Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quản trị nhân sự tại Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên (Trang 42 - 131)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Tác giả lựa chọn địa bàn nghiên cứu là tỉnh Thái Nguyên và Bệnh viện Đa khoa TW Thái Nguyên vì:

Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, chính trị, y tế của vùng trung du miền núi phía Bắc. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc, Thái Nguyên là một trong những tỉnh đƣợc Trung ƣơng quyết định thành lập bệnh viện sớm nhất là Bệnh viện Đa khoa TW Thái Nguyên.

Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên là bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Y Tế, đƣợc thành lập từ năm 1951, có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân các dân tộc miền núi vùng Đông Bắc - Việt Nam. Bệnh viện đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên có ý nghĩa rất quan trọng phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân trong tỉnh, các vùng kế cận và đặc biệt là đồng bào dân tộc miền núi vùng Đông Bắc - Việt Nam. Ngoài ra đây còn là cơ sở đào tạo cán bộ y tế cho 17 tỉnh miền núi phía Bắc, đáp ứng yêu cầu đào tạo đa ngành, chất lƣợng cao, đào tạo chuyên sâu và sau đại học, đồng thời mở rộng cơ sở thực hành cho các trƣờng Đại học Y - Dƣợc Thái Nguyên và Cao đẳng Y tế Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ngày nay, trƣớc yêu cầu đổi mới của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, hệ thống bệnh viện tại tỉnh Thái Nguyên đã không ngừng đổi mới về tổ chức và hoạt động. Trong đó Bệnh viện Đa khoa TW Thái Nguyên là bệnh viện đầu ngành.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.2.1. Thu thập số liệu sơ cấp

Thu thập số liệu sơ cấp bằng phỏng vấn trực tiếp 273 cán bộ công nhân viên tại bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên thông qua bảng câu hỏi. Kết quả này đƣợc xác định nhƣ sau:

Bƣớc 1: Xác định quy mô mẫu theo công thức tính quy mô mẫu của Linus Yamane: ) * 1 ( N e2 N n Trong đó: n: quy mô mẫu

N: kích thƣớc của tổng thể, N = 856 (tổng số cán bộ công nhân viên năm 2013 là 856 cán bộ).

Chọn khoảng = 0,05

Ta có: n = 856/ ( 1 + 856 * 0.052) = 272.6 => quy mô mẫu: 273 mẫu. Bƣớc 2:Tiến hành chọn mẫu phân tầng theo tiêu thức phòng, khoa.

Bƣớc 3: Sau khi phân tầng, trong từng tổ ta dùng cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản để chọn các mẫu sẽ điều tra.

Bƣớc 4: Tiến hành điều tra mẫu theo danh sách đã chọn. - Thời gian điều tra: từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 2/2014.

- Phạm vi điều tra: tại 36 khoa chuyên môn, phòng ban thuộc Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên.

Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng nhằm điều tra, khảo sát một số ý kiến của cán bộ viên chức trong bệnh viện để đƣa ra những nhận định chính xác hơn.

2.2.2.2. Thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập số liệu thứ cấp từ các số liệu của các bộ phận của Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên; các báo cáo của bệnh viện trong 5 năm 2009 -2013;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thông tin đã đƣợc công bố trên các giáo trình, báo, tạp chí, công trình và đề tài khoa học trong nƣớc.

Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng trong luận văn tại một số phần nhƣ: tổng hợp kết quả của bệnh viện qua các năm, tổng hợp tình hình nhân sự,...

2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin

Từ các thông tin thứ cấp và sơ cấp đã thu thập đƣợc, tổng hợp các thông tin để lên các bảng biểu, sử dụng một số công cụ của Microsoft 2007 và một số chƣơng trình ứng dụng khác để tính toán phục vụ cho quá trình phân tích.

Ngoài ra luận văn còn sử dụng phƣơng pháp biểu đồ để phân tích đánh giá một cách khách quan, khoa học về các nội dung nghiên cứu.

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

Đề tài áp dụng kết hợp nhiều phƣơng pháp phân tích nhƣ: phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp chi tiết,… Trong đó, phƣơng pháp đƣợc sử dụng chủ yếu là phƣơng pháp so sánh và nghiên cứu mối quan hệ giữa các con số.

a. Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh tế, phƣơng pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phải đồng nhất cả về thời gian và không gian. Tùy theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh đƣợc chọn là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích đƣợc lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể sử dụng số tuyệt đối hoặc tƣơng đối hoặc số bình quân. Trong luận văn tác giả sử dụng phƣơng pháp:

So sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và số liệu của kỳ gốc. Phƣơng pháp này dùng để so sánh sự biến đối giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi đó, từ đó đƣa ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.

∆y = Yt - Yt-1 Trong đó: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Yt : Số liệu kỳ phân tích. + Yt-1: Số liệu kỳ gốc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

So sánh số tương đối:

- Tỷ trọng: Đƣợc đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phƣơng pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phƣơng pháp khác để quan sát và phân tích đƣợc tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đƣa ra cá biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.

