Một số giải pháp quản lý công tác XHH GDMN ở huyện Vị Xuyên tỉnh Hà

Một phần của tài liệu quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non ở huyện vị xuyên tỉnh hà giang, giai đoạn 2012-2020 (Trang 94 - 131)

8. Dự kiến cấu trúc luận văn

3.3.Một số giải pháp quản lý công tác XHH GDMN ở huyện Vị Xuyên tỉnh Hà

Hà Giang giai đoạn 2012 đến 2020

3.3.1. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của mọi người về công tác XHH GDMN

- Mục đích của giải pháp: Thực hiện tốt chính sách xã hội hoá giáo dục, khuyến khích các tổ chức kinh tế - xã hội tham gia các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Đối với giáo dục mầm non, khuyến khích phát triển các điểm trƣờng mầm non trong toàn huyện Vị Xuyên, nhằm thu hút nguồn lực đầu tƣ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cho phát triển và nâng cao chất lƣợng chăm sóc và giáo dục trẻ em. Chú trọng công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho ngƣời dân về tầm quan trọng của giáo dục và vai trò, trách nhiệm trong việc phối hợp với nhà trƣờng mang lại những điều kiện giáo dục tốt nhất cho học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Huyện có chính sách hỗ trợ về đất và các nguồn lực khác cho việc phát triển các trƣờng mầm non theo tinh thần Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Thủ tƣớng Chính phủ. Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân tham gia vào hoạt động phát triển giáo dục trên địa bàn tỉnh, đặc biệt ở những nơi có điều kiện nhằm cung cấp nguồn nhân lực đƣợc đào tạo tại chỗ trong tƣơng lai phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng.

“Nhận thức” đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động thực tiễn của con ngƣời, trên thực tế sự thành công của công tác XHH GDMN ở nhiều nơi trên thế giới và nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc cho thấy nguyên nhân chính là do vấn đề nhận thức của mọi ngƣời về giá trị, vai trò, lợi ích của XHH GDMN. Mọi lực lƣợng trong xã hội phải hiểu đúng, hiểu rõ bản chất của XHHGD và sự cần thiết phải tham gia công tác XHHGD, từ đó nâng cao tính tự giác, tích cực, tự chủ và năng lực hoàn thành công việc này. Vì vậy, các nhà trƣờng phải tăng cƣờng công tác tuyên truyền. Tăng cƣờng và đảm bảo sự phối hợp giữa các ban, ngành chức năng trong huyện thực hiện công tác điều tra cơ bản và dự báo nhu cầu đào tạo nhân lực cho địa phƣơng, trên cơ sở đó ngành giáo dục xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đào tạo gắn với nhu cầu xã hội. Chú trọng công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho ngƣời dân về tầm quan trọng của giáo dục và vai trò, trách nhiệm của họ trong việc phối hợp với nhà trƣờng mang lại những điều kiện giáo dục tốt nhất cho học sinh. Tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin một cách đầy đủ về đƣờng lối, chủ trƣơng, mục đích, yêu cầu, thuận lợi, khó khăn…nhằm làm chuyển biến nhận thức của các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phƣơng, các tổ chức xã hội, quần chúng nhân dân theo hƣớng tích cực về vị trí hàng đầu của giáo dục, về bản chất, nghĩa vụ và quyền lợi để quần chúng có đủ những thông tin, hiểu biết chủ động tham gia vào công tác giáo dục, thấy đƣợc lợi ích vai trò của giáo dục: nếu không học thì không làm đƣợc việc, không thể tồn tại và không thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chung sống. Đây chính là 4 vấn đề cơ bản, 4 trụ cột của Xã hội học tập mà tổ chức UNESCO đã khuyến cáo.

- Nội dung và cách thực hiện giải pháp:

+ Tổ chức các lớp tập huấn, các hội nghị quán triệt: đây là một biện pháp mang tính truyền thống, với thời lƣợng không dài nhƣng lại chuyển tải đƣợc nhiều nội dung cơ bản, đầy đủ nhất, hệ thống nhất. Đối tƣợng tham gia các lớp tập huấn, các Hội nghị quán triệt là các đồng chí ở các cấp ủy đảng, chính quyền địa phƣơng, cán bộ, giáo viên trong ngành giáo dục, lực lƣợng công an, các ban ngành, đoàn thể. Đó là việc tổ chức học tập, quán triệt các văn bản, nghị quyết, chỉ thị có liên quan đến XHH GDMN để mọi ngƣời cùng nắm vững XHH GDMN, từ đó vận dụng vào thực tiễn chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả hoạt động XHH GDMN.

