Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên thông qua lấy ý kiến phản hồi từ người học tại trường cao đẳng sư phạm Lạng Sơn (Trang 88 - 125)

Sau khi tiến hành khảo sát mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp lấy ý kiến phản hồi từ ngƣời học nhằm đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên đối với các khách thể điều tra là CBQL,GV, SV trƣờng CĐSP Lạng Sơn, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

* Về tính cần thiết của các biện pháp

Với các biện pháp đã nêu chúng tôi tiến hành điều tra về tính cần thiết của các biện pháp lấy ý kiến phản hồi theo 3 mức: rất cần thiết, cần thiết và không cần thiết.

Kết quả thăm dò về tính cần thiết của 5 biện pháp đề xuất thể hiện ở bảng 3.1 dƣới đây.

Bảng 3.1. Kết quả kiểm chứng về mức độ cần thiết của các biện pháp lấy ý

kiến phản hồi từ sinh viên nhằm đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường CĐSP Lạng Sơn

Stt Giải pháp CBQL-GV (40) SV (60) CHUNG (100)

ĐTB TB ĐTB TB ĐTB TB

1

Nâng cao nhận thức của cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên trong công tác lấy ý kiến phản hồi từ ngƣời học

102 2.55 5 156 2.60 3 258 2.53 4

2 Hoàn thiện phiếu thăm dò ý

kiến của sinh viên 105 2.64 3 154 2.57 4 259 2.61 3

3

Sử dụng kết quả lấy ý kiến phản hồi từ ngƣời học để đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên đi đôi với thực hiện chính sách khuyến khích, động viên đội ngũ giảng viên

103 2.58 4 150 2.51 5 253 2.59 5

4

Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc lấy ý kiến phản hồi từ ngƣời học đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên

106 2.65 2 162 2.69 1 268 2.67 1

5

Khảo sát trực tuyến lấy ý kiến phản hồi từ ngƣời học về hoạt động giảng dạy của giảng viên

109 2.74 1 158 2.64 2 267 2.69 2

TBC 2.63 2.60 2.62

Nhận xét: Nhìn vào kết quả bảng 3.1, chúng ta thấy sự đánh giá của CBQL-GV,

SV với ĐTB của từng giải pháp đều từ 2.48 trở lên, lớn hơn 2.41, đều ở mức độ cao. Mặt khác, ĐTB chung của các giải pháp đƣợc CBQL-GV, SV đánh giá chênh lệch, trong đó CBQL-GV đánh giá mức độ Cần thiết của các biện pháp cao hơn SV. Điều đó chứng tỏ rằng hầu hết các giải pháp lấy ý kiến phản hồi từ ngƣời học nhằm đánh giá

SV đều nhận thức đƣợc sự cần thiết phải thực hiện các biện pháp lấy ý kiến phản hồi từ ngƣời học nhằm đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên.

2.35 2.4 2.45 2.5 2.55 2.6 2.65 2.7 2.75 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 CBQL- GV SV Chung

Biểu đồ 3.1: Mức độ cần thiết của các biện pháp lấy ý kiến phản hồi từ người học nhằm đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên

Các khách thể điều tra có sự đánh giá mức độ cần thiết với ĐTB là khác nhau nhƣng đều tập trung nhiều nhất ở việc cần thiết phải ứng dụng công nghệ thông tin trong lấy ý kiến phản hồi từ ngƣời học nhằm đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên . Đây là biện pháp cần thiết giúp ngƣời quản lý giảm thiểu sức lao động, tăng hiệu quả cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của quá trình lấy ý kiến phản hồi từ ngƣời học nhằm đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên

* Về tính khả thi của các biện pháp

Với 5 biện pháp đề xuất chúng tôi tiến hành điều tra về tính khả thi của các biện pháp theo 3 mức: rất khả thi, khả thi, không khả thi

Dƣới đây là kết quả thăm dò ý kiến của CBQL-GV, SV trong trƣờng về tính khả thi của các biện pháp lấy ý kiến phản hồi từ ngƣời học nhằm đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viênđƣợc đề xuất

Bảng 3.2: Kết quả kiểm chứng về mức độ khả thi của các biện pháp lấy ý kiến phản hồi từ người học nhằm đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên

tại trường CĐSP Lạng Sơn

Stt Giải pháp CBQL-GV (40) SV (60) CHUNG (100)

