Thực trạng công tác lấy ý kiến phản hồi từ ngƣời học đối với hoạt động

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên thông qua lấy ý kiến phản hồi từ người học tại trường cao đẳng sư phạm Lạng Sơn (Trang 58 - 125)

giảng dạy của giảng viên tại Trƣờng Cao Đẳng Sƣ phạm Lạng Sơn

2.2.1. Qui trình lấy ý kiến phản hồi từ người học đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên

2.2.1.1. Các bước của qui trình lấy ý kiến phản hồi từ người học đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên

Để đánh giá HĐGD của giảng viên thông qua LYKPH từ ngƣời học, việc đầu tiên là căn cứ vào nhiệm vụ của GV để xây dựng một bộ tiêu chí làm căn cứ để đánh giá (đó là các tiêu chí thể hiện 4 nhiệm vụ của GV). Muốn công tác LYKPH đƣợc đảm bảo khách quan, công bằng và chính xác, ngoài việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá thì việc LYKPH cần phải đƣợc tiến hành theo những thủ tục kỹ thuật nhất định. Thủ tục kỹ thuật phải chỉ ra những công việc cần làm và nội dung của chúng để cho việc lấy ý kiến phản hồi đảm bảo tính khoa học, khách quan và khả thi.

Trong quá trình xây dựng đƣợc bộ tiêu chí LYKPH và tiến hành LYKPH cần phải công khai hoá cho mọi thành viên trong nhà trƣờng biết. Mục đích LYKPH mà lãnh đạo nhà trƣờng xác định cụ thể thời điểm thích hợp để có thể thu thập đƣợc các nguồn thông tin một cách đầy đủ.

Quy trình tiến hành LYKPH từ ngƣời học đạt kết quả tốt đƣợc thực hiện các bƣớc cơ bản sau:

Bƣớc 1: Chuẩn bị cho LYKPH từ ngƣời học đối với HĐGD của GV. Bƣớc 2: Tiến hành thu thập dữ liệu từ ngƣời học đối vớiHĐGD của GV. Bƣớc 3: Xử lí và tập hợp dữ liệu LYKPH từ ngƣời học đối với HĐGD của GV.

2.2.1.2. Hướng dẫn thực hiện quy trình lấy ý kiến phản hồi từ người học đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên

Bƣớc 1- Chuẩn bị cho đánh giá

1.1) Xác định mục đích LYKPH

Để LYKPH, nhà trƣờng tập huấn cho SV xác định nhiệm vụ của mình theo mục tiêu cụ thể mà nhà trƣờng sẽ hƣớng tới. Kết quả LYKPH là một trong những

tiêu chí, là căn cứ ghi nhận thành tích, phân loại GV, qua đó làm căn cứ để tăng lƣơng trƣớc hạn, quyết định bổ nhiệm, chuyển đổi nhiệm vụ, giao nhiệm vụ cho GV, đồng thời đánh giá cũng là cung cấp dữ liệu, thông tin cho hoạt động quản lí.

1.2) Xác định các chủ thể LYKPH:

Hiệu trƣởng xác định các chủ thể tham gia LYKPH và thành lập tổ hay bộ phận LYKPH, gồm những ngƣời bảo đảm đƣợc yêu cầu của công tác này, sao cho đảm bảo tính khách quan và đáng tin cậy, có giá trị, phản ánh đúng về ý kiến phản hồi từ SV trong nhà trƣờng. Tổ hay bộ phận này làm đầu mối tham mƣu, hƣớng dẫn thực hiện công tác LYKPH. Nhiệm vụ này có thể đƣợc đặt ở phòng (ban) quản lý học HSSV hay bộ phận (tổ) ĐBCL.

