8. Dự kiến cấu trúc luận văn
3.1. Một số định hƣớng xây dựng các giải pháp quản lý XHH GDMN
Ngoài những căn cứ về lý luận và thực tiễn đƣợc trình bầy ở chƣơng 1 và chƣơng 2, trong quá trình đề xuất các giải pháp, chúng tôi căn cứ vào một số các văn bản pháp lý nhƣ sau:
3.1.1. Căn cứ vào quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về XHH GDMN
Thông tƣ số 23/2010/TT BGĐT ban hành bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi,trách nhiệm của các cơ quan quản lý và cơ sở giáo dục mầm non. Quyết định số 239/ QĐ/TTg phê duyệt đề án phổ cập cho trẻ mầm non 5 tuổi. thông tƣ số 13/2010 TT/BGDĐT ban hành xây dựng trƣờng học an toàn chống tai nạn thƣơng tích trong các trƣờng mầm non. Quyết định số 1467/QĐ/BGDĐT về tài liệu, học liệu, thiết bị cho giáo dục mầm non. Quy định kèm theo thông tƣ số 23/2010/ TT/BGDĐT về bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. Thông tƣ số 07/2011/TT/ BGDĐT về chất lƣợng chuẩn các trƣờng mầm non. Căn cứ vào nghị quyết của hội đồng nhân huyện Vị Xuyên ngày 27/ 7/ 2012. Nghị quyết số 21/NQ-HĐND về việc phê chuẩn quyết toán bổ sung ngân sách bổ sung năm 2012. Nghị quyết số 22/2011/NQ - HĐND ngày 15/7/2011 ban hành chính sách hỗ trợ học sinh mầm non bán trú, học sinh thuộc hộ nghèo huyện Vị Xuyên. Nghị quyết số 24/2011/ NQ- HĐND quy định mức học phí đối với giáo dục mầm non huyện Vị Xuyên năm học 2011-2012 đến các năm 2014-2015.
3.1.2. Kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo ở huyện Vị Xuyên giai đoạn 2012 - 2020
Tạo bƣớc chuyển biến cơ bản, vững chắc, toàn diện về GDMN theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa, XHH.
Mục tiêu
* Quan điểm phát triển
- Phát triển Giáo dục và Đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Để thực hiện đƣợc mục tiêu phát triển nhanh kinh tế - xã hội của huyện Vị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Xuyên thì nguồn nhân lực là một trong những yếu tố giữ vai trò quyết định, đảm bảo sự thành công. Vì vậy, phát triển giáo dục đƣợc đặt thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, đòi hỏi sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân nhằm nâng cao dân trí, xây dựng lực lƣợng lao động có đủ trình độ, tạo lập nền tảng và động lực cho sự nghiệp CNH - HĐH, đảm bảo huyện Vị Xuyên có đủ năng lực phát triển, hợp tác và cạnh tranh trong bối cảnh mới.
- Mở rộng quy mô giáo dục và đào tạo một cách hợp lý trên cơ sở đảm bảo chất lƣợng, đảm bảo sự hợp lý về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền, đa dạng hóa các loại hình trƣờng lớp.
- Tăng cƣờng đầu tƣ và nâng cao năng lực của hệ thống quản lý giáo dục. - Mở rộng quan hệ hợp tác, phối hợp và hội nhập với giáo dục quốc tế, cũng nhƣ với giáo dục các huyện trong địa bàn của tỉnh.
* Mục tiêu tổng quát
Xây dựng và phát triển sự nghiệp Giáo dục có chất lƣợng, có bản sắc, làm nền tảng cho sự nghiệp CNH-HĐH của huyện đáp ứng căn bản yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu học tập của các tầng lớp dân cƣ. Giáo dục góp phần xây dựng những con ngƣời có văn hóa, nhân cách, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, có thể lực tốt, có bản lĩnh, ý thức làm chủ, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm công dân.