ĐTB TB ĐTB TB ĐTB TB

1

Nâng cao nhận thức của cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên trong công tác lấy ý kiến phản hồi từ ngƣời học

108 2.70 1 156 2.60 2 264 2.65 2

2

Hoàn thiện phiếu thăm dò ý kiến của sinh viên

102 2.56 5 153 2.56 5 255 2.56 5

3

Sử dụng kết quả lấy ý kiến phản hồi từ ngƣời học để đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên đi đôi với thực hiện chính sách khuyến khích, động viên đội ngũ giảng viên

105 2.64 4 153 2.57 4 258 2.59 4

4

Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc lấy ý kiến phản hồi từ ngƣời học đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên

107 2.69 2 160 2.67 1 267 2.68 1

5

Khảo sát trực tuyến lấy ý kiến phản hồi từ ngƣời học về hoạt động giảng dạy của giảng viên

106 2.66 3 154 2.58 3 260 2.62 3

Nhìn vào kết quả bảng 3.2, chúng tôi dễ dàng nhận thấy: Mức độ Khả thi của các biện pháp mà CBQL-GV và SV đánh giá với điểm TBC gần giống nhau. Mặt khác, điểm TBC của hầu hết các biện pháp cũng nhƣ ĐTB của từng biện pháp đều lớn hơn 2.41, cho nên mức độ Khả thi đƣợc xếp ở mức độ Cao. Tuy có sự khác nhau về ĐTB của từng biện pháp nhƣng thứ bậc của các biện pháp tƣơng đối giống nhau, điều đó chứng tỏ sự đánh giá khá tƣơng đồng về mức độ Khả thi của các biện pháp. Theo đánh giá chung của các khách thể khảo sát thì 02 biện pháp đƣợc xếp ở vị trí cao là: Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc lấy ý kiến phản hồi từ ngƣời học đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên, Nâng cao nhận thức của cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên trong công tác lấy ý kiến phản hồi từ ngƣời học. Điều này hoàn toàn hợp lý bỡi lẽ ứng công nghệ thông tin là hoạt động quan trọng trong công tác lấy ý kiến phản hồi từ ngƣời học đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên. Nhƣng chúng tôi có thể khẳng định rằng, nếu sử dụng các biện pháp lấy ý kiến phản hồi từ ngƣời học đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên hiệu quả thì việc góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo nhà trƣờng. Điều đó chứng tỏ rằng nếu với sự đồng sức, đồng lòng, tạo điều kiện thuận lợi từ phía trƣờng CĐSP, cũng nhƣ sự cố gắng nỗ lực của GV và SV thì các biện pháp đƣa ra có khả năng thực hiện đƣợc.

2.45 2.5 2.55 2.6 2.65 2.7 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 CBQL-GV SV Chung

Biểu đồ 3.2: Mức độ khả thi của các biện pháp lấy ý kiến phản hồi từ người học nhằm đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên

Nhƣ vậy, qua khảo sát cho thấy các biện pháp đƣa ra đều có tính cần thiết và tính khả thi rất cao, mặc dù không tránh khỏi những băn khoăn, e ngại ở một số biện

pháp. Chúng tôi hy vọng rằng, những biện pháp này sẽ đƣợc áp dụng trong năm học tới, góp phần tích cực vào công tác lấy ý kiến phản hồi từ ngƣời học đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên của nhà trƣờng ngày càng đƣợc tốt hơn.

* Về tính tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Bảng 3.3: Kết quả khảo sát tính tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

STT Nội dung biện pháp QLSV

Tính cần

thiết Tính khả thi Hiệu số

d d2

1

Nâng cao nhận thức của cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên trong công tác lấy ý kiến phản hồi từ ngƣời học

2.53 5 2.65 2 3 9

2 Hoàn thiện phiếu thăm dò ý kiến

của sinh viên 2.61 3 2.56 5 -2 4

3

Sử dụng kết quả lấy ý kiến phản hồi từ ngƣời học để đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên đi đôi với thực hiện chính sách khuyến khích, động viên đội ngũ giảng viên

2.59 4 2.59 4 0 0

4

Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc lấy ý kiến phản hồi từ ngƣời học đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên

2.67 1 2.68 1 0 0

5

Khảo sát trực tuyến lấy ý kiến phản hồi từ ngƣời học về hoạt động giảng dạy của giảng viên

