Điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế thành phố Móng Cái

Một phần của tài liệu đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực công tác đấu thầu xây lắp các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc ban quản lý dự án công trình thành phố móng cái (Trang 33 - 37)

Điều kiện tự nhiên:

Ban quản lý dự án công trình thành phố Móng Cái có trụ sở tại đường Chu Văn An, thành phố Móng Cái. Là một Ban thuộc UBND thành phố Móng Cái, quản lý dự án nằm trên 17 đơn vị hành chính cấp xã (8 phường và 9 xã) có dân số trên 10 vạn người, bao gồm 5 dân tộc anh em cùng chung sống: Kinh, Dao, Tày, Hoa, Sán Dìu. Địa hình Móng Cái có các dạng địa hình đồi núi, trung du và ven biển. Địa hình bị chia cắt khá phức tạp, hình thành 3 vùng rõ rệt: vùng núi cao phía Bắc, vùng trung du ven biển và vùng hải đảo. Móng Cái có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của biển nên nóng ẩm và mưa nhiều.

Móng Cái là một thành phố biên giới nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh với toạ độ địa lý từ 21010’ đến 21039’ vĩ độ Bắc, từ 107043’ đến 1080

40’ kinh độ Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa, phía Đông và Đông Nam tiếp giáp với Biển Đông, phía Tây Bắc giáp huyện Hải Hà. Phía Bắc là đồi núi, địa hình thoải dần ra biển. Diện tích đất tự nhiên của Thành phố (phần trên đất liền và đảo) là 516,55km2. Có đường biên giới trên đất liền 72km tiếp giáp với nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa, có cửa khẩu quốc tế Móng Cái tiếp giáp với vùng duyên hải rộng lớn của miền nam Trung Quốc, có 50km bờ biển.

Địa hình trải dài dẫn tới việc quản lý các dự án đầu tư xây dựng là thách thức cho thành phố Móng Cái, cụ thể ở đây là Ban quản lý dự án công trình.

Hệ thống sông suối của thành phố Móng Cái gồm có hai sông chính là sông Ka Long và sông Tràng Vinh. Sông Ka Long bắt nguồn từ Trung Quốc ở độ cao

700m, sông dài 700km và chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam rồi đổ ra Biển Đông. Sông Tràng Vinh (hay còn gọi là sông Thín Cóong) có chiều dài trên 20 km, bắt nguồn từ các đỉnh núi cao 713; 546; 866 chảy qua hồ Tràng Vinh rồi đổ ra biển. Tài nguyên đất: Với diện tích tự nhiên là 51.654,76ha, được chia thành 10 nhóm đất chính là đất cát, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất có tầng sét, đất xám, đất nâu tím, đất vàng đỏ, đất tầng mỏng, đất nhân tác.

Tài nguyên nước: Đảm bảo chất lượng cung cấp nước sinh hoạt, trong đó nguồn nước mặt: lượng nước các con sông ở Móng Cái khá phong phú và phân phối tương đối đều theo không gian. Nguồn nước ngầm: tổng trữ lượng nước ngầm của Móng Cái cũng rất lớn, có khoảng 1500m3/ ngày và phân bố đều trong Thành phố.

Tài nguyên rừng: hiện có khoảng 18.431,71 ha đất lâm nghiệp, phong phú về chủng loại, chiếm 35,68% diện tích tự nhiên của Thành phố.

Khoáng sản: Trên địa bàn thành phố Móng Cái có các loại khoáng sản sau đây: Đá Granit (Lục Phủ), cao lanh (Kim Tinh, Vĩnh Thực), Titan (Trà Cổ, Bình Ngọc, Vĩnh Thực) và cát sỏi dùng cho xây dựng.

Tài nguyên biển: Với chiều dài bờ biển 50 km, có vùng biển rộng, diện tích bãi triều lớn, thuận lợi cho việc phát triển nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ, hải sản (hiện nay đã khoanh nuôi được 410 ha). Nằm trong quần thể du lịch sinh thái Hạ Long, Cát Bà, Trà Cổ, có bãi cát mịn, sóng được gió lớn mang từ biển vào một nét riêng biệt, độc đáo đã tạo nên tài nguyên biển ở Móng Cái hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển các điểm du lịch biển lý tưởng.

Dân sinh kinh tế:

Phường Hải Yên có diện tích tự nhiên rộng trên 4,4 km2, dân số trên 7.000 người sinh sống không tập chung. Cơ cấu kinh tế của phường được xác định là: Tiểu thủ công nghiệp - Thương mại - Dịch vụ.

Phường Ninh Dương có diện tích tự nhiên 12,3km2, dân số 6.500 người. Gồm có 5 dân tộc Kinh, Tày, Hoa, Mường, Sán Dìu. Trên phường còn có một họ đạo công giáo với 350 người do bà con giáo dân từ Trà Cổ chuyển đến.

Phường Bình Ngọc là một xã ven biển diện tích tự nhiên 1.109,3 ha dân số 3.206 người, gồm có 4 dân tộc Kinh, Hoa, Tày, Nùng. Cơ cấu kinh tế của xã được xác định: Ngư nghiệp - Nông nghiệp - Du lịch - Dịch vụ, tới đây cơ cấu kinh tế sẽ là Du lịch - Dịch vụ - Nông - Ngư nghiệp. Xã đang chuyển đổi một số diện tích sang chuyên trồng mầu rau xanh cho giá trị cao.

Phường Trà Cổ với diện tích 1390,62 ha, gồm có 4 dân tộc: Kinh, Hoa, Nùng, Tày. Dân số toàn phường 4392 người. Cơ cấu kinh tế phường được xác định: Du lịch - Dịch vụ - Ngư nghiệp - Nông lâm nghiệp. Trong đó nguồn thu từ các dịch vụ chiếm 70% tổng thu ngân sách trên địa bàn và chủ yếu tập trung vào 3 tháng hè.