Yk Rk (%) = x 100 Y Trong đó: + Yk : Số liệu thành phần. + Y : Số liệu tổng hợp. + Rk (%): Tỷ trọng của Yk so với Y.

- Tốc độ thay đổi: Đƣợc đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa mức thay đổi tuyệt đối giữa kỳ phân tích và kỳ gốc với kỳ gốc. Phƣơng pháp chỉ ra tốc độ thay đổi của chỉ tiêu kinh kế so kỳ gốc. Cùng với các chỉ tiêu khác, chỉ tiêu này phản ánh đƣợc khả năng thay đổi giữa các kỳ và so sánh giữa chúng và tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu khác nhằm phân tích, đánh giá, tìm nguyên nhân và đƣa ra các biện pháp giải quyết.

Yt - Yt-1 R∆y (%) = x 100 Yt-1 Trong đó: + Yt : Số liệu kỳ phân tích. + Yt-1: Số liệu kỳ gốc.

+ R∆y (%): Tốc độ thay đổi giữa kỳ phân tích và kỳ gốc.

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong luận văn qua các phần nhƣ tổng hợp chung tình hình nhân sự, tình hình thu nhập của cán bộ công nhân viên trong bệnh viện,….

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu: Chi tiết các chỉ tiêu theo các bộ phận cùng với sự biểu hiện về lƣợng của các bộ phận đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đánh giá chính xác kết quả đạt đƣợc. Mục đích cơ bản của phƣơng pháp này là thiết lập mối liên hệ nhân tố tổng thể từ đó áp dụng các phƣơng pháp phân tích phù hợp. Phƣơng pháp nay đƣợc áp dụng trong phân tích cơ cấu lao động, trình độ lao động trong tổng thể.

- Chi tiết theo thời gian: Chi tiết theo thời gian sẽ giúp ích cho việc đánh giá kết quả đƣợc sát, đúng và tìm đƣợc các giải pháp có hiệu quả cao cho công việc kinh doanh. Mục tiêu cơ bản của phƣơng pháp này là chỉ ra đƣợc quy luật vận động của hiện tƣợng theo thời gian và đƣợc áp dụng trong việc đánh giá tình hình biến động nhân sự qua các năm, tình hình hoạt động của bệnh viện qua các năm.

c. Phương pháp thống kê phân tích bằng phần mềm SPSS 15.0

Luận văn sử dụng phƣơng pháp thống kê phân tích bằng phần mềm xử lý số liệu SPSS 15.0 sử dụng thang điểm Likert: sử dụng kiểm định One-Sample T - test để kiểm định giá trị trung bình của tổng thể nghiên cứu có ý nghĩa về mặt thống kê hay không.

* Phân tích thống kê: sử dụng thang điểm 5, trong đó:

1 – Hoàn toàn không đồng ý 2 – Hơi không đồng ý 3 – Bình thƣờng 4 – Đồng ý 5 – hoàn toàn đồng ý

Với giá trị khoảng cách đƣợc xác định:

d = Giá trị max – giá trị min

= 5 - 1 = 0,8

N 5

Tức là:

Điểm trung bình từ 1,00 đến 1,8: Hoàn toàn không đồng ý Điểm trung bình từ 1,81 đến 2,6: Hơi không đồng ý

Điểm trung bình từ 2,61 đến 3,4: Bình thƣờng

Điểm trung bình từ 3,41 đến 4,2: Đồng ý/ hơi đồng ý Điểm trung bình từ 4,21 đến 5,0: Hoàn toàn đồng ý * Kiểm định One – Sample T-Test:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Các giá trị trung bình đƣợc kiểm định bằng cách kiểm định trung bình theo phƣơng pháp One - Sample T - Test để xem xét ý nghĩa về mặt thống kê.

Thu thập số liệu sơ cấp từ các nguồn tài liệu của Trung tâm và phỏng vấn thành viên kênh trực tiếp.

Giả thiết kiểm định: H0 : = giá trị kiểm định H1 : # giá trị kiểm định

Với α = 0.05 là mức ý nghĩa của kiểm định. Nếu Sig. (P-value) > 0.05: H0 đƣợc chấp nhận.

Nếu Sig. (P-value) < 0.05: H0 bị bác bỏ, chấp nhận giả thiết H1. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong việc Kiểm định ý kiến đánh giá công tác đào tạo và phát triển nhân sự của bệnh viện

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Doanh thu - Chi phí

- Cơ cấu lao động giai đoạn 2009-2013 - Cơ cấu lao động theo trình độ

- Cơ cấu lao động theo giới tính - Cơ cấu lao động theo độ tuổi

- Thù lao cho lao động giai đoạn 2009-2013

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƢƠNG THÁI NGUYÊN 3.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh của bệnh viện

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Tên: Bệnh Viện đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên.

