Đội ngũ giảng viên đại học

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên thông qua lấy ý kiến phản hồi từ người học tại trường cao đẳng sư phạm Lạng Sơn (Trang 33 - 36)

Đội ngũ là khối đông ngƣời đƣợc tập hợp và tổ chức thành lực lƣợng. Đội ngũ GV là một tập thể ngƣời có cùng chức năng, cùng nghề nghiệp cấu thành trong một tổ chức và là nguồn nhân lực trong các cơ sở đào tạo ĐH. Đội ngũ GV là một tập thể ngƣời đƣợc gắn kết với nhau bằng hệ thống mục đích có cùng nhiệm vụ trực tiếp giảng dạy và giáo dục SV trong trƣờng ĐH và CĐ, cùng chịu sự ràng buộc của những qui tắc có tính hành chính của ngành và của nhà nƣớc. Ngạch công chức đối với nhà giáo ở các cơ sở giáo dục ĐH và sau ĐH gồm: GV, GV chính, GV cao cấp. Thực tế trong trƣờng ĐH hiện nay, lực lƣợng tham gia giảng dạy còn có những GV theo chế độ hợp đồng, cho nên để bao quát chúng tôi sử dụng tập hợp từ đội ngũ GV để chỉ toàn bộ những ngƣời tham gia giảng dạy gồm: viên chức giảng dạy (trong biên chế), GV hợp đồng làm việc, GV thỉnh giảng.

Đội ngũ GV là lực lƣợng chủ yếu, giá trị cơ bản cũng nhƣ vốn quí nhất của trƣờng ĐH và cao đẳng, với tri thức, tài nghệ và kinh nghiệm, sự hiểu biết sâu sắc về bản chất quá trình đào tạo trong nhà trƣờng, là nhân vật trung tâm trong nhà trƣờng quyết định chất lƣợng và hiệu quả GD&ĐT góp phần hình thành mô hình nhân cách nhà chuyên môn có trình độ cao theo mục tiêu đào tạo bằng giảng dạy, giáo dục và tổ chức cuộc sống cho SV. Vì vậy, đầu tƣ cho nguồn nhân lực - tập thể sƣ phạm mà nòng cốt là đội ngũ GV

trong nhà trƣờng ĐH là tạo điều kiện cốt yếu, cần thiết cho việc nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo trong nhà trƣờng.

1.3.3. Đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên

Đánh giá là một khâu rất quan trọng, có ảnh hƣởng lớn đối với hiệu quả của một chƣơng trình. Đánh giá càng kỹ và làm càng đúng thì kết quả sẽ càng tốt, càng cao. Đánh giá cần đƣợc làm trƣớc, trong và sau khi triển khai chƣơng trình, phải tiến hành thƣờng xuyên và có hệ thống.

Trong hơn chục năm trở lại đây, cùng với sự vƣơn lên mạnh mẽ về kinh tế, chất lƣợng và hiệu quả đào tạo trong các trƣờng ĐH và CĐ đã có những chuyển biến tích cực để hội nhập với nền GDĐH trong khu vực và thế giới. Đặc biệt trong những năm gần đây, giáo dục dục luôn là đề tài đƣợc quan tâm của công luận trên báo trí, trên nhiều diễn đàn, các kỳ họp quốc hội. Chất lƣợng giáo dục luôn đƣợc coi là vấn đề quan trọng. Các nhà quản lý giáo dục, đội ngũ GV và các nhà nghiên cứu giáo dục với vai trò, trách nhiệm của mình đã có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao chất lƣợng GDĐH. Nhƣng nhìn chung thì chất lƣợng và hiệu quả của GDĐH còn thấp chƣa đáp ứng đƣợc đòi hỏi của xã hội. Chất lƣợng của GDĐH thấp dẫn đến “sản phẩm đầu ra” của GDĐH còn yếu, điều này xảy ra cũng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể kể đến một số nguyên nhân chính đó là, nội dung và chƣơng trình đào tạo ĐH đã quá cũ và lạc hậu không theo kịp sự phát triển của xã hội; Cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy học còn thiếu chƣa xứng tầm với sự phát triển; PPGD chƣa có nhiều đổi mới, chƣa phát huy hết tiềm năng, năng lực thực sự của ngƣời học. Chính vì vậy, cần phải đẩy mạnh việc đổi mới nền GDĐH, bắt đầu từ đổi mới nội dung, chƣơng trình đào tạo đến đổi mới PPGD, đổi mới phƣơng pháp KTĐG.

Trong thời gian qua, nhiều trƣờng ĐH và CĐ đã công bố thực hiện đổi mới về nội dung và chƣơng trình đào tạo tuy nhiên việc thực hiện chƣa đƣợc nhƣ tuyên bố đã đề ra, nội dung chƣơng trình đào tạo vẫn còn nặng về lý thuyết, chƣa phát huy đƣợc tính tích cực của ngƣời học, họ chƣa thực sự tham gia tích cực vào quá trình nhận thức của bản thân về môn học. Bên cạnh đó chúng ta chƣa có sự quan tâm đúng mức đến việc phát triển đội ngũ GV, chúng ta thiếu chiến lƣợc khuyến khích giảng viên nâng cao trình chuyên môn, nghiệp vụ, hợp tác cùng đồng nghiệp trong và ngoài nƣớc để chia sẻ những vấn đề cần quan tâm trong giảng dạy và nghiên cứu.

