Cơ sở pháp lý về quản lý xã hội hóa giáo dục

Một phần của tài liệu quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non ở huyện vị xuyên tỉnh hà giang, giai đoạn 2012-2020 (Trang 48 - 50)

8. Dự kiến cấu trúc luận văn

1.2.2. Cơ sở pháp lý về quản lý xã hội hóa giáo dục

Hiện nay giáo dục nƣớc ta đang phát triển mạnh, Đảng và Nhà nƣớc đã tập trung mọi nguồn lực cho giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ cho phát triển đất nƣớc. Nhà nƣớc đã ban hành nhiều chính sách ƣu tiên cho giáo dục. Tuy nhiên, sự đầu tƣ đó chƣa mang tính đồng bộ giữa các vùng, miền do nguồn ngân sách của nhà nƣớc còn hạn hẹp. Vì vậy, cần phải có sự huy động toàn xã hội, biến giáo dục thành trách nhiệm của mọi ngƣời, đồng thời kêu gọi sự hợp tác giúp đỡ quốc tế. Nhận thức đƣợc điều đó, một hệ thống các quan điểm thể hiện trong các văn bản của Đảng và Nhà nƣớc ta về XHHGD đƣợc ban hành làm cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện XHHGD trên cả nƣớc.

Sắc lệnh 146/SL ngày 10/8/1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh đƣợc ban hành ngay sau cách mạng tháng Tám năm 1945, trong đó khẳng định: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Ngƣời kêu gọi “Toàn dân tham gia diệt giặc dốt” theo phƣơng châm “Ngƣời biết dạy cho ngƣời chƣa biết”, “Ai cũng phải học”. Ngƣời xác định ba nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục nƣớc nhà là: “Đại chúng hóa, dân tộc hóa, khoa học hóa và tôn chỉ phục vụ lý tƣởng Quốc gia và dân chủ”

Ngày 3/9/1946, Ban bí thƣ Trung ƣơng Đảng ra chỉ thị về nhiệm vụ công tác giáo dục ở miền núi đã chỉ rõ phƣơng châm: “Thầy tìm trò, trƣờng gần dân, quy mô nhỏ. Nhà nƣớc và nhân dân phối hợp, quyết tâm mở rộng nhà trƣờng xã hội chủ nghĩa cho các dân tộc”.

Hội nghị lần thứ 4 BCH TW Đảng khóa VII đã nhấn mạnh: “Nhà nƣớc cần đầu tƣ nhiều hơn cho giáo dục, nhƣng vấn đề quan trong là phải quán triệt sâu sắc và tiến hành tốt việc xã hội hóa những nguồn đầu tƣ, mở rộng phong trào xây dựng, phát triển giáo dục trong nhân dân, coi giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCH TW khóa VIII đã chính thức đề cập đến nội dung công tác XHHGD: “Giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, huy động toàn xã hội làm giáo dục, coi giáo dục là sự nghiệp của toàn dân là một giải pháp quan trọng để tiếp tục phát triển giáo dục. Nhà nƣớc khuyến khích mọi đóng góp, mọi sáng kiến của tổ chức, cá nhân cho giáo dục”.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng chỉ rõ “Thực hiện XHHGD, huy động nguồn lực vật chất và trí tuệ của toàn xã hội tham gia chăm lo sự nghiệp giáo dục. Phối hợp chặt chẽ giữa ngành giáo dục với các ban, ngành các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp để mở mang giáo dục, tạo điều kiện học tập cho mọi thành viên trong xã hội”.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng diễn ra vào ngày 12/01/2011 tiếp tục khẳng định: “Nhà nƣớc tăng cƣờng đầu tƣ, đồng thời đẩy mạnh xã hóa, huy động toàn xã hội chăm lo phát triển giáo dục. Đẩy mạnh phong trào học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”.

Nghị quyết 90/NQ - CP ngày 21/8/1997 của Chính phủ về phƣơng hƣớng và chủ truơng xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa [13];

Đến tháng 8/1999, Chính phủ ban hành tiếp Nghị định số/1999/NQ-CP về chính sách XHHGD đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, môi trƣờng.

Quyết định số 201/2002/QĐ - TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001 - 2010; Quyết định số 112/2005/QĐ- TTg của Thủ Tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt đề án xã hội học tập giai đoạn 2005-2010. Đề án “Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006-2015” với quan điểm chỉ đạo là:“…Đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để mọi tổ chức,cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục mầm non”. Quan điểm chỉ đạo này hoàn toàn phù hợp với xu thế trên thế giới hiện nay về phát triển giáo dục quốc dân, ở nhiều nƣớc không chỉ những nƣớc nghèo mà ngay cả những nƣớc giàu, để phát triển sự nghiệp giáo dục, họ đã tìm nhiều giải pháp để đẩy mạnh xã hội giáo dục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chỉ thị số 11- CT/TW của Bộ Chính trị về việc tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, hỗ trợ phát triển giáo dục.

Luật giáo dục 2005 tại Điều 12 ghi rõ: “Khuyến khích huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trƣờng thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trƣờng giáo dục lành mạnh và an toàn” [33, tr.41].

Hệ thống các văn bản chỉ đạo XHHGD của Đảng, Nhà Nƣớc và của địa phƣơng là căn cứ pháp lý định hƣớng cho quá trình chỉ đạo thực hiện công tác XHHGD tại cơ sở. Quá trình triển khai sâu rộng quan điểm chủ trƣơng của Đảng Nhà Nƣớc về công tác XHHGD làm cho xã hội nhận thức về giáo dục, cộng đồng trách nhiệm với giáo dục, vừa chia sẻ khó khăn, vừa tham gia vào các hoạt động giáo dục, làm cho giáo dục phát triển theo mục tiêu mà Đảng và Nhà nƣớc đã đề ra.

Một phần của tài liệu quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non ở huyện vị xuyên tỉnh hà giang, giai đoạn 2012-2020 (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)