Phường Ka Long với diện tích 152,8 ha, dân số 6.277 người, gồm có 9 dân tộc Kinh, Tày, Hoa, Mường, Nùng, Thái, Sán Chỉ, Dao, Sán Dìu. Cơ cấu kinh tế của phường được xác định: Tiểu thủ công nghiệp - Thương mại - Dịch vụ.

Phường Hoà Lạc có diện tích tự nhiên 71,7ha, dân số 5.009 người. Gồm có 6 dân tộc Kinh, Tày, Hoa, Sán Chỉ, Sán Dìu, Nùng. Cơ cấu kinh tế phường được xác định: Dịch vụ - Thương mại - Tiểu thủ công nghiệp.

Phường Trần Phú có tổng diện tích tự nhiên là 97,2 ha, dân số trung bình trên 5000 người, có 5 dân tộc gồm: Kinh, Tày, Dao, Sán Chỉ, Hoa. Cơ cấu kinh tế chính của phường luôn được xác định là dịch vụ. Có cửa khẩu quốc tế Bắc Luân và cửa khẩu tiểu ngạch KaLong, có 5 chợ và 1 trung tâm thương mại lớn, có trên 3.000 hộ kinh doanh Việt Nam và Trung Quốc hoạt động thường xuyên trên các lĩnh vực, thu hút trung bình khoảng 10.000 lượt người/ngày đến tham quan và trao đổi thương mại.

Phường Hải Hòa có diện tích tự nhiên 3.891,52 ha, dân số 8.452 người. Có 5 dân tộc gồm: Kinh, Mường, Tày, Sán Dìu, Hoa. Cơ cấu kinh tế của phường được xác định: Dịch vụ thương mại - Tiểu thủ công nghiệp - Nuôi trồng thuỷ hải sản - Nông nghiệp. Trong đó, ngành nghề chính là thương mại, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp.

Xã Hải Sơn với diện tích 8.286,86 ha, gồm có 3 dân tộc: Kinh, Sán Chỉ, Dao. Dân tộc Dao chiếm đa số. Dân số 1.314 người. Cơ cấu kinh tế xã được xác định:

sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hiện nay toàn xã đang thực hiện dự án cánh đồng 30 triệu/ha/năm và chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi.

Xã Vĩnh Trung với diện tích 2.781,45 ha, dân số toàn xã 1.382 người. Gồm có 4 dân tộc Kinh, Hoa, Sán Dìu, Tày. Cơ cấu kinh tế phường được xác định Nông- Lâm - Ngư nghiệp.

Xã Bắc Sơn với diện tích 4.977,31ha gồm có 4 dân tộc: Kinh, Tày, Sán Chỉ, Dao, dân tộc Dao chiếm đa số. Dân số toàn xã 1.308 người. Cơ cấu kinh tế xã được xác định: sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm vườn đồi, nuôi gia súc, gia cầm, nuôi cá nước ngọt.

Xã Hải Tiến với diện tích tự nhiên 3.428,12 ha, dân số toàn xã 5.170 người. Cơ cấu kinh tế xã được xác định: Sản xuất nông nghiệp - Nuôi trồng và đánh bắt hải sản. Hiện nay toàn xã đã thu hút được trên 300 lao động tham gia đánh bắt hải sản. Ngoài ra còn có trên 40 hộ kinh doanh buôn bán nhỏ bình quân mỗi năm đóng góp cho ngân sách Nhà nước trên dưới 60 triệu đồng.

Xã Vĩnh Thực với diện tích 21.120,1 ha, dân số toàn xã là: 2.468 người. Gồm có 3 dân tộc: Kinh, Hoa, Sán Dìu. Cơ cấu kinh tế phường được xác định là: Nông Lâm Ngư nghiệp và các dịch vụ nhỏ lẻ. Là một xã đảo do đó giao thông đi lại phục vụ cho phát triển kinh tế, giao lưu buôn bán hàng hoá giữa đảo và đất liền bằng đường thuỷ, phương tiện chủ yếu là tàu đò và xuồng cao tốc. Số lượng tàu thuyền làm dịch vụ đò khách và buôn bán trên biển thường xuyên tạo công ăn việc làm cho từ 50-70 người dân.

Xã Hải Xuân có diện tích tự nhiên 14,32 km2, dân số 1.652 hộ với 6.970 nhân khẩu, gồm có 4 dân tộc: Kinh, Hoa, Thái, Tày, Dao, có 90 hộ là người thiên chúa giáo. Cơ cấu kinh tế của xã được xác định: Nông nghiệp - Ngư nghiệp - Thương mại - Dịch vụ.

Xã Vạn Ninh có diện tích tự nhiên 6.013ha, dân số 5.925 người, 100% là dân tộc Kinh. Cơ cấu kinh tế của xã được xác định là Nông Lâm Ngư nghiệp.

Hải Đông có diện tích tự nhiên 4.396,1 ha, phía Bắc giáp xã Hải Sơn, dân số toàn xã 5.976 nhân khẩu, gồm có 6 dân tộc: Kinh, Hoa, Tày, Hán, Sán Dìu. Là một

xã có địa bàn tương đối rộng, mật độ dân số thưa, trình độ dân trí không đồng đều. Cơ cấu kinh tế của xã được xác định: Nông nghiệp- Ngư nghiệp - Dịch vụ buôn bán nhỏ lẻ.

Một phần của tài liệu đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực công tác đấu thầu xây lắp các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc ban quản lý dự án công trình thành phố móng cái (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)