Bên cạnh đó, các nhà trƣờng cũng cần tổ chức các buổi sơ kết, tổng kết về công tác giáo dục và XHH GDMN, các Hội nghị biểu dƣơng những điển hình tập thể, cá nhân thực hiện tốt cuộc vận động XHH GDMN. Đây cũng là dịp để đánh giá, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của mọi ngƣời về XHH GDMN và giá trị của việc học. Từ nhận thức này, mọi tầng lớp nhân dân tăng cƣờng cộng đồng trách nhiệm đối với XHH GDMN.

+ Tổ chức hội thảo, tọa đàm trao đổi, tƣ vấn về công tác GDMN nói chung và XHH GDMN nói riêng là việc làm cần thiết, bởi việc kết hợp này cần phải đƣợc sự phối hợp hỗ trợ của các tổ chức xã hội tham gia giúp đỡ nhà trƣờng nhƣ: tổ chức y tế, các chuyên gia thuộc các chuyên ngành dinh dƣỡng, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trẻ, chuyên ngành tâm lý tuổi mầm non, trong đó nhà trƣờng đóng vai trò là ngƣời đề xƣớng, tổ chức và thu đƣợc kết quả rất cao nếu chuẩn bị một cách chu đáo cả về nội dung, hình thức.

+ Xây dựng góc tuyên truyền cho cha mẹ học sinh ở trƣờng mầm non và trong cộng đồng để cập nhật thƣờng xuyên các thông tin về CSGD trẻ đến với mọi đối tƣợng. Mỗi trƣờng, lớp cần có một góc tuyên truyền riêng thuận tiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cho việc theo dõi của cha mẹ trẻ em. Các tổ dân phố cũng cần có một góc tuyên truyền về giáo dục mầm non, cần có các nội dung cập nhật về một số bệnh dịch, có phòng cách ly, cách phòng tránh dịch bệnh và điều trị khi trẻ bị bệnh…về vấn đề này, ngành giáo dục phải chủ động đề xuất ý kiến với địa phƣơng để lãnh đạo địa phƣơng nắm đƣợc chủ trƣơng, có kế hoạch quan tâm, chỉ đạo phối hợp với nhà trƣờng trong việc thống nhất nội dung tuyên truyền.

- Điều kiện để thực hiện: để thực hiện tốt giải pháp này, một mặt các nhà quản lý phải vào cuộc và là những hạt nhân trong công tác tuyên truyền, một mặt cần tạo điều kiện nhân lực, phƣơng tiện và kinh phí cho công tác tuyên truyền, vận động. Hội đồng giáo dục cấp cơ sở nên thành lập một tiểu ban tuyên truyền riêng. Tiểu ban này có chƣơng trình, kế hoạch và phƣơng án hoạt động rõ ràng, phân công, phân nhiệm vụ từng mảng việc, khu vực và địa bàn cụ thể. Các hình thức tuyên truyền vận động cần đa dạng phong phú bằng hình thức văn bản, bằng con đƣờng truyền thanh, bằng tranh vẽ, khẩu hiệu, áp phích. Hoặc có thể tuyên truyền bằng hình thức biểu diễn các tiểu phẩm đan xen trong các chƣơng trình văn nghệ: tấu, hài kịch. Có thể tổ chức các hội nghị, các cuộc hội thảo về vai trò giáo dục và công tác XHH GDMN để cán bộ, quần chúng hiểu đầy đủ, đúng đắn, sâu rộng hơn về bản chất và ý nghĩa công tác XHH GDMN.

Thực tiễn cho thấy tuyên truyền vận động thƣờng xuyên trong công tác XHH GDMN là yếu tố tiên quyết đảm bảo thành công. Việc biểu dƣơng những tấm gƣơng ngƣời tốt, việc tốt những điển hình tiên tiến nhiều khi có tác dụng lan tỏa, ảnh hƣởng rất tích cực trong công tác nêu gƣơng.

3.3.2. Quản lý chặt chẽ các loại hình trường, lớp mầm non trong quá trình thực hiện công tác XHH GDMN

Mục đích của giải pháp: đa dạng các loại hình trƣờng, lớp là một trong những nhân tố tích cực, giải quyết đồng thời nhiều vấn đề: vừa mở rộng quy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mô, vừa tạo ra sự cạnh tranh thực sự trong giáo dục là yếu tố thúc đẩy quá trình tăng cƣờng về chất lƣợng.

