, sự phát triển của trẻ em nói riêng. Đây là một giải pháp tất yếu cho sự sinh tồn vững chắc và chất lƣợng của nhân loại trong tƣơng lai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Nội dung chƣơng 1 đã trình bày tổng quát vấn đề nghiên cứu và đã xác định các khái niệm cơ bản của đề tài là: QLGD, XHHGD, quản lí XHH GDMN … Trên cơ sở đó luận văn đã làm rõ nội hàm các khái niệm công cụ của đề tài này. Trong các khái niệm thì khái niệm “Giải pháp quản lý XHH GDMN” là trọng tâm bởi đây là cách tiến hành, giải quyết cụ thể của chủ thể quản lý GDMN nhằm tác động, giải quyết những vấn đề cụ thể của quản lý, làm cho quá trình XHH GDMN vận hành đúng mục tiêu mà chủ thể quản lý đã đề ra phù hợp với quy luật khách quan và đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc.
Luận văn cũng đã phân tích sâu bản chất công tác XHHGD, chỉ ra những nét đặc thù của XHH GDMN, một bậc học có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục. Đặc biệt luận văn đã xác định đƣợc các nội dung quản lý công tác XHH GDMN làm cơ sở cho nghiên cứu thực tiễn của đề tài này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÃ HỘI HÓA