ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực công tác đấu thầu xây lắp các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc ban quản lý dự án công trình thành phố móng cái (Trang 77 - 108)

3.1.1 Điều hòa vốn cho công trình trong thời gian tới

Nhiều dự án trên địa bàn thành phố Móng Cái rơi vào tình trạng không thực hiện theo đúng tiến độ đề ra là rất dễ hiểu bởi thực tế hiện nay, chủ trương của Chính phủ vẫn tiếp tục thắt chặt đầu tư công để giảm phát sinh nợ mới. Trong khi đó, tình hình thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Móng Cái cũng đang gặp nhiều khó khăn nên đã ảnh hưởng đến cân đối ngân sách cho lĩnh vực này.

Thành phố Móng Cái đang từng bước nâng cấp đô thị và thành phố Móng Cái đang hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020. Theo đó, sẽ xây dựng Móng Cái trở thành thành phố thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp hiện đại, tiêu chí của đô thị loại II. Khi đó, Móng Cái cũng sẽ là một trong những động lực kinh tế quan trọng của tỉnh với tốc độ tăng trưởng khoảng 12%, thu nhập bình quân đầu người đạt 60-65 triệu đồng.

Tiến độ thực hiện chậm, khó khăn về nguồn vốn đang là những vấn đề chung trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản khi mà khối lượng giải ngân nguồn vốn của thành phố Móng Cái chưa đạt 50% trong những tháng qua. Trước những khó khăn chung, thành phố Móng Cái đang phải căn cơ, tránh tình trạng đội vốn, phát sinh nợ mới.

Một công trình trọng điểm là dự án xây dựng biểu tượng Du lịch ngã ba Trà Cổ - Bình Ngọc. Dự án được phê duyệt tại quyết định 147/QDD-UBND ngày 18/1/2012 của UBND tỉnh với tổng mức đầu tư 14,79 tỷ đồng. Dự án có quy mô đầu tư cụm công trình chính là cụm biểu tượng điêu khắc bằng đá nguyên khối bao quanh một trụ đỡ bằng bê tông cốt thép với các chi tiết kiến trúc nghệ thuật. Đến thời điểm này, công trình đã hoàn thành khoảng 95% khối lượng công việc. Tuy nhiên, công tác giải ngân vốn từ khi khởi công đến nay đạt khoảng 7 tỷ đồng và vẫn

còn thiếu nhiều so với khối lượng công việc đã hoàn thành. Trong khi đó, nhà thầu thi công cũng đang yêu cầu thành phố Móng Cái tiếp tục bố trí phần vốn còn lại để đơn vị hoàn thiện công trình. Như vậy trong thời gian tới việc điều hoà vốn là rất cần thiết và cấp bách, cũng là một thách thức lớn cho phía chủ đầu tư là UBND thành phố Móng Cái.

Theo báo cáo UBND thành phố Móng Cái, tổng kế hoạch vốn đầu tư được phân khai đầu năm của địa phương là 216,57 tỷ đồng, phân bổ cho 78 công trình và hạng mục đầu tư. Giá trị khối lượng thực hiện 6 tháng đạt 60,688 tỷ đồng, bằng 47% so cùng kỳ, trong đó, vốn trung ương đạt 20,3 tỷ đồng (bằng 60% cùng kỳ); vốn ngân sách tỉnh đạt 2 tỷ đồng; vốn Ngân sách thành phố 38,38 tỷ đồng (bằng 41% so cùng kỳ). Tỷ lệ giải ngân vốn đến 30/6/2012 đạt 59,48 tỷ đồng, bằng 27% kế hoạch.

3.1.2 Đẩy nhanh tiến độ các dự án cấp thiết

Để thiết thực chào mừng kỷ niệm 50 năm thành lập tỉnh, ngay từ cuối năm 2012, thành phố Móng Cái đã chọn khá nhiều công trình, hạng mục công trình mang tầm kinh tế, chính trị lớn đưa vào danh mục “công trình trọng điểm hướng tới kỷ niệm 50 năm thành lập tỉnh”. Thế nhưng, vì nhiều nguyên nhân mà ngay cả những dự án này hiện cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn trong đó có việc bố trí nguồn vốn cho công trình.tổng mức đầu tư được duyệt gần 3,215 tỷ đồng với quy mô chiều cao 9,33m, thân rộng 1,4m; chiều rộng mái 3,72m và có hai mặt, trục chính của bia đá đặt song song.