1.3) Chuẩn bị phương tiện, công cụ, kỹ thuật

Trên cơ sở phân tích nhiệm vụ, tiêu chí LYKPH, tổ LYKPH chịu trách nhiệm xây dựng các loại phiếu thăm dò ý kiến SV. ( Phụ lục)

Bƣớc 2- Thu thập dữ liệu đánh giá

SV tham gia đánh giá GV đƣợc thể hiện bằng các hình thức sau: - Tham gia trả lời các phiếu thăm dò ý kiến giữa kỳ về môn học

- Tham gia trả lời phiếu thăm dò ý kiến SV về hiệu quả môn học bằng cách trả lời trực tiếp vào phiếu thăm dò phát trực tiếp tới tay SV của nhà trƣờng (cả phần câu hỏi đóng và cầu hỏi mở).

Bƣớc 3 -Xử lí và tập hợp dữ liệu đánh giá

3.1) Làm sạch dữ liệu

Việc làm sạch dữ liệu từ việc xử lí phiếu LYKPH từ SV về hiệu quả giảng dạy là một việc làm rất cần thiết. Nếu việc tổ chức lấy ý kiến bằng phiếu làm tốt ngay từ công đoạn chuẩn bị mẫu, cách tổ chức tiến hành lấy ý kiến thì việc làm sạch dữ liệu rất nhanh chóng. Trƣớc khi xử lí dữ liệu cần kiểm tra lại từng phiếu xem có phiếu nào trả lời thiếu câu hỏi nhƣ đã yêu cầu, xem các câu hỏi trả lời có hợp lí hay không hoặc giữa các câu hỏi có mâu thuẫn không, nếu phiếu nào không đảm bảo độ hợp lí thì phải loại bỏ. Việc này có thể thực hiện theo kỹ thuật truyền thống kết hợp với phần mềm thống kê.

3.2) Thống kê, thu thập bằng chứng theo từng loại một số chủ thể đánh giá

Việc xử lí kết quả của từng loại phiếu phụ thuộc vào từng cách thức lấy thông tin theo hình thức. Nhà trƣờng tiến hành lấy ý kiến SV về hiệu quả giảng dạy thông

qua phiếu hỏi theo hình thức đánh sẵn các phƣơng án trả lời, sau đó tiến hành xử lí thủ công. Thông thƣờng, các phiếu hỏi từ SV có số lƣợng rất lớn từ 50 đến 500 phiếu cho mỗi GV thì việc làm thủ công rất tốn nhiều thời gian và công sức.

2.2.2. Nghiên cứu những trường hợp điển hình

Các tiêu chuẩn, tiêu chí khảo sát đƣợc xây dựng trên cơ sở tình hình thực tiễn của Trƣờng và nội dung công văn số 2754/BGDĐT-NGCBQLGD về việc hƣớng dẫn LYKPH hồi từ ngƣời học về HĐGD của GV ngày 20 tháng 05 năm 2010 của Bộ GD&ĐT; trong đó nêu rõ các nộ dung cần khảo sát ý kiến SV bao gồm: 1/ Nội dung và PPGD của GV; 2/ Tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập và việc sử dụng phƣơng tiện dạy học của GV; 3/ Trách nhiệm, sự nhiệt tình của GV đối với ngƣời học và thời gian giảng dạy của GV; 4/ Khả năng của GV trong việc khuyến khích sáng tạo, tƣ duy độc lập của ngƣời học trong quá trình học tập; 5/ Sự công bằng của GV trong KTĐG quá trình và KTĐG kết quả học tập của ngƣời học; 6/ Năng lực của GV trong tổ chức, hƣớng dẫn và tƣ vấn hoạt động học cho ngƣời học; 7/ Tác phong sƣ phạm của GV; 8/ Các vấn đề khác (nếu cần thiết).

Phiếu thăm dò ý kiến phản hồi từ ngƣời học về HĐGD của GV gồm 2 phần: phần 1 gồm 34 câu hỏi trắc nghiệm và phần 2 là nội dung mở để SV đƣa ra những nhận xét và những đề xuất đối với GV. Phiếu điều có 6 tiêu chí với 34 chỉ báo và đƣợc đảm bảo độ tin cậy của công cụ; trong đó:

- Tiêu chí: GV của trƣờng đƣợc đánh giá theo 6 tiêu chí là: Kiến thức giảng dạy (51), PPGD(8), Phƣơng tiện tài liệu (4), KTĐG (4), Quan hệ giao tiếp (6) và Đánh giá chung (1).