Địa chỉ: 479 Lƣơng Ngọc Quyến, Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Điện Thoại: 0280.3855.198 Fax: 0280.3851.348

Website: www.bvdktuthainguyen.gov.vn

Tháng 7/1951, Bệnh viện đƣợc thành lập tại Minh Lý, Minh Lập - Đồng Hỷ - Thái Nguyên, với tên gọi: Bệnh viện Liên khu Việt Bắc trực thuộc khu Y tế Liên khu Việt Bắc. Những năm đầu mới thành lập, nhất là trong các năm tháng chiến tranh, Bệnh viện phải di chuyển nhiều nơi, cơ sở vật chất nghèo nàn, trang thiết bị y tế thiếu, đội ngũ cán bộ, y bác sĩ còn ít... nhƣng đơn vị luôn hoàn thành tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân cho đồng bào các dân tộc khu vực miền núi phía Bắc.

Ngày 01/7/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 268-SL, thành lập khu tự trị Việt Bắc, cùng trong thời gian đó Bệnh viện đƣợc đổi tên thành: Bệnh viện Khu tự trị Việt Bắc, trực thuộc Ủy ban hành chính khu tự trị Việt Bắc.

Ngày 29/4/1997, Bộ Y tế có Quyết định số 744/QĐ-BYT đổi tên Bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên thành Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên trực thuộc Bộ Y tế.

Qua hơn 60 năm xây dựng và trƣởng thành, Bệnh viện đã phát triển lực lƣợng thầy thuốc giỏi, nâng cấp cơ sở vật chất, tăng cƣờng thiết bị y tế ngày càng hiện đại, xứng tầm bệnh viện hàng đầu trong khu vực Việt Bắc. Trong số 856 cán bộ công nhân viên của bệnh viện đã có 5 Phó giáo sƣ - Tiến sĩ, 8 Tiến sĩ, 16 bác sĩ chuyên khoa II, 61 thạc sĩ công tác ở 36 khoa, phòng, trung tâm…Bệnh viện đã sử dụng nhiều thiết bị hiện đại nhƣ: máy xét nghiệm sinh hóa tự động; hệ thống máy phân tích tế bào máu; máy chụp mạch, chụp buồng tim; máy siêu âm màu 4D; máy chụp huỳnh quang đáy mắt; máy tim, phổi nhân tạo; máy chụp cộng hƣởng từ (MRI)... Bệnh viện đã thực hiện tốt nhiều dịch vụ y tế chuyên sâu nhƣ: nút mạch máu điều trị các khối u, phẫu thuật thay khớp háng, khớp gối bán phần và toàn phần, phẫu thuật vi phẫu nối các chi thể bị đứt rời, đặt Stent động mạch vành tim; thay máu điều trị vàng da nhân sơ sinh; phẫu thuật tim kín, phẫu thuật tim hở; phẫu thuật khối u nội sọ… Trung bình mỗi ngày bệnh viện có từ 900 đến 1.200 bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú, khoảng hơn 1.000 bệnh nhân điều trị nội trú hàng ngày. Quy mô giƣờng bệnh của Bệnh viện cũng tăng từ 600 giƣờng (năm 2007) lên tới 800 giƣờng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vào năm 2013. Bệnh viện đã cử các cán bộ có trình độ chuyên môn cao về tăng cƣờng chuyển giao kỹ thuật cho 16 bệnh viện huyện, tỉnh thuộc các tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng...

3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện * Chức năng: * Chức năng:

Chức năng của Bệnh Viện:

- Khám, chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho bệnh nhân các tỉnh, thành phố khu vực miền núi phía Bắc ở tuyến cao nhất.

-Tham gia đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học, làm công tác chỉ đạo tuyến theo nhiệm vụ đƣợc phân công.

- Nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật hiện đại để phục vụ sức khỏe nhân dân.

Bệnh Viện có nhiệm vụ sau đây:

- Khám, cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân các tỉnh khu vực đƣợc phân công, các đối tƣợng đi công tác, học tập, lao động ở nƣớc ngoài và kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài. - Tham gia khám giám định y khoa theo yêu cầu của các Hội đồng Giám định Y khoa trên cơ sở phân cấp của Bộ Y tế.

- Tham gia giám định y pháp và giám định Tâm thần theo trƣng cầu của các cơ quan thực thi pháp luật

- Phục hồi chức năng sau điều trị và phục hồi chức năng cộng đồng.

- Phối hợp với các cơ sở y tế trên địa bàn để phát hiện và dập tắt dịch. Tham gia phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Là cơ sở thực hành chính của Trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Nguyên và của một số Trƣờng Đại học, Cao đẳng, Trung học Y, Dƣợc. Tham gia đào tạo cán bộ y tế ở bậc Sau đại học, Đại học, Trung học.

- Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học phục vụ khám chữa bệnh, phòng bệnh, phục hồi chức năng, đào tạo, góp phần phát triển kinh tế xã hội trong khu vực

- Tổ chức các Hội nghị khoa học cấp Bệnh viện, các chƣơng trình hợp tác nghiên cứu khoa học, phối hợp trong nƣớc và với nƣớc ngoài theo sự phân công.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Chủ động khai thác, thiết lập mối quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm và trao đổi chuyên gia về khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ với cơ sở khám chữa bệnh; xây dựng các dự án đầu tƣ liên doanh, liên kết với các nƣớc va các tổ chức quốc tế về dịch vụ y tế theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Quản trị nhân sự tại Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên (Trang 42 - 131)