Công trình Biểu tượng di tích lịch sử nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên tại Móng Cái được xem là một trong những công trình trọng điểm của thành phố Móng Cái năm 2013 và là dự án mang tính văn hoá, chính trị, xã hội đặc biệt.

Tuy nhiên, sau gần một năm thi công, công trình mới hoàn thành phần móng và thân đài bằng bê tông cốt thép; phần xây tam cấp và đổ đất nền tôn cao. Phần việc chưa hoàn thành là kiến trúc bao gồm việc ốp đá, trạm khắc hoa văn và phần sân vườn. Nguyên nhân chậm tiến độ thi công dự án được nhà thầu thi công cho

rằng, do việc bố trí vốn thiếu và không kịp thời đối với tiến độ và khối lượng phần việc đã được thực hiện.

Tương tự, một công trình cấp bách khác và nằm trong Dự án đường dẫn cầu Bắc Luân II đó là dự án khu tái định cư với tổng số 80 hộ dân dự kiến phải bố trí tái định cư. Hiện Dự án đường dẫn cầu Bắc Luân II đã cơ bản hoàn thành công tác GPMB và như vậy đồng nghĩa với nhu cầu tái định cư cho các hộ dân liên quan là rất cần thiết. Tuy nhiên, trên thực tế dự án vẫn chưa thể thực hiện bởi thành phố chưa bố trí được nguồn kinh phí để GPMB và đầu tư hạ tầng cơ sở.

Như vậy tiến độ thực hiện công trình trên địa bàn thành phố diễn ra không như dự kiến, trong thời gian tới việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trên địa bàn Móng Cái là rất cần thiết.

3.1.3 Hạn chế phát sinh làm tăng giá trị gói thầu

Trong điều kiện khó khăn chung và hầu hết các dự án đầu tư trong lĩnh vực xây dựng cơ bản trên địa bàn đều bị đội vốn đầu tư do phát sinh nhiều vấn đề như tăng quy mô, khối lượng, đối tượng đền bù, giải phóng mặt bằng. Ban QLDA đã tính đến giải pháp nhằm hạn chế tối đa những phát sinh về nguồn vốn để đảm bảo đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch trong đầu tư xây dựng cơ bản.

Theo đó, đối với việc phê duyệt dự án mới, Ban QLDA chỉ thực hiện đối với dự án thực sự quan trọng, cần thiết, đảm bảo các điều kiện theo quy định và đảm bảo khả năng cân đối vốn. Bên cạnh đó, tổ chức rà soát đình hoãn, giãn tiến độ, cắt giảm quy mô các hạng mục chưa thực sự cần thiết của dự án đã phê duyệt chưa triển khai và các dự án đang triển khai dở dang để đẩy nhanh tiến độ các dự án, hạng mục cấp thiết, sớm đưa vào sử dụng công trình phát huy hiệu quả. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm chống phát sinh tăng các khoản nợ đọng trong xây dựng cơ bản trong đó sẽ yêu cầu các dự án đã được quyết định đầu tư phải thực hiện theo mức vốn kế hoạch đã giao. Không lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu chưa được bố trí vốn, không sử dụng vốn ngân sách địa phương vay để bố trí cho các dự án khởi công mới khi chưa xác định hoặc thẩm định được nguồn vốn để hoàn trả.

Như vậy, để hoàn thành các mục tiêu về xây dựng cơ bản, Ban QLDA đang tiếp tục phải hạn chế phát sinh nợ mới đồng thời cân nhắc một cách kỹ lưỡng trước khi thực hiện các quy trình đầu tư xây dựng khác.

3.1.4 Tiếp tục thực hiện có hiệu quả đầu tư xây dựng nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, với mục đích tạo ra sự thay đổi căn bản trong đời sống vật chất, tinh thần của người dân khu vực nông thôn. Trong đó, 19 tiêu chí đánh giá được coi là những “thước đo” để các địa phương có hướng đi rõ ràng hơn khi phát huy sức mạnh các lợi thế của mình. Xác định được tầm quan trọng đó, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt, mạnh mẽ từ tỉnh và Trung ương, phong trào xây dựng nông thông mới trên địa bàn thành phố Móng Cái đã được triển khai nhanh chóng đến 9 xã thuần nông nghiệp.

Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, nhân dân của 57 thôn

trong 9 xã thực hiện chương trình NTM đã đồng loạt tham gia thực hiện chương trình cứng hoá đường giao thông, gồm đường trục thôn, đường ngõ xóm, đường trục chính ra khu vực sản xuất nông nghiệp. Trong năm 2011, với tổng số vốn đầu tư gần 39 tỷ đồng, thành phố đã cùng với nhân dân tập trung triển khai xây dựng 3 công trình đường giao thông liên thôn ở các xã Hải Tiến, Vĩnh Trung, Vĩnh Thực, với tổng chiều dài là 11,7km. Đến năm 2012, thành phố tiếp tục hỗ trợ vật liệu xây dựng cho các xã thực hiện chương trình cứng hoá đường trục thôn, xóm, với 117 tuyến đường nội thôn, tổng chiều dài là 26km. Trong đó, tổng vốn đầu tư là 29,5 tỷ đồng nhưng vốn ngân sách nhà nước chỉ có 10,1 tỷ đồng, còn lại 19,4 tỷ đồng là do nhân dân tham gia đóng góp kinh phí, công lao động.

Bước sang những tháng đầu năm 2013, thành phố Móng Cái lại hoàn thành tiếp hơn 30 tuyến đường, với tổng chiều dài 3.200m. Đồng thời hỗ trợ 700 tấn xi măng cho các xã Hải Tiến, Hải Xuân, Bắc Sơn để triển khai làm đường nội thôn, kiên cố hoá kênh mương. Tổng nguồn vốn huy động dự kiến thực hiện cho cả năm là 65,954 tỷ đồng, trong đó vốn đóng góp của nhân dân chiếm khoảng 60%.

Nhìn bề ngoài thì Móng Cái là thành phố cửa khẩu vùng biên sầm uất, vì vậy nhiều người nghĩ rằng xây dựng nông thôn mới ở Móng Cái chắc cũng đơn giản

hơn các địa phương khác rất nhiều. Tuy nhiên, dù là thành phố cửa khẩu nhưng Móng Cái hiện có tới 9 xã biên giới, hải đảo, mà cả 9 xã này đều thuộc diện xã khó khăn không chỉ của thành phố mà còn là của tỉnh. Vì vậy, xây dựng nông thôn mới được thành phố Móng Cái xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.

Để có cơ sở thực hiện, thành phố Móng Cái đã tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng nông thôn trên địa bàn, thành lập ban điều hành và tổ công tác chuyên trách thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới. Đồng thời chỉ đạo các xã thành lập ban xây dựng nông thôn mới, tiến hành đánh giá thực trạng nông thôn và lập đề án chi tiết xây dựng nông thôn mới cấp xã. Qua đó có sự phối hợp giữa cơ quan chuyên môn của thành phố và UBND các xã cùng với đơn vị tư vấn tiến hành xây dựng và triển khai thực hiện theo quy hoạch chung. Đến nay 100% các xã, phường đã hoàn thành đề án chi tiết xây dựng nông thôn mới cấp xã và trình lên UBND thành phố thẩm định. Với điều kiện cơ sở hạ tầng của các xã hiện nay đang rất khó khăn, thành phố đã tiến hành công tác kiểm tra, khảo sát kỹ và lên phương án đầu tư hợp lý. Hiện nay tổng số công trình trên địa bàn thành phố đã lập nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư xây dựng là 30 công trình với tổng kinh phí dự toán là 452,769 tỷ đồng, trong đó có 13 công trình được duyệt chuẩn bị đầu tư, 8 công trình đã duyệt dự án, 5 công trình thực hiện giai đoạn đầu tư. Được sự hỗ trợ của tỉnh với gần 30 tỷ đồng từ nguồn vốn xây dựng nông thôn mới, thành phố đã tập trung cho triển khai đầu tư xây dựng các công trình cấp bách, cần thiết phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân khu vực nông thôn. Trong đó, kinh phí xây dựng mới các công trình nhà văn hoá, hồ chứa nước Cái Vĩnh, hỗ trợ chuẩn bị đầu tư và đầu tư phát triển sản xuất các dự án; xây mới các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là 16,26 tỷ đồng, còn 10,89 tỷ đồng tập trung cho thực hiện các công trình chuyển tiếp gồm xây dựng trường học; hỗ trợ hạ tầng giao thông, sản xuất trên địa bàn các xã vùng khó (Hải Sơn, Bắc Sơn, Hải Yên) và phường Hải Hoà,

các công trình giao thông địa bàn xã Quảng Nghĩa còn 2,7 tỷ đồng tập trung cho thực hiện công tác quy hoạch.