2.69 2 2.62 3 -1 1

Công thức: 5 P = 1 - n (n2 – 1) Trong đó: + P là hệ số tƣơng quan

+ d là hiệu số thứ bậc giữa hai đại lƣợng đem ra so sánh + n là số các biện pháp đề xuất

Áp dụng công thức trên ta có kết quả:

5. 14

P = 1 - = 0.42

5. (25 – 1)

Với hệ số tƣơng quan thứ bậc Spearman P = 0,42 cho phép rút ra kết luận giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp lấy ý kiến phản hồi từ ngƣời học nhằm đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viênlà tƣơng quan thuận và chặt chẽ. Tức là có sự phù hợp cao giữa mức độ cần thiết và tính khả thi ở các biện pháp. Các biện pháp lấy ý kiến phản hồi từ ngƣời học cần đến mức độ nào thì mức độ khả thi cũng tƣơng ứng và các ý kiến đánh giá là hoàn toàn phù hợp.

Nhƣ vậy, qua khảo sát cho thấy các biện pháp đƣa ra đều có tính cần thiết và tính khả thi rất cao, mặc dù không tránh khỏi những băn khoăn, e ngại ở một số biện pháp. Chúng tôi hy vọng rằng, những biện pháp này sẽ đƣợc áp dụng trong năm học tới, góp phần tích cực vào công tác lấy ý kiến phản hồi từ ngƣời học của nhà trƣờng ngày càng đƣợc tốt hơn.

Tiểu kết chƣơng 3

Hoạt động đạo LYKPH từ ngƣời học về HĐGD của GV theo chủ trƣơng chung của Bộ GD&ĐT là đúng đắn và rất cần thiết trong việc đổi mới quản lý giáo dục, đổi mới phƣơng pháp dạy, phƣơng pháp học nhằm từng bƣớc nâng cao chất lƣợng giáo dục, đào tạo.

Trên cơ sở lý luận và thực trạng các biện pháp LYKPH từ ngƣời học tại trƣờng CĐSP Lạng Sơn. Đề tài đề xuất 5 biện pháp LYKPH từ ngƣời học.

Qua kết quả thăm dò ý kiến chuyên gia có thể khẳng định các biện pháp LYKPH từ ngƣời học tại trƣờng CĐSP Lạng Sơn trong luận văn đề xuất có tính cần thiết và tính khả thi ở mức độ cao. Những biện pháp trên khi đƣợc triển khai thực hiện sẽ có tác dụng thiết thực đối với việc đánh HĐGD của GV nâng cao chất lƣợng giáo dục CĐ,ĐH đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới.

Những biện pháp nghiên cứu trên mới chỉ là bƣớc khởi đầu, cần có sự quan tâm giúp đỡ của các cấp trong ngành giáo dục và sự phối hợp hƣởng ứng một cách tích cực, tự giác của đội ngũ CBQL, GV và HSSV trong trƣờng CĐSP Lạng Sơn, đồng thời bản thân tác giả phải tiếp tục nghiên cứu để đạt đƣợc kết quả thiết thực đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ kết quả phân tích trên có thể kết luận về đánh giá HĐGD của GV thông qua việc LYKPH từ ngƣời học tại trƣờng CĐSP Lạng Sơn nhƣ sau:

Nhìn chung GV đã có những đổi mới nhất định trong PPGD, phát huy, đổi mới và tăng cƣờng sử dụng những phƣơng pháp đƣợc SV đánh giá là có hiệu quả đối với môn học, không sử dụng hoặc hạn chế sử dụng những phƣơng pháp mà SV đánh giá không tốt.

Tăng mức độ áp dụng các phƣơng pháp phát huy tƣ duy độc lập, chủ động sáng tạo của SV, kết hợp đổi mới PPGD với việc tăng cƣờng sử dụng phƣơng tiện hỗ trợ giảng dạy để nâng cao hiệu quả giảng dạy tạo sự hấp dẫn, thu hút ngƣời học. Số lần LYKPH đã tác động đến mức độ áp dụng trong PPGD của GV, càng nhiều lần có ý kiến phản hồi thì PPGD càng thay đổi nhiều.

Sự đổi mới PPGD này hƣớng tới làm thỏa mãn nhu cầu của SV trong học tập và tự hoàn thiện bản thân của GV nhằm mục đích nâng cao chất lƣợng giảng dạy giúp SV nắm vững kiến thức, kỹ năng góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng.