Vì thế, để nâng cao chất lƣợng giáo dục thì phải quan tâm đến việc phát triển đội ngũ GV thông qua việc đánh giá HĐGD của GV.

Đánh giá HĐGD của GV là một sự rà soát, thẩm định trình độ chuyên môn,

khả năng sư phạm và ảnh hưởng của GV với SV, với nhà trường và cộng đồng.

Khi đánh giá HĐGD, ngƣời ta thƣờng hỏi ý kiến SV, nói cách khác là LYKPH của SV về việc giảng dạy của GV. Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu để giám sát và điều chỉnh HĐGD nhằm cải tiến nâng cao chất lƣợng.

Đánh giá HĐGD của GV là một khâu quan trọng trong GDĐT. Nó tạo động cơ, sự theo dõi và điều chỉnh quá trình, cho biết kết quả đào tạo và sự kiểm nghiệm của thực tế. Nghiên cứu GDĐH cho rằng, đánh giá HĐGD của GV là chất xúc tác để tạo ra sự thay đổi của chính bản thân ngƣời học và ngƣời dạy với đầy đủ ý nghĩa của nó.

Việc đánh giá GV đƣợc thực hiện thông qua nhiều nguồn đánh giá khác nhau (nguồn cung cấp thông tin đánh giá), thông thƣờng ngƣời ta sử dụng các nguồn đánh giá nhƣ: SV đánh giá, đồng nghiệp đánh giá, Ban chủ nhiệm khoa đánh giá và GV tự đánh giá.

Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh kết quả SV đánh giá hiệu quả môn học khá khách quan; các thông tin thu đƣợc từ SV không chỉ giúp GV tự điều chỉnh PPGD mà còn giúp nhà trƣờng xem xét lại nội dung và chƣơng trình đào tạo.

SV thƣờng cung cấp các bằng chứng về chất lƣợng HĐGD của GV. So với các nguồn đánh giá khác, nguồn SV đánh giá GV chiếm ƣu thế hơn. SV là những ngƣời trực tiếp thụ hƣởng kiến thức từ HĐGD của GV, SV là ngƣời tiếp xúc và quan sát GV trong một khoảng thời gian dài, vì vậy SV sẽ đánh giá chính xác nhất các ảnh hƣởng của HĐGD của GV đối với họ. Thông qua kết quả đánh giá, có thể giúp cho GV biết việc giảng dạy của mình có hiệu quả hay không, biết đƣợc các khiếm khuyết trong HĐGD của mình để từ đó củng cố, hoàn thiện kiến thức, ĐBCL cho quá trình dạy học.

Việc SV đánh giá HĐGD của GV đƣợc thực hiện thông qua hoạt động LYKPH của ngƣời học về HĐGD của GV. Đây là một kênh thông tin phản hồi về chất lƣợng HĐGD của ngƣời học đối với GV. Việc lấy LYKPH của ngƣời học về

bản chất thể hiện mức độ hài lòng của SV về giờ giảng của GV, là cơ hội để SV góp ý kiến đối với GV. Tất nhiên mục đích cuối cùng của hoạt động này là nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo.

Nhƣ vậy, dù cụm từ đƣợc sử dụng là “SV đánh giá GV”, “SV đánh giá hiệu quả giảng dạy” hay “lấy ý kiến SV về HĐGD”… đều có cùng một ý nghĩa là LYKPH từ ngƣời học về HĐGD. Hoạt động LYKPH của người học về HĐGD là hoạt động mà các đơn vị đào tạo sử dụng nhằm thu thập ý kiến của ngƣời học về HĐGD của GV. Việc thu thập này có thể đƣợc tiến hành dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ: phỏng vấn trực tiếp, khảo sát qua mạng, khảo sát bằng phiếu thăm dò... Trong đó, hình thức phát phiếu thăm dò (sử dụng bảng hỏi) đƣợc sử dụng phổ biến. Bảng hỏi có thể đƣợc phát cho mỗi SV hay nhóm SV theo phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hay mẫu có chọn lọc.

Qua bài viết đăng trên Kỷ yếu Hội thảo “Đảm bảo chất lƣợng Giáo dục đại học” ĐHQGHN 2006 tác giả Phạm Xuân Thanh cho rằng: khi đánh giá môn học, ngƣời ta thƣờng hỏi ý kiến SV, nói cách khác là LYKPH của SV về việc giảng dạy của GV. Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu để giám sát và điều chỉnh HĐGD dạy nhằm cải tiến nâng cao chất lƣợng giảng dạy. Cũng theo TS. Phạm Xuân Thanh (2004) một số tiêu chí đánh giá môn học có thể đƣợc sử dụng nhƣ sau:

- Mục đích, yêu cầu môn học rõ ràng đối với SV; - Môn học đƣợc giảng dạy tốt;

- Nội dung môn học bổ ích đối với SV;

- Tƣ liệu học tập cho môn học đƣợc cung cấp đầy đủ; - Khối lƣợng chƣơng trình học tập phù hợp với SV; - SV đƣợc động viên, khuyến khích học tốt;

- SV nhận đƣợc những thông tin bổ ích về sự tiến bộ của mình trong quá trình học tập;

- GV quan tâm đến nhu cầu nâng cao kiến thức và kĩ năng của SV; - Quá trình kiểm tra đánh giá công bằng và khách quan.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên thông qua lấy ý kiến phản hồi từ người học tại trường cao đẳng sư phạm Lạng Sơn (Trang 33 - 36)