* Mục tiêu cụ thể
- Giáo dục mầm non: Coi trọng giáo dục mẫu giáo, đặc biệt là mẫu giáo 5 tuổi. Tổ chức tốt việc triển khai thực hiện chƣơng đổi mới hình thức giảng dạy cho các lớp mẫu giáo, nhà trẻ đặc biệt là học sinh 5 tuổi trong toàn huyện để chuẩn bị cho các em ở vùng dân tộc thiểu số bƣớc vào lớp 1 đều biết tiếng phổ thông và có kiến thức, kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi. Nâng cao chất lƣợng nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ cả về thể chất, trí tuệ, tình cảm xã hội và lao động, tăng cƣờng công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật. Đầu tƣ xây dựng trƣờng mầm non đạt chuẩn Quốc gia ở những khu vực có điều kiện theo tiêu chí của Bộ Giáo dục và Đào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tạo, đẩy mạnh công tác XHH GDMN. Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015, năm 2020 tỷ lệ huy động trẻ dƣới 3 tuổi đến nhà trẻ đạt 50%; trẻ từ 3 đến 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt 98 %; trẻ 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt 99%. Phấn đấu 8% số trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia. Đảm bảo có đủ số giáo viên mầm non đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, phấn đấu đến năm 2020 ít nhất có 50% giáo viên có trình độ cao đẳng trở lên.
Sự quan tâm của các cấp, các ngành tập trung phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị đẩy mạnh công nghệ hóa, hiện đại hóa. Phát triển GD là trọng tâm. Đây là quốc sách hàng đầu nâng cao nguồn lực xây dựng con ngƣời mới có đầy đủ các tố chất, năng động sáng tạo, có tri thức, đáp ứng với những yêu cầu xã hội trong thời đại mới. Đặc biệt là thu hút mọi nguồn lực xã hội vào công tác XHHGD trong đó phải kể đến sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc.
Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả các hoạt động giáo dục, triển khai đồng bộ các giải pháp phƣơng pháp dạy học theo chuẩn kỹ năng, đảm bảo chất lƣợng giáo dục toàn diện. Phân bổ và tăng cƣờng ngân sách cho các trƣờng. Xây dựng và sửa chữa thêm một số trƣờng học. Đào tạo bồi dƣỡng trên chuẩn, nâng cao công tác quản lý các trƣờng học, có chế độ chính sách cho giáo viên và quản lý, có các chế độ phụ cấp cho học sinh mẫu giáo, trang bị thêm các đồ dùng đồ chơi ngoài trời và trong lớp cho các trƣờng mầm non, công tác phối kết hợp ngân sách giữa các đoàn thể, chính quyền, địa phƣơng phụ huynh cùng nhau xây dựng, tạo điều kiện tốt nhất cho các cháu học tập và vui chơi.
Tiếp tục hoàn thiện và công nhận một số trƣờng đạt chuẩn Quốc gia. Xây dựng cảnh quan môi trƣờng sƣ phạm, trƣờng học là nơi thu hút đƣợc nhiều học sinh đến trƣờng, thay đổi cách thức tổ chức trong giảng dạy, đề cao ngƣời học, lấy ngƣời học làm trung tâm, tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Mở thêm một số trƣờng mầm non mới, phấn đấu có 33 trƣờng trong toàn huyện trong những năm tiếp theo, có các chế độ ƣu đãi đối với giáo viên, đổi mới phong cách quản lý và nâng cao chất lƣợng giáo dục mầm non. Đẩy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
mạnh công tác XHH tăng cƣờng hội nhập hợp tác quốc tế, phấn đấu huyện có những bƣớc vững chắc về GDĐT.
Chỉ tiêu phấn đấu tới năm 2020:
Bảng 3.1: Quy mô phát triển số trẻ mầm non
TT Mục tiêu 2012 2015 2020
1 Tổng số trẻ học mầm non 6.949 7.320 7.526
2 Số lƣợng trẻ nhà trẻ 1.513 1.837 1.934
3 Số lƣợng trẻ mẫu giáo 5436 6.783 7.529
4 Số lƣợng trẻ 5 tuổi đến lớp 1680 1.812 1.861 - Xây dựng 8 trƣờng đạt chuẩn quốc gia, phấn đấu năm 2015 có 28 trƣờng mầm non và tới năm 2020 có 33 trƣờng mầm non và các điểm trƣờng mầm non trong toàn huyện kiên cố, xóa bỏ phòng học tạm; Giáo viên nhà trẻ năm 2015 là 1.028 giáo viên, tới năm 2020 là 1.229 giáo viên; Cán bộ Quản lý năm 2015 là 105 ngƣời, năm 2020 là 175 ngƣời. Phấn đấu giáo viên có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên.
