NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU

Một phần của tài liệu đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực công tác đấu thầu xây lắp các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc ban quản lý dự án công trình thành phố móng cái (Trang 82 - 83)

THẦU TẠI BAN

Như chúng ta đã biết đứng trên góc độ chủ đầu tư: đấu thầu là một phương thức cạnh tranh trong xây dựng nhằm lựa chọn người nhận thầu đáp ứng được yêu cầu kinh tế kĩ thuật đặt ra cho việc xây dựng công trình.

Đứng trên góc độ của nhà thầu: Đấu thầu là một hình thức kinh doanh mà thông qua đó nhà thầu nhận được cơ hội nhận thầu khảo sát thiết kế, mua sắm máy móc thiết bị và xây lắp công trình.

Đứng trên góc độ quản lý nhà nước: Đấu thầu là một phương thức quản lí thực hiện dự án đầu tư mà thông qua đó lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu .

Từ những góc độ trên có thể thấy thực chất của đấu thầu thể hiện ở các khía cạnh sau:

Thứ nhất, đấu thầu là việc tổ chức hoạt động cạnh tranh trên hai phương diện:

Cạnh tranh giữa bên mời thầu (chủ đầu tư) và nhà thầu (các đơn vị xây lắp). Cạnh tranh giữa các nhà thầu. Các quan hệ cạnh tranh này xuất phát từ quan hệ mua bán

(cung - cầu) bởi vì đấu thầu thực chất là một hoạt động mua bán và ở đây người mua là chủ đầu tư và người bán là các nhà thầu.

Tuy nhiên, hoạt động mua bán này khác với hoạt động mua bán thông thường ở chỗ tính chất hàng hoá của sản phẩm xây dựng thể hiện không rõ do việc

tiêu thụ diễn ra trước khi có sản phẩm và thực hiện theo dự toán (chứ không phải

giá thực tế). Theo lý thuyết thì trong một vụ mua bán bao giờ người mua cũng cố

gắng để mua được hàng hoá với mức giá thấp nhất ở chất lượng nhất định, còn người bán lại cố gắng bán được mặt hàng đó ở mức giá cao nhất có thể. Do đó, nảy sinh sự cạnh tranh giữa người mua (chủ đầu tư) và người bán (các nhà thầu). Mặt khác, do hoạt động mua bán này lại diễn ra chỉ với một người mua và nhiều người bán nên giữa những người bán (các nhà thầu) phải cạnh tranh với nhau để bán được

những sản phẩm của mình. Kết quả là thông qua việc tổ chức hoạt động cạnh tranh sẽ hình thành giá thầu.

Thứ hai, đấu thầu còn là việc ứng dụng phương pháp xét hiệu quả kinh tế trong việc lựa chọn đơn vị thi công xây dựng (các nhà thầu). Phương pháp này đòi hỏi việc so sánh, đánh giá giữa các nhà thầu phải diễn ra theo một quy trình và căn cứ vào một hệ thống các tiêu chuẩn nhất định. Kết quả cuối cùng sẽ tìm ra được một nhà thầu đáp ứng tốt các yêu cầu về công trình của chủ đầu tư.

Một phần của tài liệu đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực công tác đấu thầu xây lắp các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc ban quản lý dự án công trình thành phố móng cái (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)