8. Dự kiến cấu trúc luận văn
1.3.1. Kinh nghiệm xã hội hóa giáo dục trên thế giới
Đẩy mạnh XHHGD là xu hƣớng xuất hiện gần đây ở các nƣớc phát triển và đang phát triển. Kinh nghiệm các nƣớc trên thế giới về XHHGD rất phong phú và đa dạng.
Bƣớc vào thế kỷ 21- kỉ nguyên của tin học hóa và kinh tế tri thức trên phạm vi toàn cầu. Giáo dục phát triển theo xu hƣớng học tập suốt đời và xu hƣớng XHHGD. Mỗi nƣớc có một cách gọi riêng để chỉ hoạt động này nhƣng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chung quy đều làm cho giáo dục trên cơ sở nhà nƣớc và nhân dân cùng làm, trong đó nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo.
Thực hiện XHHGD trƣớc tiên là sự thực hiện công bằng trong giáo dục. Theo đánh giá của Ngân hàng trên thế giới, sự bất công bằng xã hội trong giáo dục diễn ra nhiều và gay cấn hơn các nhóm bất lợi trong xã hội, các trẻ em nữ dân tộc nghèo…ít đƣợc đi học hơn các trẻ khác. Các nƣớc đang phát triển giải quyết vấn đề công bằng trong giáo dục bằng việc phổ cập giáo dục học sinh ở bậc học thấp mà tối thiểu là bậc học mầm non. Còn các nƣớc phát triển và khối OECD tiến hành phát triển giáo dục ở bậc học sau phổ cập và tìm cơ hội phát triển việc học tập suốt đời. Quan tâm phát triển giáo dục, tổ chức UNESCO đã đƣa ra ba chức năng hoạt động chính mà giáo dục cần phải xem xét và có phƣơng pháp giáo dục cho phù hợp là:
- Khuyến khích sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau giữa các dân tộc thông qua thông tin rộng rãi; Khuyến nghị những hiệp định quốc tế cấp thiết để khuyến khích tự do giao lƣu tƣ tƣởng bằng ngôn ngữ và hình ảnh.
- Thúc đẩy mạnh mẽ việc giáo dục quần chúng phát triển văn hóa bằng cách: Hợp tác với các nƣớc thành viên trong khu vực phát triển, các hoạt động giáo dục theo yêu cầu của từng nƣớc. Hợp tác giữa các quốc gia nhằm thực hiện từng bƣớc lý tƣởng bình đẳng và giáo dục cho mọi ngƣời, không phân biệt chủng tộc và nam nữ và bất cứ sự khác biệt nào khác về kinh tế hay xã hội. Đề xuất những phƣơng pháp giáo dục thích hợp trên toàn thế giới, đề cao trách nhiệm của con ngƣời tự do.
- Duy trì, tăng cƣờng và truyền bá kiến thức bằng cách: Bảo tồn và bảo vệ di sản thế giới về sách báo, tác phẩm nghệ thuật và các công trình lịch sử hay khoa học. Khuyến nghị công ƣớc các nƣớc hữu quan về các công ƣớc quốc tế cần thiết; Khuyến khích hợp tác các Quốc gia về tất cả các ngành hoạt động trí óc, trao đổi quốc tế về những kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, khoa học và văn hóa, kể cả trao đổi sách báo, tác phẩm nghệ thuật, dụng cụ thí nghiệm và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tƣ liệu có ích; Tạo điều kiện thuận lợi cho các dân tộc tiếp xúc với các xuất bản của mỗi nƣớc thông qua các phƣơng pháp hợp tác Quốc tế tổng hợp. Đầu tháng 4 năm 2000 tại Tokyo diễn ra Hội nghị Bộ trưởng các nước G8 (Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Nga) Hội nghị đã nêu 4 hướng lớn đó là:
Vƣợt qua những thách thức về một xã hội đang thay đổi đó là đa dạng hóa các loại hình giáo dục; Mở rộng cơ hội học tập suốt đời….; Đẩy mạnh công nghệ thông tin tuyên truyền, phong phú nội dung thay cách thức giáo dục, cho phép xã hội thêm tiềm năng nhiều sinh viên…; Thúc đẩy trao đổi Quốc tế, chuyển giao Quốc tế về giáo dục…[49]. Công tác giáo dục đƣợc các quốc gia trên thế giới rất quan tâm chú trọng, nhất là công tác XHHGD đƣợc thực hiện đa dạng. Để giáo dục phát triển thƣờng xuyên và liên tục, cần phải có sự huy động tham gia của Chính phủ, các cấp ủy chính quyền, các tổ chức xã hội, gia đình, địa phƣơng, giáo viên, phụ huynh học sinh vào giáo dục. Đây là một biện pháp quan trọng để thực hiện nhiệm vụ này.
Bên cạnh việc thực hiện công bằng trong giáo dục, XHHGD còn tạo môi trƣờng và cơ hội học tập cho mọi ngƣời. Với mô hình học tập suốt đời, các nƣớc thành viên OECD đã quan tâm đến việc tạo ra sự khuyến khích tài chính và văn hóa để các cá nhân có thể tham gia vào các tổ chức học tập phù hợp với điều kiện của mình. Tại Anh, Chính phủ bên cạnh việc lập các ban chiến lƣợc cung cấp kỹ năng cho ngƣời lớn đƣợc thành lập các hiệp hội hỗ trợ mọi ngƣời dân để có cơ hội học tập. Tại Australia, trong tiến trình thực hiện cải tổ giáo dục đã tăng đầu tƣ cho dạy nghề và phát huy vai trò mạnh mẽ, rộng rãi của các tổ chức giáo dục nghề nghiệp. Trung Quốc với cách làm giáo dục đặt quyền lợi giáo dục và giáo dục của con ngƣời lên trên đã tạo cho mọi ngƣời đƣợc làm giáo dục và khuyến khích xã hội làm giáo dục. Nƣớc này khuyến khích các cá nhân, tổ chức mở trƣờng ngoài công lập và có chính sách hỗ trợ một phần kinh phí cho các trƣờng này. Thái Lan rất chú trong phát triển các dịch vụ giáo dục và phát huy quá trình học tập tại cộng đồng. Nƣớc Thái Lan đƣa phân cấp quản lý vào luật. Việc phân quyền này đã gắn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trách nhiệm của địa phƣơng, cha mẹ học sinh trong phát triển đất nƣớc. Thế giới đang có những biến đổi mạnh mẽ về khoa học, kỹ thuật; xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa một số lĩnh vực là xu thế tất yếu; Nền kinh tế tri thức đang hình thành, điều đó đòi hỏi giáo dục phải thay đổi cho phù hợp với thời đại. Các cơ sở giáo dục ngày càng chú trọng đến xu hƣớng quốc tế hóa, đây là quá trình kết hợp nhiều khía cạnh quốc tế hội nhập văn hóa vào giảng dạy nghiên cứu các chức năng dịch vụ của các cơ sở giáo dục.
Với sự nỗ lực lớn, các quốc gia trên thế giới đã cố gắng bảo vệ quyền lợi hƣởng thụ giáo dục của con ngƣời. Tuy nhiên sự cố gắng đó vẫn chƣa đảm bảo đầy đủ quyền bình đẳng của mọi ngƣời trong giáo dục. Những thách thức này đòi hỏi các nƣớc đang phát triển phải phát huy hơn nữa sự đóng góp của toàn xã hội, toàn cộng đồng để phát triển sự nghiệp giáo dục.