Bảng 3.2: Quy mô phát triển HS tiểu học
TT Mục tiêu 2012 2015 2020
1 Dân số 6 tuổi 1.987 2.086 2.342
2 Dân số trong độ tuổi 6-10 4.872 5.136 5.484
3 Số tuyển mới lớp 1 1.687 1.915 1.985
4 Tổng số HS tiểu học 8546 9137 9.811
- Phấn đấu trên 40 % các trƣờng đạt chuẩn quốc gia, 70 % giáo viên có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên, phấn đấu năm 2015 có 31 trƣờng tới 2020 có 33 trƣờng tiểu học; số giáo viên năm 2015 là 841, số quản lý là 170, tới năm 2020 số giáo viên là 956, số cán bộ quản lý là 182 ngƣời.
Bảng 3.3: Quy mô phát triển HS THCS
TT Mục tiêu 2012 2015 2020
1 Tổng số học sinh THCS 5954 6782 6945
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Giáo dục trung học cơ sở: Duy trì và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục THCS, trang bị các kiến thức phổ thông cơ bản để phân luồng học sinh. Đến năm 2020 có ít nhất 98% số ngƣời trong độ tuổi 11-14 đi học THCS; 50% số trƣờng THCS đạt chuẩn quốc gia; 100% giáo viên THCS đƣợc xếp loại trung bình trở lên theo chuẩn nghề nghiệp và 70% số giáo viên đạt trình độ đại học trở lên.Tới năm 2015 có 30 trƣờng, có 970 giáo viên, có 171 cán bộ quản lý, tới năm 2020 có 32 trƣờng, có 1056 giáo viên, có 186 cán bộ quản lý.
Cả 3 cấp phấn đấu 10 % có trình độ thạc sỹ trở lên, trong đó phấn đấu 15 % thạc sỹ quản lý giáo dục.
3.2. Một số nguyên tắc xây dựng các giải pháp
- Nguyên tắc lợi ích: Mỗi bên tham gia hợp tác đều có nhu cầu và mục đích riêng, dù lợi ích đó là tập thể, cá nhân hay xã hội, đáp ứng nhu cầu của các bên trong quan hệ đa phƣơng hoặc song phƣơng. Đây là động lực đảm bảo cho hoạt động của mỗi bên. Nếu nhƣ chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng có hiệu quả thì nhất định. Hội cha mẹ học sinh, cá nhân cha mẹ học sinh sẽ nhiệt tình ủng hộ nhà trƣờng. Lợi ích cha mẹ học sinh chính là sự tiến bộ trong học tập của con em họ. Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đoàn thể cũng đều có ý thức về lợi ích này. Nhà trƣờng cũng từ lợi ích nâng cao chất lƣợng đào tạo mà tiến hành công tác XHH GDMN. Mặt khác cũng hoạt động của trƣờng cũng phải phục vụ nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội địa phƣơng.
- Nguyên tắc hiệu quả: Đây là cơ sở niềm tin cho các hoạt động kế tiếp, bởi vậy, các trƣờng cần biết chọn lựa những công việc cần đến sự hỗ trợ của lực lƣợng cộng đồng và một khi đã làm, cần phải đạt hiệu quả. Phía chính quyền địa phƣơng cũng phải thấy đƣợc: Muốn xây dựng địa phƣơng mình vững mạnh về mọi mặt, đều phải bắt đầu từ giáo dục, phát triển giáo dục.
- Nguyên tắc pháp lý: Các hoạt động giáo dục cũng nhƣ bất kỳ hoạt động nào trong xã hội cũng đều dựa trên cơ sở Hiến pháp và Pháp luật để tiến hành. Các Nghị định nhƣ: NĐ 398/HĐBT, QĐ 124/CP của Hội đồng chính phủ về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
việc thành lập Hội đồng giáo dục ở các cấp là cơ sở để tổ chức các hoạt động. Trên hành lang pháp lý đó, các cấp ủy Đảng và chính quyền cần ra Nghị quyết, chỉ thị, chủ trƣơng, kế hoạch thực hiện. Các đoàn thể tổ chức xã hội có những văn bản riêng phù hợp với các chức năng của mình để có tác động tích cực làm cho hoạt động XHHGD đạt chất lƣợng cao.