Tiêu chí 1: Kiến thức giảng dạy của GV (Mục đích, yêu cầu của môn học có

đƣợc GV thông báo rõ ràng ; nội dung giảng dạy có đầy đủ so với đề cƣơng môn học; kiến thức cơ bản đƣợc GV trình bày chính xác; việc cập nhật và mở rộng kiến thức liên quan đến môn học của GV; bài giảng dễ hiểu và dễ theo dõi). Nội dung này gồm 5 câu (từ câu 1 đến câu 5).

Tiêu chí 2: PPGD của GV (PPGD có phát huy tínhtích cực tự học, tự nghiên

cứu của SV; GV chuẩn bị tốt bài giảng khi lên lớp; PPGD có kích thích hứng thú tìm tòi tri thức cho SV; PPGD có giúp SV nâng cao năng lực diễn đạt và tƣ duy phản biện cho SV; GV có khuyến khích SV đặt câu hỏi và giải đáp thỏa đáng các thắc

lên lớp và kế hoạch giảng dạy). Nội dung này gồm 8 câu (từ câu 6 đến câu 13).

Tiêu chí 3: Phương tiện, tài liệu (Các phƣơng tiện giảng dạy có đƣợc sửdụng

hiệu quả, việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy; GV hƣớng dẫn SV làm việc với nhiều nguồn giáo trình̀ , tài liệu; tài liệu do GV cung cấp rất bổ ích đối với SV). Nội dung này gồm 4 câu (từ câu 14 đến câu 17).

Tiêu chí 4: Hoạt động KTĐG (Cho SV làm bài kiểm tra học trình theo đúng

quy định, yêu cầu về KTĐG đƣợc phổ biến cụ thể; đề thi, kiểm tra phù hợp với trình độ SV; đề thi có tính chất khái quát, tổng hợp; GV sử dụng nhiều hình thức KTĐG; kết quả kiểm tra học trình đƣợc thông báo đến SV trong quá trình học; KTĐG đƣợc thực hiện công bằng, khách quan). Nội dung này gồm 4 câu (từ câu 18 đến câu 24)

Tiêu chí 5: Quan hệ giao tiếp giữa GV và SV (Quan hệ giữa GV và SV có

thân thiện, tôn trọng lẫn nhau, có sự hợp tác tốt; GV có khuyến khích, động viên các SV yếu vƣơn lên trong học tập; GV có quan tâm đến tình hình học tập của từng cá nhân SV; SV có nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ của GV ngoài giờ lên lớp). Nội dung này gồm 6 câu (từ câu 25 đến câu 29)

Tiêu chí 6: Nhận xét chung về sự hài lòng của SV đối với GV dạy môn học

này. Nội dung này gồm 1 câu là câu 30.

- Mức độ: Phiếu điều tra sử dụng thang đo Likert với 4 mức đánh giá: 1/ Hoàn toàn không đồng ý; 2/ Không đồng ý; 3/ Đồng ý; 4/ Hoàn toàn đồng ý. Mỗi câu hỏi trong bộ phiếu thăm dò ý kiến có 4 mức đánh giá tƣơng ứng với thang điểm 4, qui ƣớc thang đánh giá theo mẫu câu hỏi nhƣ sau:

Mức Điểm TB /câu

Tốt > 3.50

Khá 3.00 – 3.50

Trung bình 2.50 – 2.99

Yếu/chƣa đạt < 2.50

Mỗi khu vực đo lƣờng trên tƣơng ứng với từng nhóm câu hỏi trong bộ câu hỏi gồm 30 câu. Tùy theo số lƣợng câu hỏi trong mỗi nhóm , các thang đo của từng nhóm có giá trị đƣơc ̣ quy về giá trị trung bình̀ của nhóm (dựa trên quy ƣớc thang đánh giá của mỗi câu hỏi đã nêu trên).

