Hoạch định và phân tích công việc thực tế tại bệnh viện

Một phần của tài liệu Quản trị nhân sự tại Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên (Trang 61 - 63)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Hoạch định và phân tích công việc thực tế tại bệnh viện

- Hoạch định công việc

Tuyển dụng lao động tại Bệnh viện đƣợc xây dựng căn cứ vào chiến lƣợc phát triển dài hạn, kế hoạch của bộ Y tế, có thể đƣợc tổ chức theo từng đợt tập trung đối với nhiều ngành nghề hoặc tuyển dụng đột xuất đối với những chuyên ngành đặc biệt hoặc yêu cầu đặc biệt về trình độ, kinh nghiệm.

Đối tƣợng tuyển dụng của bệnh viện đƣợc xác định tùy theo mục đích, tính chất và nhu cầu nhân sự của từng đợt tuyển dụng, có thể đối tƣợng là những sinh viên mới tốt nghiệp có chuyên môn đào tạo phù hợp với ngành nghề cần tuyển dụng, hoặc những kỹ sƣ, chuyên viên đã có ít nhiều kinh nghiệm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hiện nay Bệnh viện đã xây dựng đƣợc hệ thống bản phân công công việc/nhiệm vụ cho Trƣởng, Phó phòng, ban, khoa, các tổ trong các phòng, ban, khoa. Bản phân công công việc/nhiệm vụ đã đƣợc hầu hết các phòng, ban, khoa trong bệnh viện xây dựng, trong đó nêu ra những nhiệm vụ, trách nhiệm mà ngƣời lao động phải thực hiện.

Các Trƣởng phòng, ban, khoa thƣờng là những ngƣời có kiến thức sâu sắc về chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong lĩnh vực của phòng, ban mình. Họ là ngƣời giám sát, quản lý trực tiếp, phân công công việc, nhiệm vụ cho từng ngƣời lao động trong phòng, ban, khoa mình, yêu cầu ngƣời lao động thực hiện công việc nhƣ thế nào và phải đạt kết quả ra sao; Hàng ngày, Trƣởng phòng, ban, khoa có thể làm việc cùng ngƣời lao động nên họ dễ dàng quan sát quá trình làm việc và tiếp xúc trực tiếp với ngƣời lao động hơn. Vì vậy Trƣởng phòng, ban, khoa là ngƣời hiểu rõ nhất về các công việc của phòng, ban, khoa mình. Đó là ƣu điểm của việc các Trƣởng phòng, ban, khoa là ngƣời thực hiện phân tích công việc vì khi đó các thông tin trong văn bản phân tích công việc đảm bảo chính xác, đầy đủ và sát thực hơn. Hơn nữa nhƣ thế còn tiết kiệm thời gian, do trong cùng một khoảng thời gian các phòng, ban khác nhau có thể cùng tiến hành viết văn bản phân tích công việc cho phòng, ban mình. Tuy nhiên, các Trƣởng phòng, ban là những ngƣời có chuyên môn không thuộc lĩnh vực nhân sự, họ không có hoặc rất hạn chế về kiến thức, kỹ năng phân tích công việc, nhƣ: lựa chọn phƣơng pháp thu thập thông tin, thiết kế biểu mẫu thu thập thông tin hay kỹ năng viết văn bản phân tích công việc... Bệnh viện cũng không có sự đào tạo, phòng Tổ chức cán bộ không có hƣớng dẫn cho các Trƣởng phòng, ban về phân tích công việc. Các Trƣởng phòng, ban không tiến hành lựa chọn phƣơng pháp thu thập thông tin, và cũng không có phƣơng pháp thu thập thông tin rõ ràng. Quá trình thu thập thông tin và xử lý thông tin hầu nhƣ không có. Các Trƣởng phòng, ban viết bản phân công công việc/nhiệm vụ chủ yếu dựa vào sự hiểu biết của mình về các công việc, chứ không có sự thu thập thông tin từ ngƣời lao động, nếu có cũng chỉ là những cuộc nói chuyện, thảo luận ngắn mang tính không chính thức với ngƣời lao động.

- Bản phân công công việc/nhiệm vụ đƣợc viết cho các Trƣởng, Phó phòng, ban và các tổ mà không phân tích cho từng ngƣời lao động là hợp lý, việc này giúp cho bệnh viện tiết kiệm thời gian và chi phí. Vì tại bệnh viện, trong một khoa có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhiều ngƣời lao động có cùng chức danh công việc, nên có thể coi phân tích công việc tại bệnh viện đã đƣợc tiến hành cho từng chức danh công việc.

Nói chung, cách thức phân tích công việc mà bệnh viện đã thực hiện là tƣơng đối hợp lý, tuy nhiên còn chƣa đƣợc thực hiện chuyên sâu, chƣa có cán bộ chuyên trách đảm nhận và chƣa đƣợc tiến hành một cách khoa học, có những hoạt động chỉ mang tính hình thức và chƣa chính quy. Trong 273 mẫu hỏi khảo sát về công tác hoạch định và phân tích công việc tác giả đƣa ra, 100% cán bộ đƣợc hỏi cho rằng mình nắm rõ đƣợc trách nhiệm và công việc của mình, 81% cho rằng không đƣợc cấp trên trao đổi, khảo sát trƣớc khi phân công nhiệm vụ, 73% cho rằng hệ thống chỉ tiêu đánh giá công việc chƣa rõ ràng, còn mang tính hình thức, các cán bộ thƣờng luân phiên nhận điểm A,B,C hàng tháng.

Một phần của tài liệu Quản trị nhân sự tại Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)