Đa dạng hóa loại hình trƣờng lớp nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của mọi tầng lớp nhân dân, bên cạnh các loại trƣờng lớp công lập. Ngoài những loại hình chính ra trong những năm tới có thể mở các lớp dân lập, tƣ thục... để mọi trẻ em đều có cơ hội đến trƣờng.

Nhƣng đa dạng hóa các loại hình hóa trƣờng lớp mà không quản lí chặt chẽ sẽ dẫn đến giảm chất lƣợng chăm sóc và nuôi dạy thế hệ trẻ, nhất là loại hình lớp tự phát ngoài công lập.

- Nội dung giải pháp:

Tiếp tục thực hiện quy hoạch mạng lƣới trƣờng lớp công lập đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, dành quỹ đất để xây dựng trƣờng mầm non công lập. Xây dựng hệ thống trƣờng, lớp hợp lý, đẩy nhanh tiến độ xây mới trƣờng công lập nhằm giảm tải học sinh trong các trƣờng, mầm non. Cần quan tâm xây dựng mới các trƣờng trang bị đầy đủ cơ sở vật chất nhất là đối với các trƣờng trong thị trấn và các trƣờng chuẩn quốc gia và một số trƣờng mới tách nhƣ trƣờng Thuận Hòa, Lao Chải, Xín Chải, Thanh Đức.

Quan tâm xây dựng trƣờng chuẩn Quốc gia. Từng bƣớc xây dựng cơ sở giáo dục tiên tiến, hội nhập với nền giáo dục trong khu vực. Xây dựng và mở rộng mô hình cung ứng dịch vụ chất lƣợng cao ở từng cấp học. Thực hiện đề án kiên cố hóa trƣờng học nhằm giảm tải học sinh mầm non. Tập trung trọng tâm nhƣ: Xây mới, tu sửa, nâng cấp, lên tầng, xây thêm các phòng hiệu bộ, các phòng chức năng, khu sân chơi ngoài trời, bếp ăn một chiều...chú trọng đến trang bị đầy đủ các trang thiết bị đồ dùng dạy học theo mô hình chuẩn.

Kết hợp xây dựng cơ sở vật chất trƣờng học với xây dựng khung cảnh, môi trƣờng sƣ phạm xanh - sạch - đẹp - an toàn. Phát huy sức mạnh của các lực lƣợng xã hội, các thành viên trong nhà trƣờng vào nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ, giữ gìn xây dựng cơ sở vật chất trƣờng học. Xây dựng cơ chế quản lý, chỉ đạo,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kiểm tra nhằm sử dụng một cách tiếp kiệm và có hiệu quả mọi nguồn kinh phí đầu tƣ cho giáo dục.

Những trƣờng, lớp không đủ điều kiện cƣơng quyết không cho tiến hành giảng dạy. Hàng năm phải thành lập đoàn liên tịch kiểm tra, đánh giá điều kiện của từng trƣờng để kịp thời chấn chỉnh và điều chỉnh...

- Cách thức thực hiện: huy động tổng thể mọi nguồn lực đầu tƣ về cơ sở vật chất cho giáo dục ngoài ngân sách nhà nƣớc, để các cơ sở giáo dục nhanh chóng đạt chuẩn Quốc gia, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lƣợng giáo dục trong toàn huyện. Tạo mọi điều kiện để tăng cƣờng mở rộng các trƣờng ngoài công lập, phải giành quỹ đất, tổ chức quản lý tốt để các trƣờng quốc lập có hiệu quả. Tổ chức kiểm tra, đánh giá thƣờng kỳ hoặc đột xuất để đánh giá đúng chất lƣợng và điều kiện từng trƣờng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tăng cƣờng công tác quản lý giáo dục, đặc biệt là quản lý chất lƣợng giáo dục; thực hiện tốt, có hiệu quả các quy định về phân cấp trong quản lý giáo dục. Tiếp tục phát động phong trào thi đua dạy tốt - học tốt và các cuộc vận động “hai không”, “trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực”, “nâng cao chất lƣợng giáo dục và đổi mới công tác quản lý”...

- Triển khai thực hiện Đề án quy hoạch phát triển giáo dục đào tạo huyện Vị Xuyên đến năm 2020.

- Tổ chức tốt các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dƣỡng cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và các hoạt động hè cho học sinh. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để triển khai kế hoạch ngay từ đầu năm học, phấn đấu hàng năm, tỷ lệ huy động trẻ 0-2 tuổi đi nhà trẻ đạt 31,4%; trẻ 3-5 tuổi đến lớp mẫu giáo đạt 94,2%; tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đến lớp mẫu giáo đạt 96,5%; huy động trên 98% số trẻ 6-14 tuổi đến trƣờng, trong đó trẻ 6 tuổi vào lớp 1 là 98,3%.