Cronbach's Alpha của bộ công cụ rất cao (r = 0.954) và hệ số tƣơng quan của mỗi câu hỏi đối với toàn bộ các câu hỏi còn lại đạt giá trị lý tƣởng (cả 30 câu hỏi đạt giá trị từ 0.214 đến 0,659). Điều đó chứng tỏ các câu hỏi có tính đồng hƣớng cao, cùng đo đúng cái cần đo, tức là toàn bộ các câu hỏi đều có chất lƣợng tốt.

Kết quả tổng thể đƣợc phân tích từ điểm trung bình của các tiêu chí đƣợc đánh giá trong công cụ từ Kiến thức giảng dạy, PPGD, Phƣơng tiện tài liệu, KTĐG và tiêu chí Quan hệ giao tiếp. Kết quả thăm dò ý kiến SV về công tác giảng dạy của 104 GV điều tra cho thấy đa số GV đều đƣợc đánh giá cao cho các nội dung đƣợc khảo sát. Cụ thể là có 35 GV đƣợc SV đƣợc đánh giá đạt mức tốt chiếm 33.65%, có 59 GV đƣợc SV đánh giá đạt mức khá đạt 56.7%, có 10 giảng viên đƣợc sinh viên đánh giá ở mức trung bình chiếm 9,62% (xem biểu đồ 2.1).

Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ giảng viên ở các mức độ đánh giá

Tuy nhiên có sự khác nhau giữa các nhóm nội dung đƣợc đánh giá. Nhóm nội dung đƣợc đánh giá cao nhất là Kiến thức giảng dạy và KTĐG với mức điểm trung bình đạt đƣợc lần lƣợt là 3.48 và 3.46 (thang điểm 4). Nhóm nội dung đƣợc đánh giá thấp nhất là nội dung việc sử dụng và hiệu quả sử dụng phƣơng tiện, tài liệu trong giảng dạy với mức điểm trung bình là 3.21.

Nội dung KTGD PPGD PT-TL KTĐG QHGT

Điểm TB 3.4802 3.3734 3.2069 3.4654 3.3330

Tỷ lệ giảng viên ở các mức đánh giá cho các nhóm nội dung đƣợc mô tả trong biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ đánh giá GV ở các nhóm nội dung

Biểu đồ trên cho thấy số lƣợng GV đạt mức tốt nhiều nhất trong nhóm 1 về Kiến thức giảng dạy và nhóm 4 về công tác KTĐG. Nội dung có ít GV ở mức tốt nhất là nhóm 3 về việc sử dụng phƣơng tiện, tài liệu giảng dạy của GV.

Kết quả cho thấy có sự khác nhau về kết quả đánh giá cho từng nhóm nội dung, cần xem xét có sự đánh giá khác nhau giữa GV của các khoa với nhau hay không. Để đƣa ra kết luận cho giả thuyết này cần phân tích điểm trung bình giữa các khoa với nhau.

STT Khoa/Tổ ( Bộ môn) Điểm trung bình

1 Toán 3.29 2 Tin học 3.48 3 Vật lý 3.45 4 Hóa học 3.41 5 Sinh- MT 3.37 6 Ngữ văn 3.39 7 Tâm lý giáo dục 3.39 8 Tiểu học mầm non 3.31 9 GDCT 3.56 10 Phòng ban 3.53

Biểu đồ 2.3: Điểm trung bình của các khoa/tổ ( bộ môn)

Có thể nhận thấy rất rõ hai đơn vị đƣợc đánh giá cao nhất đó là Tổ Giáo dục chính trị và đơn vị Phòng ban với mức điểm trung bình đạt đƣợc lần lƣợt là 3.56 và 3.52. Hai đơn vị có điểm trung bình thấp nhất đó là Tổ Toán và khoa Tiểu học, mầm non với mức ĐTB đạt đƣợc lần lƣợt là 3.29 và 3.31. Kết quả phân tích cho sự khác nhau giữa các nhóm nội dung sẽ đƣợc phân tích ở phần sau.