GV và SV đều thấy đƣợc sự cần thiết và vai trò quan trọng của việc LYKPH đối với việc đổi mới PPGD của GV. Do vậy việc tiếp tục duy trì hoạt động này đồng thời thay đổi việc sử dụng kết quả LYKPH sẽ có tác dụng mạnh mẽ hơn nữa đến việc đổi PPGD của GV.

2. Khuyến nghị

Hoạt động sinh viên đánh giá giảng viên không còn là vấn đề quá mới mẻ đối với giáo dục đại học nƣớc ta, đã có nhiều trƣờng đại học và cao đẳng lớn áp dụng và đem lại những hiệu quả nhất định cho đào tạo. Tuy nhiên với trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Lạng Sơn đã rất quan tâm đến hoạt động này và triển khai thực hiện trong thời gian qua, tuy nhiên nhà trƣờng một trƣờng cao đẳng thuộc miền núi phía Bắc - thì đây là một hoạt động hoàn toàn mới mẻ, nên việc áp dụng vẫn còn một số hạn chế nhất định. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, thông qua phỏng vấn sâu giảng viên, sinh viên, trƣởng khoa và lãnh đạo nhà trƣờng chúng tôi xin đƣa ra một số khuyến nghị nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả việc lấy ý kiến phản hồi từ ngƣời học về hoạt động giảng dạy của giảng viên trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Lạng Sơn.

2.1. Đối với nhà trường

Nhà trƣờng cần tổ chức những buổi tuyên truyền, tập huấn cho GV, SV về nội dung của hoạt động LYKPH từ ngƣời học nói riêng và về công tác ĐBCL nói chung để GV và SV hiểu sâu và nhận thức đúng đắn về hoạt động này.

Việc LYKPH nên đƣợc tiến hành đúng thời điểm, ngay sau buổi học cuối cùng của học phần kết thúc không nên dồn việc LYKPH của tất cả các môn vào cuối học kì nhƣ hiện nay.

Thời gian để SV trả lời vào phiếu phản hồi cũng phải đảm bảo. Vì SV cần có đủ thời gian để đọc phiếu, suy nghĩ và điền phiếu nếu thời gian không đảm bảo SV sẽ điền bừa, kết quả sẽ không chính xác.

Nên phản hồi kịp thời ý kiến của SV cho GV biết để họ điều chỉnh ngay cho phù hợp qua đó thể hiện cho GV biết nhà trƣờng rất quan tâm, chú trọng đến hoạt động này.

Kết quả phản hồi cần đƣợc sử dụng hợp lý để tăng hiệu quả tác động, có thể dùng làm một trong những tiêu chí để tăng lƣơng sớm; là một trong những tiêu chí công nhận chiến sỹ thi đua; là điều kiện để tiếp tục hoặc đình chỉ HĐGD. Nếu thực hiện đƣợc điều này thì hiệu quả giảng dạy sẽ thay đổi, GV sẽ có động lực để đổi mới HĐGD.

Kết quả phản hồi cũng cần đƣợc công bố rộng rãi trong toàn trƣờng, trên website của nhà trƣờng cả GV và SV đều biết. Đồng thời thể hiện cho SV biết ý kiến của họ đƣợc nhà trƣờng quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu và tôn trọng có nhƣ vậy SV mới nghiêm túc trong cho ý kiến phản hồi từ đó chất lƣợng phản hồi sẽ tốt hơn.

2.2. Đối với khoa

Trƣởng khoa nên chủ động tìm hiểu kết quả phản hồi của SV về HĐGD của GV trong khoa sau mỗi đợt lấy ý kiến phản hồi để kịp thời tác động tới GV.

Có biện pháp phù hợp, kịp thời để tác động tới những GV có kết quả phản hồi không tốt, có chính sách nêu gƣơng, khen thƣởng kịp thời đối với những GV đƣợc SV đánh giá tốt.

Nên có kế hoạch, biện pháp cụ thể để theo dõi, điều chỉnh và cải tiến hoạt động của GV. Với những GV có ý kiến phản hồi không tốt sau nhiều lần trao đổi, nhắc nhở, dự giờ mà vẫn không cải tiến HĐGD, trƣởng khoa có thể kiến nghị với lãnh đạo nhà trƣờng tạm đình chỉ hoạt động giảng dạy để bồi dƣỡng thêm.

Thƣờng xuyên tuyên truyền, phổ biến về hoạt động LYKPH cho GV trong

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên thông qua lấy ý kiến phản hồi từ người học tại trường cao đẳng sư phạm Lạng Sơn (Trang 88 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)