Đầu năm học các hội nghị giao ban các cấp, các trƣờng mầm non xem xét rà soát xem trƣờng cần tu sửa, xây mới, cơ sở vật chất thiếu thốn những gì cần có báo các cụ thể trình chƣớc hội nghị giao ban để các cấp lãnh đạo ra ý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kiến chỉ đạo, trong quá trình tiến hành xây dựng nhà trƣờng cũng cần kiểm tra việc thi công để đảm bảo đạt chất lƣợng đáp ứng yêu cầu dạy trẻ.

Với thực tế trên địa bàn toàn huyện công tác giáo dục luôn đƣợc các cấp, các ngành quan tâm thƣờng xuyên đến các trƣờng đôn đốc kiểm tra nhắc nhở công tác XHH GDMN, để các trƣờng nêu cao vai trò và trách nhiệm của mình, làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân, địa phƣơng, phụ huynh cùng nhau xây dựng. Cụ thể nhƣ trƣờng mầm non xã Đạo Đức là trƣờng mầm non đang trong giai đoạn công nhận trƣờng chuẩn Quốc gia giai đoạn I, đầu năm học, sở giáo dục có xuống trƣờng kiểm tra việc chuẩn bị cơ sở vật chất, qua việc kiểm tra, trƣờng đã tiếp thu ý kiến cần phải xây dựng trang bị thêm một số nội dung, trƣờng đã huy động đƣợc sự đóng góp của phụ huynh học sinh và ngân sách của chính quyền địa phƣơng, xây dựng mới một sân chơi, cống nắp xung quanh trƣờng tổng số do dân đóng góp hai mƣơi triệu đồng. Trƣờng còn đƣợc sự quan tâm của lãnh đạo huyện đã cho ngân sách ba trăm triệu đồng để tu sửa hoàn toàn 5 phòng học kiên cố cho cách cháu học, UBND xã đã chi cho ba mƣơi triệu từ ngân sách của xã tu sửa một số điểm trƣờng, nhờ có việc kiểm tra giám sát đôn đốc của các cấp mà trƣờng mầm non xã Đạo Đức đã có căn cứ để xin nguồn ngân sách hỗ trợ của nhà nƣớc và nhân dân, phụ huynh học sinh cùng chung sức làm. Ngoài ra còn một số trƣờng khác nhƣ trƣờng mầm non Phú Linh, Sơn Ca, Hoa Mai cũng làm rất tốt công tác XHH GDMN.

Công tác XHHGD đã đem lại điều kiện khang trang, sạch đẹp, đảm bảo cơ sở vật chất đầy đủ để các cháu học tập và vui chơi, là sự yên tâm của các bậc phụ huynh học sinh gửi con mình vào trƣờng, công tác duy trì chất lƣợng đƣợc nâng cao và có hiệu quả.

3.3.3. Tăng cường cơ chế quản lý trong công tác XHH DMN

- Mục đích của giải pháp: Trong mọi hoạt động, cơ chế quản lý là yếu tố tác động rất lớn đối với cả quá trình thực hiện. Việc tăng cƣờng cơ chế quản lý là yếu tố tác động rất lớn đối với cả quá trình thực hiện. Việc tăng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cƣờng cơ chế quản lý trong XHH GDMN là tăng cƣờng vai trò điều hành, quản lý nhà nƣớc của các cấp, ngành, đơn vị, chức năng liên quan trong quá trình quản lý. Công tác quản lý chặt chẽ, điều hành linh hoạt, sáng tạo, biết nhìn xa trông rộng thì chất lƣợng hiệu quả của đơn vị đạt thành tích đáng tin cậy, tạo sự hài lòng yên tâm của cộng đồng, cấp trên và đặc biệt là các bậc cha mẹ yên tâm gửi con vào trƣờng.

Thực chất, XHH GDMN là chủ trƣơng đúng đắn nhƣng tổ chức thực hiện sao cho đạt mục đích, hiệu quả công việc lại là tác động cơ bản từ nhà quản lý. Vai trò tác động của nhà quản lý có ảnh hƣởng rất quan trọng trong việc thực hiện chức năng của từng bộ phận trong tổ chức bộ máy quản lý. Sự năng động, sáng tạo, chủ công của ngành giáo dục là sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành, đoàn thể và nhân dân thực hiện đồng bộ hoạt động XHH

Một phần của tài liệu quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non ở huyện vị xuyên tỉnh hà giang, giai đoạn 2012-2020 (Trang 94 - 131)