Bên cạnh việc phát phiếu thăm dò trực tiếp đến SV, song song tiến hành phỏng vấn đối với CBQL, GV và SV trong công tác đánh giá HĐGD của GV thông qua LYKPH từ ngƣời học. Họ đã chỉ ra:

Sau khi nhà trường tiến hành LYKPH từ SV đánh giá HĐGD của GV, một số GV chưa nhận được phản hồi tích cực từ phía SV về PPGD, theo yêu cầu của nhà trường, đơn vị khoa đã cử các đồng chí cùng tổ bộ môn theo dõi và giúp đỡ các đồng chí đó, kết quả sau một thời gian ngắn các đồng chí đó đã có tiến bộ rõ rệt thông qua kiểm chứng của đồng nghiệp và phản hồi tích cực từ phía SV (PVS Trưởng khoa nữ, 40 tuổi).

Thông qua việc phỏng vấn sâu GV là lãnh đạo khoa va SV về PPGD của GV chúng tôi thấy rằng việc LYKPH từ ngƣời học đã cung cấp những "thông tin ngƣợc" để giảng viên kiểm tra lại PPGD của mình. Khi đƣợc phỏng vấn SV cũng đã không ngần ngại nêu ý kiến của mình:

Năm học 2011 - 2012, giảng viên Nguyễn Văn A lại được phân công giảng dạy lớp em, lúc đầu chúng em lo lắng vì lần trước đã nhận xét không tốt về thầy, nhưng thật bất ngờ thầy hòan toàn thay đổi, thầy rất nhiệt tình trong giảng dạy, nội dung khoa học, hiện đại, phương pháp đổi mới thầy không còn đọc ghi, thuyết trình suông nữa, mà thay vào đó là phương pháp thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề, đàm thoại, nghiên cứu trường hợp, kết hợp với dùng máy chiếu, chúng em rất hài lòng về phương pháp giảng dạy của thầy đang áp dụng (PVS sinh viên nữ 22 tuổi).

Khi phỏng vấn GV trực tiếp đứng lớp và đƣợc LYKPH từ SV về chính HĐGD của mình, GV đó đã cho biết:

Khi nhận kết quả và những nhận xét của các em về các giờ giảng của tôi, lúc đầu tôi cũng giận nhưng sau nghĩ lại là do mình nên tôi quyết tâm tạo hình ảnh mới về mình để học sinh thích thú khi tôi giảng dạy. Tôi luôn cố gắng tự điều chỉnh để có được PPGD tốt nhất cho sinh viên (PVS Giảng viên nam, 33 tuổi).

Thông qua ý kiến phản hồi của ngƣời học, GV có thể nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu trong PPGD của mình, qua đó phát huy những ƣu điểm, thế mạnh và khắc phục những hạn chế trong giảng dạy. LYKPH của SV thực chất là sinh viên tham gia đánh giá HĐGD của GV là điều kiện để họ thể hiện yêu cầu cao về nội dung và phƣơng pháp mới của ngƣời dạy. Vì vậy, việc LYKPH của ngƣời học về giảng dạy môn học sẽ giúp GV trong tiếp nhận thông tin từ đó thay đổi PPGD sao cho phù hợp hơn. Hay nói cách khác việc LYKPH của SV đã tác động đến việc đổi mới PPGD của GV.

Bên cạnh những phản hồi tích cực về hoạt động đánh giá HĐGD của GV thông qua LYKPH từ ngƣời học, hoạt động này cũng vấp phải không ít khó khăn đối

với một số đồng chí có tƣ tƣởng bảo thủ và không đồng tình với hoạt động này đẫn đến việc họ không tiếp nhận thông tin phản hồi từ SV và có sự điều chỉnh bản thân.

Em thấy rằng các GV năm thứ nhất đã từng dạy em giờ em được học năm thứ 3 đều có sự điều chỉnh trong giảng dạy, tuy vậy vẫn có một số GV không thay đổi hoặc ít thay đổi. Ví dụ, như giảng viên Hoàng Văn K, PPGD và cách giao tiếp với SV của thầy gần

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên thông qua lấy ý kiến phản hồi từ người học tại trường cao đẳng sư phạm Lạng Sơn (Trang 58 - 125)