Ban QLDA xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, vì vậy trong thời gian tới sẽ tập trung thực hiện tuyên truyền vận động nhân dân sự tham gia vào phong trào, ưu tiên hướng dẫn các xã đẩy mạnh sản xuất để nâng cao mức sống của người dân, tiếp tục hoàn thiện kế hoạch xây dựng các hạng mục trong chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2013, làm tiền đề phát triển trong những năm tiếp theo.

3.2 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TẠI BAN THẦU TẠI BAN

Như chúng ta đã biết đứng trên góc độ chủ đầu tư: đấu thầu là một phương thức cạnh tranh trong xây dựng nhằm lựa chọn người nhận thầu đáp ứng được yêu cầu kinh tế kĩ thuật đặt ra cho việc xây dựng công trình.

Đứng trên góc độ của nhà thầu: Đấu thầu là một hình thức kinh doanh mà thông qua đó nhà thầu nhận được cơ hội nhận thầu khảo sát thiết kế, mua sắm máy móc thiết bị và xây lắp công trình.

Đứng trên góc độ quản lý nhà nước: Đấu thầu là một phương thức quản lí thực hiện dự án đầu tư mà thông qua đó lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu .

Từ những góc độ trên có thể thấy thực chất của đấu thầu thể hiện ở các khía cạnh sau:

Thứ nhất, đấu thầu là việc tổ chức hoạt động cạnh tranh trên hai phương diện:

Cạnh tranh giữa bên mời thầu (chủ đầu tư) và nhà thầu (các đơn vị xây lắp). Cạnh tranh giữa các nhà thầu. Các quan hệ cạnh tranh này xuất phát từ quan hệ mua bán

(cung - cầu) bởi vì đấu thầu thực chất là một hoạt động mua bán và ở đây người mua là chủ đầu tư và người bán là các nhà thầu.

Tuy nhiên, hoạt động mua bán này khác với hoạt động mua bán thông thường ở chỗ tính chất hàng hoá của sản phẩm xây dựng thể hiện không rõ do việc

tiêu thụ diễn ra trước khi có sản phẩm và thực hiện theo dự toán (chứ không phải

giá thực tế). Theo lý thuyết thì trong một vụ mua bán bao giờ người mua cũng cố

gắng để mua được hàng hoá với mức giá thấp nhất ở chất lượng nhất định, còn người bán lại cố gắng bán được mặt hàng đó ở mức giá cao nhất có thể. Do đó, nảy sinh sự cạnh tranh giữa người mua (chủ đầu tư) và người bán (các nhà thầu). Mặt khác, do hoạt động mua bán này lại diễn ra chỉ với một người mua và nhiều người bán nên giữa những người bán (các nhà thầu) phải cạnh tranh với nhau để bán được

những sản phẩm của mình. Kết quả là thông qua việc tổ chức hoạt động cạnh tranh sẽ hình thành giá thầu.

Thứ hai, đấu thầu còn là việc ứng dụng phương pháp xét hiệu quả kinh tế trong việc lựa chọn đơn vị thi công xây dựng (các nhà thầu). Phương pháp này đòi hỏi việc so sánh, đánh giá giữa các nhà thầu phải diễn ra theo một quy trình và căn cứ vào một hệ thống các tiêu chuẩn nhất định. Kết quả cuối cùng sẽ tìm ra được một nhà thầu đáp ứng tốt các yêu cầu về công trình của chủ đầu tư.

3.2.1 Thuận lợi trong công tác tổ chức đấu thầu

Sau hơn 10 năm thực hiện, đến nay Luật Đấu thầu đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà thầu tham gia các gói thầu, dự án thuộc nhiều lĩnh vực, cấp độ và địa phương khác nhau. Đặc biệt, việc thực hiện luật đã góp phần cho chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm để từ đó bảo đảm chất lượng cũng như tiến độ công trình bên cạnh tác dụng tiết kiệm, tiết giảm chi phí đối với các công đoạn, nhất là trong hoạt động mua sắm công. Năm 2007 cả nước, giá trị tiết kiệm được thông qua đấu thầu đạt hơn 6.000 tỷ đồng, năm 2011 giá trị này tăng lên 26.000 tỷ đồng. Tính chung, những năm qua, Nhà nước cũng như các chủ đầu tư đã tiết kiệm được tổng cộng hơn 84.000 tỷ đồng, với sự triển khai tại hơn 342.000 gói

Một phần của tài liệu đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực công tác đấu thầu xây lắp các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc ban quản lý dự án công trình thành phố móng cái (Trang 77 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)