Thời gian qua, việc quản lý công tác đấu thầu bộc lộ nhiều kẽ hở, doanh nghiệp dễ dàng áp dụng các phương thức này vì chỉ có doanh nghiệp tham gia đấu thầu và các đơn vị tổ chức thầu mới biết cụ thể nội dung các hồ sơ thầu. Bởi vậy, nếu đơn vị tổ chức thầu không kiểm tra chặt hồ sơ, việc thông thầu, “quân xanh, quân đỏ” cũng khó phát hiện.
Trong khi các doanh nghiệp đưa đủ các lý do như cho doanh nghiệp khác mượn hồ sơ để biết cách làm, cùng lấy sửa chữa cho phù hợp với năng lực của doanh nghiệp, thời gian nghiên cứu và hoàn chỉnh hồ sơ dự thầu. Như vậy, ngay ở khâu chuẩn bị hồ sơ đã có không ít doanh nghiệp không đủ khả năng thực hiện nhưng vẫn tham gia đấu thầu, bất chấp hiệu quả đến đâu, hậu quả mà họ gây ra thế nào.
Hơn nữa, yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp khi tham gia đấu thầu là “bảo mật” hồ sơ thầu. Tuy nhiên, với việc sử dụng “quân xanh, quân đỏ” và thông thầu cho thấy doanh nghiệp không quan tâm đến những yêu cầu này.
Bên cạnh hai tình trạng trên, quá trình thực hiện đấu thầu hiện nay còn xuất hiện tình trạng đã xác định được đối tượng trúng thầu và các tiêu chí nêu ra nhằm mục đích phù hợp với đơn vị đó. Chủ đầu tư lấy một nhà thầu làm mẫu hình chuẩn để ra bài thi nên chỉ có nhà thầu đó mới có được lời giải tương ứng. Các chuyên gia cho biết, không ít chủ đầu tư vì lợi ích riêng đã tìm đủ cách bóp méo các quy định về đấu thầu. Một số chủ đầu tư thậm chí còn đề ra những yêu sách riêng để hạn chế các nhà thầu “không quen biết” tham gia. Với phương thức này, lợi ích của chủ đầu
tư, chủ thầu đều được bảo đảm, song hiệu quả và mức độ tác động của công trình, dự án, chương trình lại là câu hỏi phải chờ khi hoàn thành mới rõ.
Tình trạng thông thầu, “quân xanh, quân đỏ” trong quá trình đấu thầu các công trình xây dựng nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung đã được dư luận đề cập từ lâu, nhưng không dễ phát hiện. Việc áp dụng đấu thầu điện tử đang được cho là giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn tiêu cực.
Kết luận chương 2
Chương 2 đã trình bày đầy đủ và rõ ràng về thực trạng công tác đấu thầu xây
lắp tại Ban quản lý dự án công trình thành phố Móng Cái; Mô hình hoạt động của Ban, tổ chức hoạt động của các phòng trong Ban. Khái quát tình hình đầu tư xây dựng công trình trong giai đoạn từ năm 2007 tới năm 2012 đưa ra được nhận xét cụ thể. Việc thực hiện công tác tổ chức quản lý dự án tại Ban được tiến hành qua 3 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư, giai đoạn kết thúc đầu tư đã đạt được những kết quả nhất định, bên cạnh đó còn những hạn chế cần khắc phục. Tổng quan thực trạng tổ chức đấu thầu tại Ban trên cơ sở khảo sát thực tế công tác tổ chức đấu thầu của 03 gói thầu tại ban, qua đó có nhận xét về mặt đạt được như: Tiết kiệm về chi phí; Đảm bảo về chất lượng và điến độ thực hiện dự án; Năng lực của các cán bộ tham gia công tác đầu thầu được nâng cao; Trình tự thực hiện tổ chức đấu thầu nghiêm túc. Nhưng bên cạnh đó còn có hạn chế như: Khó
khăn trong việc thực hiện văn bản pháp luật về đấu thầu; Công tác đào tạo cán bộ cho hoạt động đấu thầu chưa được quan tâm đúng mức; Công tác tổ chức sau đấu thầu còn bị buông lỏng; Mô hình xét thầu còn hạn chế; Quản lý thực hiện trong đấu thầu bộc lộ nhiều kẽ hở.
Có thể nói về cơ bản công tác tổ chức đấu thầu tại Ban đã đáp ứng đúng quy trình đấu thầu theo luật góp phần quản lý có hiệu quả nguồn vốn ngân sách của Nhà nước. Tuy nhiên, trong công cuộc đấu thầu có nhiều yếu tố ảnh hưởng như pháp luật của Nhà nước, năng lực của chủ đầu tư, năng lực của nhà thầu xây lắp, năng lực của đơn vị tư vấn thiết kế, năng lực của tư vấn lập hồ sơ mời thầu.
Những vấn đề thực tiễn sẽ là cơ sở, căn cứ cho sự hình thành và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực công tác tổ chức đấu thầu tại Ban sẽ được trình bày ở chương 3. Do đó, cần thiết phải đề xuất giải pháp nâng cao năng lực công tác đấu thầu xây lắp tại Ban trong thời gian tới nhằm đảm bảo chất lượng cho công trình trong tương lai.
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CÔNG TÁC ĐẤU THẦU XÂY LẮP THUỘC BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÔNG
TRÌNH THÀNH PHỐ MÓNG CÁI