- Nguyên tắc kế thừa truyền thống: Muốn thực hiện công cuộc XHHGD, các nhà trƣờng phải biết khơi dạy đƣợc truyền thống hiếu học, đề cao giá trị học vấn của cha ông ta. Mặt khác, hoạt động XHHGD làm củng cố và tăng thêm tình cảm đối với thế hệ trẻ, làm rạng danh cho bản thân, gia đình, dòng họ, địa phƣơng và cộng đồng.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, kết quả điều tra thực trạng và tổng kết giúp kinh nghiệm thực tiễn, phƣơng hƣớng phát triển GDMN huyện Vị Xuyên đến 2020, tác giả luận văn xin đề xuất một số giải pháp quản lý công tác XHH GDMN trên địa bàn của huyện. Đây là những giải pháp cơ bản nhằm đáp ứng nhiệm vụ trƣớc mắt đồng thời làm nền tảng cho sự phát triển lâu dài của sự nghiệp phát triển GDMN huyện Vị Xuyên giai đoạn tới.
3.3. Một số giải pháp quản lý công tác XHH GDMN ở huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang giai đoạn 2012 đến 2020 Hà Giang giai đoạn 2012 đến 2020
3.3.1. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của mọi người về công tác XHH GDMN
- Mục đích của giải pháp: Thực hiện tốt chính sách xã hội hoá giáo dục, khuyến khích các tổ chức kinh tế - xã hội tham gia các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Đối với giáo dục mầm non, khuyến khích phát triển các điểm trƣờng mầm non trong toàn huyện Vị Xuyên, nhằm thu hút nguồn lực đầu tƣ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cho phát triển và nâng cao chất lƣợng chăm sóc và giáo dục trẻ em. Chú trọng công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho ngƣời dân về tầm quan trọng của giáo dục và vai trò, trách nhiệm trong việc phối hợp với nhà trƣờng mang lại những điều kiện giáo dục tốt nhất cho học sinh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Huyện có chính sách hỗ trợ về đất và các nguồn lực khác cho việc phát triển các trƣờng mầm non theo tinh thần Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Thủ tƣớng Chính phủ. Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân tham gia vào hoạt động phát triển giáo dục trên địa bàn tỉnh, đặc biệt ở những nơi có điều kiện nhằm cung cấp nguồn nhân lực đƣợc đào tạo tại chỗ trong tƣơng lai phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng.
“Nhận thức” đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động thực tiễn của con ngƣời, trên thực tế sự thành công của công tác XHH GDMN ở nhiều nơi trên thế giới và nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc cho thấy nguyên nhân chính là do vấn đề nhận thức của mọi ngƣời về giá trị, vai trò, lợi ích của XHH GDMN. Mọi lực lƣợng trong xã hội phải hiểu đúng, hiểu rõ bản chất của XHHGD và sự cần thiết phải tham gia công tác XHHGD, từ đó nâng cao tính tự giác, tích cực, tự chủ và năng lực hoàn thành công việc này. Vì vậy, các nhà trƣờng phải tăng cƣờng công tác tuyên truyền. Tăng cƣờng và đảm bảo sự phối hợp giữa các ban, ngành chức năng trong huyện thực hiện công tác điều tra cơ bản và dự báo nhu cầu đào tạo nhân lực cho địa phƣơng, trên cơ sở đó ngành giáo dục xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đào tạo gắn với nhu cầu xã hội. Chú trọng công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho ngƣời dân về tầm quan trọng của giáo dục và vai trò, trách nhiệm của họ trong việc phối hợp với nhà trƣờng mang lại những điều kiện giáo dục tốt nhất cho học sinh. Tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin một cách đầy đủ về đƣờng lối, chủ trƣơng, mục đích, yêu cầu, thuận lợi, khó khăn…nhằm làm chuyển biến nhận thức của các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phƣơng, các tổ chức xã hội, quần chúng nhân dân theo hƣớng tích cực về vị trí hàng đầu của giáo dục, về bản chất, nghĩa vụ và quyền lợi để quần chúng có đủ những thông tin, hiểu biết chủ động tham gia vào công tác giáo dục, thấy đƣợc lợi ích vai trò của giáo dục: nếu không học thì không làm đƣợc việc, không thể tồn tại và không thể